Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 12 tháng 2 năm 2021

Nguyễn Quang Dy  - Những thách thức khi chuyển giao quyền lực 

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1kkGWbgAuVf283XQXVqLPmlZ4j4KyjxNQ/view?usp=sharing

Chuyển giao quyền lực là tất yếu nhưng không bao giờ dễ dàng, ở bất cứ nước nào. Việt Nam không phải ngoại lệ. Đại hội 13 đã kết thúc và bầu được một ban lãnh đạo mới để dẫn dắt đất nước ít nhất 5 năm tới. Nhưng ban lãnh đạo mới có đối phó được trước các thách thức khó lường hay không vẫn còn là ẩn số. Năm 2020, tuy Việt Nam đã chống dịch thành công và phát triển dương (GDP tăng 2,9 %), nhưng năm 2021 vẫn còn ở phía trước. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn còn dang dở, và chưa đổi mới thể chế như mong đợi.

Khi nào Phạm Minh Chính sẽ truất phế Nguyễn Xuân Phúc?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

12/02/2021 

https://drive.google.com/file/d/1WP0SPFG9HCGe4VUTS3xdHX7H06Ehgyl-/view?usp=sharing

Dự kiến tháng 6, Phạm Minh Chính sẽ truất phế Nguyễn Xuân Phúc

Cho tới nay, danh sách tứ trụ là chắc chắn. Đó là tổng bí thư là nguyễn phú trọng, chủ tịch nước là Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng là Phạm Minh Chính và cuối cùng chủ tịch quốc hội là Vương Đình Huệ. Tuy nhiên chỉ có một mình Nguyễn Phú Trọng là chính thức được xác định là tổng bí thư khóa 13. Còn lại 3 người kia đều chưa được chính thức thông báo, còn phải đợi một thời gian nữa.

Chính thức thông báo là khi nào báo chí nhà nước đưa tin và sự chuyển giao quyền lực xảy ra ngay sau đó. Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn đang làm công việc thủ tướng. Phạm Minh Chính vẫn còn làm công việc của trưởng ban tổ chức nên ông Nguyễn Phú Trọng chưa thể bổ nhiệm tân trưởng ban tổ chức thay cho Phạm Minh Chính được.

Luật hải cảnh Trung Quốc: Phản ứng các nước

Toạ độ hai công trình Trung Quốc đang xây dựng gần biên giới Việt Nam

Bản Tin Biển Đông Số 51

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/19nO-F-8KkNagI0Zi7tCjvncGV-vtW46o/view?usp=sharing

Nhật Bản

Các nước vẫn tiếp tục nêu ra những lo ngại về nguy cơ leo thang vũ lực ở các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông mà Trung Quốc yêu sách quyền tài phán. 

Tại Nhật Bản, một số thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thúc giục các biện pháp tăng cường trong khu vực như các cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ gần quần đảo Senkaku.

Tại một cuộc tham vấn cấp cao hai nước Nhật Bản – Trung Quốc về các vấn đề hàng hải, các quan chức Nhật Bản đã “kiên quyết kêu gọi” Trung Quốc kiềm chế trong các hành động của mình, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết trong một cuộc họp báo hôm 4/2/2021. Ông Kato cũng nói rằng Trung Quốc không được thực hiện luật đó theo cách thức trái với luật pháp quốc tế.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 12 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1uMY8ms6OCaqIp1HXx75Wz0Idv4I4ZjEN/view?usp=sharing

Miến Điện: Tư lệnh quân đội đảo chính để tránh bị ra tòa sau khi hồi hưu ?

Trọng Thành  RFI

11/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1nPb1jundUPl2nOjiy42lCnQDMcYhZ4S0/view?usp=sharing

Về mặt chính thức, giới quân sự Miến Điện tuyên bố cuộc đảo chính ngày 01/02/2021 là nhằm bác bỏ kết quả bầu cử, bị tố cáo là gian lận. Nhiều nhà quan sát nghi ngờ, thông qua đảo chính, giới tướng lĩnh mưu toan trở lại nắm quyền, để tiếp tục kiểm soát nền kinh tế Miến Điện. Tuy nhiên, một trong các lý do trực tiếp khiến tổng tư lệnh quân đội Miến Điện quyết định đảo chính có thể là do sợ bị ra tòa, sau khi về hưu, do cáo buộc tham nhũng. 

Aung San Suu Kyi đại diện cho dân chủ?

ĐCSTQ có thể đặt cược cho cả hai bên

Vũ Dương

12/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1nqBuxMS8baGJbLeTu1fby_NQYyHt4sjr/view?usp=sharing

Bài phân tích của tác giả Triệu Bồi trên Epoch Times.

Hôm thứ Ba (ngày 9/2), cảnh sát Myanmar đã đụng độ với những người biểu tình khiến ít nhất 4 người bị thương. Theo một bác sĩ, một phụ nữ trung niên đã bị bắn vào đầu và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đây là cuộc bạo động lớn nhất kể từ sau cuộc đảo chính quân sự phát sinh từ đầu tháng Hai đến nay.

Nhưng sau cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, mức độ nhận thức vấn đề của chúng ta hẳn cũng đã cải thiện phần nào. Tổng tuyển cử vốn không phải nhìn xem ai biểu tình hoặc ai bạo lực, mà quan trọng hơn là liệu có gian lận trong cuộc bầu cử hay không.

John M. Ellis  - Sự điên rồ của văn hóa tẩy chay

Ông John M. Ellis là giáo sư danh dự tại Đại học California–Santa Cruz, là chủ tịch Hiệp hội các học giả California, và là tác giả của nhiều cuốn sách, gần đây nhất là cuốn “Sự suy sụp của giáo dục đại học: Nó đã diễn ra như thế nào, thiệt hại nó đã gây ra, và những gì có thể làm.”

Chân Thư lược dịch

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1WIhOQpwvbH6SwLsH9Jd8wJGEo0dM8YBm/view?usp=sharing 

Văn hóa tẩy chay là một trong những thứ tồi tệ nhất của phe cánh tả cấp tiến đối với xã hội của chúng ta. Nó đang rất lan tràn và ảnh hưởng của nó không có giới hạn; thậm chí tên của triết gia vĩ đại David Hume cũng đã bị gỡ bỏ khỏi một tòa nhà của Đại học Edinburgh vì những cáo buộc phân biệt chủng tộc.

Và chúng ta có thể chắc rằng sẽ có thêm nhiều nhân vật văn hóa nổi tiếng khác cũng sẽ sớm bị tẩy chay, bởi vì quá khứ sẽ mang tới bất kỳ những nạn nhân nào tiếp theo—chính vì đó là quá khứ.

ĐạiDương: Những bộ óc chim sẻ

12/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1iwex_XH1Uk4LyswC_pNDehlhuQ4g3KRt/view?usp=sharing

Nội các Joe Biden thực sự cầm quyền từ ngày 20/01/2021 đã phơi bày khả năng hạn hẹp trên bình diện quốc gia cũng như toàn cầu.

Hơn 40 sắc lệnh hành pháp được ban hành vội vã đã chứng minh “Nội các Biden hồ lốn” này không có một đường lối đối nội và đối ngoại đủ khả năng duy trì vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoặc, đang trả ơn cho những băng đảng chính trị đã đưa Biden lên ngai vàng?

Khi tranh cử, Ứng viên Joe Biden hứa sẽ có kế hoạch chống Covid-19 hữu hiệu. Thực tế, sắc lệnh cấm gọi SARS-CoV-2 chỉ nhằm mục đích làm hài lòng Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình và thiếu hiểu biết về cách giới khoa học quốc tế đặt tên cho các biến cố y học.

Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1xqDsyaqgIqwWboqKILfPTgouXl5jHmag/view?usp=sharing

Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật được thực hiện bởi Tiến sĩ Mario Beauregard (Đại học Arizona), Tiến sĩ Gary E. Schwartz (Đại học Arizona) và Tiến sĩ Lisa Miller (Đại học Columbia), phối hợp với Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD, PhD, Marilyn Schlitz, PhD, Tiến sĩ Rupert Sheldrake, và Tiến sĩ Charles Tart.

Tạ Dzu chuyển ngữ

Ngay từ khi ra đời, khoa học đã liên tục phát triển vì một lý do cơ bản: tích lũy bằng chứng thực nghiệm mà những quan điểm cố chấp không thể đáp ứng được. Những thay đổi kết quả thường nhỏ nhưng đôi khi chúng mang tính chất lớn, như trong cuộc cách mạng lượng tử tương đối vào những năm đầu của thế kỷ 20.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét