Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 5 tháng 2 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Loa & Pháo Hoa

https://drive.google.com/file/d/1mWVQZ1u63b8kwWyphQCYCytpuYIj0TTY/view?usp=sharing

Tôi vừa đọc xong một bài viết hơi buồn : “Gửi Tiết Kiệm Một Chỉ Vàng Nhận Lại Một Ổ Bánh Mì Thịt.” Xin tóm lược :

Vì gia đình có ba thân nhân là liệt sĩ nên năm 1983 ông Nguyễn Vĩnh Rượu nhận được 90 đồng tiền chính sách, hỗ trợ. Ông mang số tiền này gửi vào quỹ tiết kiệm, loại không kỳ hạn và có lời.

Ba mươi hai năm sau, gia đình ông Rượu mang sổ tiết kiệm đến Ngân hàng VietinBank và nhận lại được hơn 20.000 đồng. Tính luôn “cả lãi lẫn gốc không đủ một cuốc xe ôm”, theo như nguyên văn trong bài báo của ký giả Tấn Tài :

Việt Nam - Đảng bấn loạn với 3 thách thức: Phản động, Biển Đông và tự diễn biến

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

05/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1_0uOSc1h6Gxxi2BIT-WrBFdNdSZhaYiC/view?usp=sharing

Ba thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt được ông Tô Lâm đưa ra ngày 27 tháng 1 năm 2021, tại phiên thảo luận của Đại hội 13 theo thứ tự như sau:

Thứ nhất là âm mưu, hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn.

Thứ hai là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng.

Thứ ba là nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp.

Dương Danh Huy  - Vấn đề đường cơ sở thẳng của Việt Nam nhìn từ Luật biển quốc tế

4/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1rRfPHJt7jmutF167t4pxjvzFYnNxKl-K/view?usp=sharing

Gần đây,  Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho chiến hạm USS John S. McCain chạy sát Côn Đảo nhằm “thách thức các yêu sách hàng hải quá mức”. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon, xin giới thiệu bài phỏng vấn TS. Dương Danh Huy, một trong những thành viên sáng lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông về vấn đề này.

I. Đường cơ sở thẳng của Việt Nam

Sau khi Việt Nam ra tuyên bố đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải năm 1982, có 10 nước phản đối (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc), tập trung vào các điểm từ A1 đến A7. Ngày 24 tháng 12 năm 2020, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho chiến hạm USS John S. McCain chạy sát Côn Đảo để thực hiện quyền tự do hàng hải, nhằm “thách thức các yêu sách hàng hải quá mức”. Xin ông giải thích lý do họ phản đối.

Sự lựa chọn lãnh đạo đáng ngạc nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Banyan - The surprising choice to lead Vietnam’s Communist Party

Nguồn: The Economist

Anh Khoa dịch

5/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1GWgM94BY0eh_ZFlgQpI6B1AFehaPijRR/view?usp=sharing

Mặc dù vậy, ông Trọng không hề rực lửa tại đại hội, tỏ ra yếu ớt. Có nhiều đồn đoán xoay quanh việc liệu ông có thể từ chức giữa nhiệm kỳ mới hay không. Nếu vậy, người kế nhiệm ông có thể là tân chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, giáo sư kinh tế kiêm cựu bộ trưởng tài chính, hoặc tân thủ tướng Phạm Minh Chính. Việc thăng chức cho cựu tướng công an kiêm trưởng ban tổ chức trung ương này cũng là điều bất thường. Cho đến nay, thủ tướng được chọn trong số các phó thủ tướng. (Trong khi đó, ông Phúc, 66 tuổi, đã được cất nhắc lên chức chủ tịch nước chỉ có danh, phục hồi tứ trụ.)

Hiện tại, quan điểm bảo thủ của ông Trọng, 76 tuổi, một nhà lý thuyết Mác xít, chạy theo quốc gia 96 triệu dân, hơn một nửa trong số họ dưới 35 tuổi. Ông Trọng có nghĩa là không chỉ tiếp tục hành động chống tham nhũng của mình. Ông Trọng cũng có nghĩa là tiếp tục đàn áp các phương tiện truyền thông xã hội tương đối cởi mở của Việt Nam. Thao Dinh, một nhà hoạt động trẻ nổi tiếng, nói. Ông Trọng có vẻ tin rằng cần siết chặt để giữ vững đất nước. Đừng quá bi quan, những người nam giả gái và các vũ công break dance dường như đang trả lời.

Bùi Công Trực  - Dân tộc dân chủ: Lời nguyền cho Aung San Suu Kyi, bài học cho Việt Nam

Myanmar không chỉ là một câu chuyện trên báo, mà là một tấm gương để Việt Nam soi chiếu mình.

4/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1Uv75LYi10jmjpoORYhtmp3KumjRmNisi/view?usp=sharing

Vẻ thống nhất đoàn kết dân tộc mà Việt Nam trưng bày ra ngày nay là thành quả của hàng thập niên kìm nén, khống chế các phong trào của các dân tộc khác, như người Thượng, người Mèo, hay người Khmer. Những phong trào ấy đến nay vẫn còn âm ỉ.

Myanmar không phải chỉ là một câu chuyện trên báo. Myanmar là một tấm gương, một bài học để các dân tộc Việt Nam phải ngồi lại xem xét, cân nhắc để có thể hướng tới xây dựng thành công một nền dân chủ non trẻ, đa sắc tộc.

Nếu một mai, những kìm nén của Đảng Cộng sản bị tháo gỡ, và các yêu sách dân tộc trỗi dậy khắp dải đất hình chữ S, một chính quyền dân chủ thật sự cần phải làm gì? Đó là một câu hỏi vô cùng khó trả lời.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 5 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Vt776ggUvgIx0R6lOBfdnegJECyx8bYx/view?usp=sharing

Ông Biden “lên voi nắm vố”

Việt Quốc

4/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1oLRbc9IaPr39nE5ftjq3LvQtl7M85ldd/view?usp=sharing

TT Biden “lên voi nắm vố”, 14 ngày đầu, ông “vố” liên tục 40 Sắc Lệnh Hành Pháp. Được xem như Tổng Thống vô địch trong lịch sử nước Mỹ ký nhiều nhất sắc lệnh hành pháp trong 2 tuần đầu. Nhiều sắc lệnh ông “vố” cho hả giận ký hủy bỏ một số chính sách của cựu TT Trump trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, nhập cư, môi trường và các vấn đề công bằng và đa dạng. Dưới đây là số “vố” trong những ngày đầu mà TT Biden ký Sắc Lệnh Hành Pháp và Ghi Nhớ từ phút đầu ông lên voi:

Nguyễn Hoài Vân – Những nghịch lý của Dân Chủ

12/2015

https://drive.google.com/file/d/1mD-G2mMfbTymFCvacYKZ-zENHRde2O5-/view?usp=sharing

Không gì nguy hiểm cho người trí thức bằng tự giam mình trong những định kiến của một giai đoạn lịch sử. Vì đó chính là giết chết vai trò trí thức trong bản thân mình, bóp nghẹt mọi suy tư vượt trên những khuôn khổ thời thượng. Trên bình diện xã hội, thái độ ấy đưa đến khóa cửa chối từ những luồng gió mới, kềm hãm bánh xe lịch sử, ngăn cấm sự tiến hóa của xã hội một cách hài hòa trên con đường trí tuệ . Để rồi, sẽ chỉ còn những con đường đột biến, đầy khủng hoảng và tang thương …

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn trong đó người ta hình dung Dân Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (1), như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương nhiên. Như thể xã hội mang tính nhị nguyên. Hễ ra khỏi độc tài thì là dân chủ. Không còn gì khác ! Thực tế là xã hội con người không nhị nguyên. Mọi tương lai đều khả hữu.

Mạnh Kim - Myanmar: theo Mỹ hay “theo Tàu”?

4/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1B2Ub728NlQckEjD_8FWaahB8EY3YOFf-/view?usp=sharing

Vấn đề thật ra không phải ở chỗ cá nhân Aung San Suu Kyi hay Min Aung Hlaing “theo Tàu” mà Myanmar nói chung đã ngả dần sang Trung Quốc vài năm gần đây, khi chính sách thanh trừng người Rohingya bị phương Tây chỉ trích và họ đối mặt sự cô lập quốc tế; trong khi họ lại được “đồng cảm” từ Trung Quốc. Chẳng gì có thể chứng minh rõ quan hệ Myanmar-Trung Quốc trở lại nồng ấm và gắn bó bằng chuyến công du của Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao hai nước, vào ngày 17 và 18-1-2020. Đây là chuyến công du đầu tiên của một nguyên thủ Trung Quốc kể từ khi ông Giang Trạch Dân đến Myanmar năm 2001. Tại Naypyidaw, Tập và Aung San Suu Kyi đã ký 33 hiệp định liên quan phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, sản xuất và xây dựng các đặc khu kinh tế.

Chuyên Gia Nhận Định Về Khả Năng ĐCSTC Đánh Úp Đài Loan

Lư Ất Hân, Vision Times

5/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1laSKADlElDiZyhbS9bCBqLYRZI-pr1rZ/view?usp=sharing

Những xáo trộn xảy ra thường xuyên gần đây đã gây nên căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể không áp dụng đổ bộ quy mô theo hai mũi tấn công truyền thống, nhưng sẽ sử dụng tàu container và hàng không dân dụng để tập kích (đánh úp) Đài Loan. Về vấn đề này, chuyên gia Quách Dục Nhân (Yu-Jen Kuo) cho rằng nếu quân đội ĐCSTQ áp dụng cách thức tập kích bất ngờ, tỷ lệ thất bại quá cao và cái giá phải trả sau khi thất bại là quá đắt, hành vi này còn thô lỗ hơn là phát động chiến tranh tổng lực. Ông nhấn mạnh rằng vấn đề mà Đài Loan nên chú ý là “chiến tranh vô hình”, ví dụ như gây rối nội bộ thông qua việc tin tặc tung tin.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét