Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 11 tháng 2 năm 2021

Thư Xuân của Hòa Thượng Tuệ Sỹ gởi đại chúng

https://drive.google.com/file/d/1I3FrPMMklALUq0AjpdPPQggg5NQTKwhm/view?usp=sharing

Ngày đầu xuân, kính gởi đến Đại chúng niềm vui trong Chánh pháp, cùng chia sẻ Pháp lạc  trong Giáo pháp hiện thế của Đức Thích Tôn, cùng hướng đến Giáo nghĩa đương lai của Đức 

Từ Tôn Vô Năng Thắng.

Trong những chu kỳ thành-trụ-hoại-không của thế giới, trong cái cộng nghiệp và biệt nghiệp của mỗi chủng loại, của mỗi dân tộc, nhân loại đã và đang trải qua những biến đổi trong thế giới tự nhiên, những biến động trong xã hội loài người, làm thay đổi tư duy của con người từ giáo nghĩa, giáo điều, tín lý của các tôn giáo, các hệ tư tưởng, gây nên những thế kỷ xung đột, bạo hành, chiến tranh, giữa các dân tộc, các tôn giáo.
Trong những cộng nghiệp và biệt nghiệp ấy, dân tộc Việt Nam cũng đang trải qua những biến đổi trầm trọng, từ hình thái tổ chức xã hội cho đến định hướng tư duy. Phật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệch hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúng, thỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.

Truyện Tưởng Năng Tiến -  Sáng Mùng Một

https://drive.google.com/file/d/1r_lW0FeRacoWPLVSGhwKQnk94n9hgYDD/view?usp=sharing

Vừa rời nhà thì trời lấm tấm mưa, đường trơn và tối nên tôi lái xe rất chậm – dù thuở ấy tuổi đời còn trẻ. Phải qua đêm nay, đêm giao thừa,  tôi mới bước qua tuổi ba mươi – nếu tính theo âm lịch. Tam thập nhi lập nhưng tôi đang hơi lập cập vì vừa bắt đầu một cuộc đời mới, đời tị nạn.

Nghề ngỗng không, tiền bạc không, vốn liếng tiếng Anh cũng không được nhiều nhặn gì cho lắm. Chỉ có điều may mắn là tôi không đến nỗi thất nghiệp thôi. Việc làm tuy chỉ với đồng lương tối thiểu nhưng được cái rất nhẹ nhàng và dễ dàng như chơi vậy. Tôi có thể đi học ban ngày. Mãi đến 10 giờ tối mới phải có mặt ở trạm xăng, để thay thế cho người làm việc ca chiều, rồi loanh quanh ở đó cho đến sáng sớm hôm sau.

Ts.  Phạm Đình Bá - Đảng ơi đổi mới thế nào?

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1DarTdz-o7_ntAp6q7nD6i6DESyL-OHLp/view?usp=sharing

Tiến bộ - Trước năm 1975, VN sắp hạng không xa lắm so với Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Ngày nay các nước nầy sắp hạng cao, Đài Loan (hạng 19), Hàn Quốc (29), và Singapore (16). Đảng ơi, VN thì lẹt đẹt trong lẫn quẩn (85 trong 166 nước). Thế thì đảng có góp phần để đưa đất nước đi lên trong hơn 50 năm qua không? Khi nào thì đảng mới nhận thấy rằng dân đang bơi trong cơ cực mà đảng là gông cùm kéo dân ngày càng lúng sâu trong tận cùng của tuyệt vọng.

Đầu năm Tân Sửu, dân nên nói gì với đảng? Ông Phúc ơi, đổi mới toàn diện phải bao gồm việc tôn trọng các quyền căn bản của dân, tự do bầu cử và tự do ứng cử, và bải bỏ tư tưởng Mác Lê trong đời sống hàng ngày.

Phạm Cao Dương - Ngày Xuân Viết Thêm Về Chuyện Tháng Giêng

Chiến Thắng Đống Đa đến Giỗ Trận Đống Đa

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1EShn7zqNQg7SITOqTrjR_N7fWKYnjKUJ/view?usp=sharing

Nói chuyện tháng Giêng.

– “Nói chuyện Tháng Giêng” là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở Hải Ngoại cách đây nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế. Trong số đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm. Thay vì gọi hay đọc tháng này là Tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một. Lý do có lẽ vì khi viết người ta dùng số 1 cho tiện dụng. Từ đó, Tháng Chạp trở thành Tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và Tháng Một tất nhiên không còn là Tháng Mười Một nữa. Nhớ lại bài học thuộc lòng mà tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:

Trân Văn - ‘Dựa hơi’ cũng là… đặc quyền!

09/02/2021

https://drive.google.com/file/d/14-GEoW_NXDJO9WfUoBfmpiuavByxKkpI/view?usp=sharing

Việt Nam từ trước đến nay vẫn nói "không có tù nhân lương tâm". Từ phải sang: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Phạm Đoan Trang, Hồ Sỹ Quyết. (Photo Tập hợp từ Facebook)

Bài “Đừng mãi dựa hơi những kẻ mang danh tù nhân lương tâm” (*) trên tờ Quân đội nhân dân (QĐND) làm nhiều người sửng sốt vì hóa ra… đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ muốn… độc quyền việc …“dựa hơi” tù nhân lương tâm!

***

Theo QĐND thì… các thế lực thù địch, phản động đang tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Việt Nam lại can thiệp vào thị trường tiền tệ vài tuần sau khi Hoa kỳ điều tra thao túng tiền tệ

Nguồn: Reuters

11/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1s8lX4a7qSJsApZw2474JCue5F_3MhZry/view?usp=sharing

Việt Nam một lần nữa can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng một phương pháp bất thường 

HÀ NỘI / SINGAPORE (Reuters) – Sau khi bị Hoa Kỳ gắn mác “quốc gia thao túng tiền tệ” vào tháng 12 vì cố gắng giữ cho tiền đồng không tăng giá, Việt Nam một lần nữa can thiệp vào thị trường ngoại hối và sử dụng những gì các nhà giao dịch cho là một phương pháp bất thường để thực hiện điều đó, theo sáu người quen thuộc với vấn đề này và xem xét một tin nhắn giao dịch liên ngân hàng.

Trùng Dương  - Cầu Vừa Đủ Xài

10/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1fcm5RsyamSLM23rE7UUxCltF_xFfUXAG/view?usp=sharing

Hôm đầu năm nay giữa cơn đại dịch Covid kéo dài đã tròn một năm, người bạn chuyển cho cái hình Cầu-Qua-Dịch-Corona khá ý nhị, khiến tôi nghĩ tác giả phải là người gốc bản xứ miền Nam vốn có lối nói tắt (mãng cầu thành “cầu”, khổ qua thành “qua”, có khi phát âm là “goa”) và phát âm nhiều chữ Việt rất đặc biệt, chẳng hạn, (con) vịt cần phải phát âm theo giọng nam mới thành một âm nghe giống “dịch”.

Bức hình làm tôi nhớ tới tục lệ của người bản xứ miền Nam hàng năm bầy mâm quả để cúng Giao thừa với bốn loại trái cây mãng cầu (hoặc na, loại mãng cầu bắc, song người gốc Nam cũng gọi là mãng cầu), dừa, đu đủ và xoài. Đọc theo lối nửa nam nửa bắc là “cầu vừa đủ xài”.

Trần Quán Niệm  - Tản mạn về Trâu

11/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1_7zHDSR7U_TNsjRKbL1QQEUmK4tOtQoa/view?usp=sharing

MÀI SỪNG CHO LẮM VẪN LÀ TRÂU VÀ NỀN VĂN HÓA HAMBURGER CỦA DÂN MỸ

Nghĩ cho cùng thì cái anh chuột nhắt quả nhỏ người mà gian ngoan. Trong 12 con giáp thì nó đứng nhất. Nghe đâu chuyện thuật lại rằng: Một hôm Trời cho muôn loài dự cuộc chạy đua để chọn con vật đứng đầu con giápTrâu to khỏe chạy hùng hục dẫn đầu. Ai ngờ anh chuột ranh mãnh, leo lên sừng trâu ngồi chễm chệ. Khi trâu gần mức chuột nhảy xuống , chạy tới trước, trình diện Ngọc Hoàng đoạt giải. Rồi mới đến lượt trâu. Rõ là trâu chậm uống nước đục

Nguyễn Ngọc Chính - Báo Xuân, Báo Tết

11/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1WtiqDcoKtIyHuUA7QLAXBdVz55GEdelM/view?usp=sharing

Hằng năm, cứ vào thời điểm đầu năm Dương Lịch là các báo chuẩn bị tung ra thị trường tờ Báo Xuân, hay gọi nôm na là Báo Tết cho năm Âm Lịch. Dĩ nhiên là nội dung những Giai Phẩm Xuân này sẽ nhắm vào việc phục vụ độc giả nhâm nhi đọc trong những ngày Tết.

Cũng có khi, tờ báo xuân nằm trên bàn để tiếp khách mà ngay đến chủ nhà cũng chưa hoặc không đọc. Tờ báo in sặc sỡ với hình bìa là các cô gái cười tươi như hoa hay những bức hình “hoa hòe, hoa sói” chỉ để trang trí cho hợp với không khí Tết. Ấy thế mà thiếu Báo Xuân trên bàn người ta lại như thấy thiếu hương vị Tết!  

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1nD_gZ1WCSlOp2U1v1FY7i1-4Z_VaoAdk/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét