Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 15 tháng 2 năm 2021

Tổng bí thư làm trái điều lệ đảng

Việt Nam còn hy vọng nhà nước pháp quyền?

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

15/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1WGTQg71mw4ZquinfBM_IRoM-qN9Kyb4j/view?usp=sharing

Trong bài viết có tựa đề “Thượng tôn pháp luật” hay “Chính trị là thống soái”, tác giả là Luật sư (LS) Ngô Ngọc Trai kết luận: “Việt Nam đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như Trung Quốc coi chính trị là thống soái”.

Quan điểm của LS Ngô Ngọc Trai được tác giả Nguyễn Hoàng Trường phản biện lại như sau:

Không rõ “mô hình hệ thống” mà LS. Ngô Ngọc Trai đề cập ở trên là hệ thống gì: chính trị hay pháp luật, quản trị hay thể chế?

Nguyễn Thị Sen - Dám phạt nguội ông Tổng không?

15/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1m_k3dhsN-SjPzcSuFYcbmlauzHFI931m/view?usp=sharing

Đã là luật thì phải làm cho nghiêm. Công cuộc đốt lò của ông Trọng đã không có vùng cấm đấy thôi.

Tấm hình ba mẹ con cô lao công cặm cụi trên đường phố ngày mùng một tết  làm cho bao nhiêu người cảm động. Hai em bé hồn nhiên mặc áo dài đỏ đón tết đi cùng với mẹ trên đường vắng lặng, rộng thênh thang có được hàng chục nghìn lượt yêu thích chỉ sau vài giờ xuất hiện trên mạng xã hội, và cả trên báo mạng nhà nước.

Lời yêu thương dành cho ba mẹ con rất nhiều, nhưng cũng không hiếm người chỉ trích một cô bé chừng 5 tuổi không đeo khẩu trang, vi phạm quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi cộng cộng. Không biết những người này họ không có lòng bao dung, họ cứng nhắc tuân theo quy định, hay họ sử dụng tiêu chuẩn kép?

Bị phạt vì không đeo khẩu trang

Nguyễn Hoài Vân – Khái niệm Quốc Gia

14/2/1991

https://drive.google.com/file/d/1j2i7zPNYaP_6yBP-Rtl69t6QYRx8fF25/view?usp=sharing

SỰ LẪN LỘN GIỮA QUỐC GIA VÀ DÂN TỘC:

Khi tuyên bố: “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”, Lý Thường Kiệt đã nói lên một quan niệm cổ xưa về quốc gia: Nam Quốc là “nơi cư ngụ” của Nam Đế, hay nói cách khác, quốc gia là tổng hợp những gì thuộc quyền sở hữu của một triều Vua. Đó là tư tưởng trọng quyền Vua, và là tư tưởng chính yếu của đa số các nhà cầm quyền ở Đông Á cho đến gần đây.

Bên cạnh đó, cũng ở Đông Á thời xưa, đã có tư tưởng trọng quyền dân, cho nước là của dân, với những tôn chỉ như: “ý dân là ý Trời”, hay “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.

Mặt khác chữ  “dân” trong “quyền dân” cũng không hẳn là “dân tộc”. Sự lẫn lộn giữa “người dân” và “dân tộc”, lồng vào khuôn khổ “quốc gia”, có thể đưa đến nhiều tai hại. Đó là lý do khiến chúng ta cần định nghĩa rõ ràng khái niệm quốc gia.

Trần Anh Tuấn - Nét văn minh Đại Việt thế kỷ XV nhân mùa Xuân thế kỷ XXI

30 Tết Tân Sửu
11.2.2021

https://drive.google.com/file/d/1JZkEmVxst39a65Y8ukog4u0yK3UJDIa4/view?usp=sharing

Trong thời khắc giao thừa của mùa Xuân Tân Sửu 2021, tôi chia sẻ cùng quý vị độc giả một đề tài tươi vui. Đó là nét văn minh Đại Việt trong thế kỷ XV với dòng gốm sứ Chu Đậu ở Hải Dương thời Hậu Lê (1428-1527).

Thông thường, việc trang hoàng nhà cửa phòng ốc bằng cổ vật là dấu hiệu của các nhà quyền quý Việt Nam suốt từ Bắc chí Nam. Thí dụ như phòng ốc của Kinh Lược Sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà gần Hà Nội dưới đây.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 15 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1sSXnhnZeyqDH9zHrwHqW__WKzJGKQM4-/view?usp=sharing

Nghiên cứu: CDC Hoa Kỳ đã thổi phồng số ca tử vong do COVID-19 lên đến 1.600%

vanews.org

15/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1uWhacmh9JhrMQH-Bp4tSzH4XerpNqu1L/view?usp=sharing

Một nghiên cứu được đánh giá ngang hàng cho rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã vi phạm luật liên bang bằng cách thổi phồng số ca tử vong do virus Corona Vũ Hán (COVID-19) gây ra.

Theo tổ chức Sáng kiến Y tế Công cộng thuộc Viện Kiến thức Thuần túy và Ứng dụng, nơi công bố nghiên cứu, các con số đã bị thổi phồng lên ít nhất 1.600%.

Theo National File, nghiên cứu khẳng định rằng CDC cố tình vi phạm nhiều luật liên bang, bao gồm Đạo luật Chất lượng Thông tin, Đạo luật Giảm bớt Thủ tục Giấy tờ và Đạo luật Thủ tục Hành chính.

Toàn văn báo cáo bài nghiên cứu

Science, Public Health Policy, and The Law

Volume 2:4-22

October 12, 2020

An Institute for Pure and Applied Knowledge (IPAK) Public Health Policy Initiative (PHPI)

COVID-19 Data Collection, Comorbidity & Federal Law: A Historical Retrospective

https://drive.google.com/file/d/1ApzgJIVUmnuCoDjzZ6umMt0DrzXByWeT/view?usp=sharing

Kim Nguyễn  - Công Lý đã đứng về phía TT Trump

14/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1BR0-eX8YsSRVgHpVjYcbUMxDbNYfjiHX/view?usp=sharing

Trưa Thứ Ba, ngày 9/2/2021, Thượng Viện đã tổ chức cuộc luận tội truất phế Tổng Thống mãn nhiệm Donald Trump. Phiên tòa này đã bị Chánh Án Tối Cao Pháp Viện John Roberts từ chối chủ tọa. Sau đó TNS Patrick Leahy thuộc đảng Dân Chủ của tiểu bang Vermont đã được đề cử làm chủ tọa. TT Trump bị buộc tội xúi giục dân chúng tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6/1/2021. Có 9 Dân Biểu Dân Chủ được chỉ định làm công tố viên và đại diện TT Trump có 3 luật sư biện hộ. Tuy rằng lực lượng 2 bên quá chênh lệch nhưng nhiều bình luận gia, cũng như giáo sư luật lỗi lạc Alan Dershowitz đã tiên đoán rằng cuộc luận tội này sẽ chẳng đi tới đâu, chỉ là một trò hề chính trị vì tự bản chất cuộc luận tội đã vi phạm hiến pháp.

James Madison - Luận cương liên bang Hoa Kỳ

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời giới thiệu

Tháng Giêng năm 2021

https://drive.google.com/file/d/1Uz7C6BLDNS5YDDFoSaoPCEfWk5hWdo9c/view?usp=sharing

Có nghĩa là, một khi nhánh lập pháp, trong khi thể hiện ý chí của nhân dân, đã đưa ra phán quyết có cân nhắc và thảo luận đầy đủ bằng cách thông qua một đạo luật, thì nhánh hành pháp phải kiên quyết thực hiện đạo luật đó mà không thiên vị, đồng thời, chống lại bất kỳ yêu cầu mang tính tư lợi để coi trường hợp của một người nào đó là ngoại lệ. Còn trong trường hợp bị ngoại bang tấn công, nhánh hành pháp phải có đủ năng lực và sức mạnh nhằm đáp trả một cách quyết liệt và ngay lập tức. Nhánh tư pháp cũng phải có những phẩm chất đặc biệt: không phải năng lực và sự khẩn trương của hành pháp, cũng không phải khả năng phản ứng của nhà lập pháp trước tình cảm của dân chúng hoặc khả năng thỏa hiệp của lập pháp, mà là “sự liêm chính và chừng mực”, và, do được bổ nhiệm suốt đời, mà được tự do khỏi áp lực của dân chúng, của hành pháp hoặc lập pháp.

Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

15/2/2021

Thục-Quyên 

https://drive.google.com/file/d/1WY2HmtUKz5UM3X2UmEeC58on0SG_qcEH/view?usp=sharing

Tổ chức Y Tế Thế Giới có thế đứng mạnh hơn để hoạt động, với sự có mặt của Hoa Kỳ.

(Theo tin của ký giả Friederike Böge từ Peking, cập nhật ngày 13.02.2021 lúc 11:08)

“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến nghị nghiên cứu sâu hơn về câu hỏi liệu coronavirus Sars-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, hay không. Thứ sáu vừa qua, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác lời tuyên bố của người đứng đầu phái đoàn điều tra WHO tại Vũ Hán.

Tedros nói, “ Nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu một số giả thuyết có bị bác bỏ hay không. Sau khi nói chuyện với một số thành viên của nhóm, tôi muốn xác nhận rằng tất cả các giả thuyết vẫn tồn tại và cần phải được phân tích và nghiên cứu thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét