Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 4 tháng 2 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Chiều Tảo Mộ

https://drive.google.com/file/d/118DWYyeI-cemgAwrzonAjScGhXEuWWKG/view?usp=sharing

“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Người Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có người chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nước ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả. Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với người chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn người chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần.” (Trần Đăng Khoa. Chân Dung và Đối Thoại. Hà Nội: Thanh Niên, 1988).

Bãi mả, thực ra, không phải là “một tục lệ rất đặc biệt của người Eđê” mà là tập tục chung của nhiều sắn dân bản địa – ở Việt Nam :

Trung Quốc Đang Xây Một Căn Cứ Tên Lửa Đất Đối Không Gần Biên Giới Việt Nam

February 3, 2021

https://drive.google.com/file/d/1WOirvlJfzvQqNAMVQxIGPs_QNdmG9c2o/view?usp=sharing

Ảnh vệ tinh và phân tích từ đối tác của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không đang được hoàn tất ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km.

Ảnh vệ tinh phân tích mà Dự án Đại Sự Ký Biển Đông nhận được cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không (surface to air missile – SAM) đang được hoàn tất cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km, cách công trình được cho là một sân bay trực thăng quân sự đang được xây dựng khoảng 40 km.

Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu trên thế giới?

BBC News

3/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1ilzm_9tmhkOVoYn7tzGYydu9PEid8DKL/view?usp=sharing

Hiện không có đảng 'chính thống' nào ở EU muốn làm việc trực tiếp với Đảng CS Việt Nam. Có một niềm tin cốt lõi trong văn hóa chính trị châu Âu rằng các đảng phải phải được tự do tổ chức và tham gia vào các kỳ bầu cử và điều đó là không thể ở Việt Nam.

Do đó, tất cả các đảng 'có uy tín' sẽ tránh có quan hệ với Đảng CS Việt Nam. Các chính phủ châu Âu sẽ sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Việt Nam về những vấn đề cụ thể và sẽ có cơ hội hợp tác với các tổ chức Việt Nam. Tuy nhiên, các chính phủ Châu Âu đã thất vọng khi thấy rằng tất cả các nổ lực để khuyến khích đa nguyên chính trị ở Việt Nam trong 30 năm qua đã có rất ít tác động. Giờ đây họ chán nản hơn nhiều với Đảng CS Việt Nam.

Bầu Ủy viên Trung ương, Nguyễn Thanh Nghị lại một lần nữa thách thức Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

02/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1zcAlPKp8iAiPxa4SrLIUZT6-whtgFBCP/view?usp=sharing

Nguyễn Thanh Nghị với mục tiêu trụ lại ủy viên trung ương

Ân oán giữa Nguyễn Phú Trọng và gia tộc Nguyễn Tấn Dũng là rất sâu đậm. Cuộc chiến giữa ông Dũng và ông Trọng đã trải qua thời gian ngót 10 năm, lúc đầu ông Dũng mạnh hơn nhưng nay thì thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng quá mạnh trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng không còn quyền lực nữa, tuy nhiên việc đưa ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù là việc mà ông Trọng đã cố hết sức mà vẫn chưa làm được.

Thành công nhất của ông Dũng là khi kết thúc sự nghiệp chính trị vào năm 2016 thì ông cũng kịp đưa Nguyễn Thanh Nghị vào ủy viên trung ương đảng là Nghị cũng được về quê nhà Kiên Giang nắm bí thư tỉnh này. Và đó cũng là thành trì báo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Đại hội Đảng Việt Nam: hồng hơn đúng

David Brown(*)

Khánh An dịch

https://drive.google.com/file/d/1wPAtLMA8cSmA6IUvfJKNzW8L36Wh62tU/view?usp=sharing

Cũng vì những lý do mà ông Trọng được biết đến nhiều nhất, chuyên gia chính sách kinh tế, ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng của ông Phúc từ năm 2016-20 và là người rất được yêu thích để kế nhiệm ông, đã được điều động sang một vị trí có tiếng nhưng không có miếng khác là Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, một cấp phó khác của ông Phúc, ông Vũ Đức Đam, đã không được chuyển giao cho một ghế trong Bộ Chính trị bất chấp ông Đam là một ngôi sao sáng điều phối chiến dịch ngăn chặn dịch Covid-19 của Việt Nam thành công rực rỡ.

Bài học rút ra ở đây là trong vài năm tới, được coi là một lãnh đạo Đảng “hồng” hơn “chuyên” có khả năng sẽ được thăng quan tiến chức. Với sự phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế và cơ cấu xã hội Việt Nam, đó không phải là một điều tốt.

Song Chi - Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam

Gửi cho BBC từ Lees, Anh quốc

2/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1bov32FUFrSXWUXEeN6zn_0pIl-YHWcoa/view?usp=sharing

Và từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Myanmar.

Một số lãnh đạo các nước đã lên tiếng. Hoa Kỳ đã tính đến chuyện cấm vận trở lại Myanmar. Bởi vì cho dù hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi có phần bị hoen ố nhưng thế giới sẽ lên tiếng, vì người dân Myanmar, vì bây giờ là năm 2021 chứ không phải 1962 để quân đội Myanmar muốn làm gì thì làm. Kết quả cuộc bầu cử và ước muốn được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Myanmar phải được tôn trọng.

Nhưng xét cho cùng, mọi thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho mọi quốc gia phải bắt đầu từ chính khát vọng và hành động của người dân chứ không thể chỉ trông chờ vào bên ngoài.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 4 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ug8WFg0mpv60Vqp3Lg5n-1TT-fSAGVE4/view?usp=sharing

Di sản chống cộng của chính quyền Donald Trump

Phần 1: Nhìn lại di sản chống cộng của chính quyền Trump

02/02/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/11jppMZrcR3JT2xyKfwWw_QNxfAL5cdJ7/view?usp=sharing

Qua bốn năm dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, yếu tố Trung Quốc nổi lên như một tâm điểm trong các chính sách đối ngoại của Washington, từ thương chiến đến an ninh quốc phòng, cùng hàng loạt các chính sách trừng phạt các quan chức Bắc Kinh và quân đội cộng sản. Chính quyền Trump cũng mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội ác của chủ nghĩa cộng sản ở Cuba, Venezuela, Iran, Triều Tiên...nhưng hầu như chưa đề cập nhiều đến Việt Nam.

Di sản chống cộng của chính quyền Donald Trump

Phần 2: Vì sao chính quyền Trump chưa lên án hay trừng phạt cộng sản Việt Nam?

VOA Tiếng Việt

03/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1r_lhsKa62YP38DetLdpjqeQZiQvnEIaB/view?usp=sharing

Chính quyền Tổng thống Donald Trump mạnh mẽ lên án và trừng phạt các chế độ cộng sản hoặc chuyên chế như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Iran… nhưng dường như Việt Nam là một ngoại lệ.

Vào giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích Việt Nam một cách thoáng qua rằng nước này “lợi dụng thương mại” và vào cuối nhiệm kỳ, chính quyền của ông liệt đã Hà Nội vào danh sách “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn không tiến hành áp đặt bất kỳ một biện pháp trừng phạt nào.

Đảo chính ở Miến Điện : Lỗi ở phương Tây ?

Minh Anh  RFI

4/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1vpKrCEVXQKERbRZ0mfOGZmpTScLZZDor/view?usp=sharing

« Tôi tương đối hoài nghi. Đúng là có đến 80% người dân ủng hộ Aung San Suu Kyi và LND, bởi vì đó là kết quả cuộc bỏ phiếu hồi tháng 11/2020. Điều hiển nhiên là quân đội sau 50 năm lãnh đạo không chia sẻ quyền lực, luôn thể hiện mọi sự hung bạo, thế nên quân đội không được người dân yêu thích.

Tuy nhiên, luật chơi của quân đội là nỗi sợ hãi. Liệu tâm trạng sợ hãi đó có sẽ trở lại hay không ? Hay là ngược lại, người dân sẽ được giải phóng và có thể dấn thân vào một chiến dịch bất tuân dân sự.

Dù vậy, tôi cũng nhận thấy có một điểm đáng chú ý là những người đầu tiên khởi động phong trào này là những bác sĩ. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên, chúng ta đang trong một giai đoạn khủng hoảng dịch tễ. Các bác sĩ là không thể thiếu, họ có năng lực nghiệp vụ. Thế nên, cho dù phản ứng của giới quân sự có ra sao, người ta vẫn phải cần đến các bác sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét