Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
" Tiếp tục chuyện dài 39 năm sau..."
Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Tuân Nguyễn
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR0I3VEc3ZlY2RGs/edit?usp=sharing
… Hồi đó là một thời. Bây giờ là thời thế khác. Người Việt hôm nay ăn nói và hành xử (đã) khác xưa chăng? Đ...mẹ, không dám (khác) đâu. Đọc thử poster giới thiệu Hoàng Hưng, cách đây chưa lâu, của một “nhà thơ đương đại” là biết liền chớ gì:
Tên thật Hoàng Thụy Hưng, con một gia đình trí thức Hà Nội, có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi… Mười tám thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội… ông đã bỏ học, tình nguyện lên Tây Bắc…Hai mươi ba tuổi, ông về dậy văn cấp ba tại Hải Phòng… Về Hà Nội … Hoàng Hưng rẽ sang một hướng khác: ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.
Nghe cứ y như thể Hoàng Hưng đang là một thanh niên trí thức, lý tưởng, tràn đầy nhiệt huyết (bỗng) đâm ra đổ đốn, giao du toàn với bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi đến năm 1982 vì “một lý do đáng tiếc” không tiện nói (kiểu như móc túi hay giựt đồ và bị bắt gặp quả tang) ông phải bước vào trại cải tạo vậy!
Cái được mô tả là “thành phần phức tạp,” và “lý do đáng tiếc” – khiến Hoàng Hưng phải vào tù – được chính ông tường thuật như sau, qua RFA:
Cái lý do trực tiếp của nó là khi tôi cầm trong tay tôi bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khi tôi từ Thành Phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhà thơ Hoàng Cầm có tặng tôi bản thảo chép tay Về Kinh Bắc…Tôi không nghĩ là nó có vấn đề gì nhưng không ngờ họ lại bắt tôi và họ bảo tôi lưu truyền văn hóa phẩm phản động…
Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.
Võ Tá Hân - Tiền đồng có quá nhiều số 0
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN2hldDJCSG9henc/edit?usp=sharing
… Trước hết thì cái “biển số” đó đã đưa đến một sự “lạm phát” về danh từ. Ngày nay, khi nói đến “đồng” thì dường như nó cùng nghĩa với “ngàn” và có người dùng “đồng” để viết tắt cho “ngàn đồng”. Danh hiệu “triệu phú” ngày nay đã mất giá, vì ngay việc trở thành “tỷ phú” (tiền đồng) cũng không còn là điều khó khăn như xưa. Ngày trước, tôi thường nghe nói rằng cứ một ngàn “tỷ” thì gọi là …"ức” (trillion), nhưng dường như trong nước hiện không dùng từ này mà vẫn gọi là “ngàn tỷ”. Tuy nhiên 1.000 tỷ đồng cũng chỉ hơn 47 triệu đôla Mỹ, một số tiền không lớn lắm trên thương trường quốc tế. Vậy thì sau “ngàn tỷ” rồi đây sẽ lại tiếp tục tiến đến “vạn tỷ”, “triệu tỷ” rồi đến ... "tỷ tỷ" chăng?
Việt–Nga hợp tác để đối trọng với Trung Quốc
Stephen Blank nghiên cứu viên cao cấp về nước Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại của Mỹ ở Washington, DC.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ29oZXktWFdGclE/edit?usp=sharing
… Cuộc khủng hoảng ở Ukraina hiện nay không nên dẫn chúng ta đến cái nhìn sai lầm về chính sách của Nga tại Đông Nam Á. Thường thì các chính sách của Nga ở Đông Nam Á không gây được nhiều sự chú ý.
Việc Nga chú trọng vào khu vực châu Á tiết lộ các họa tiết quan trọng cũng như phản ứng của nước này đối với sức mạnh đang lên của Trung Quốc và xu hướng an ninh Đông Nam Á. Nếu chúng ta nhìn kỹ thì sẽ thấy rõ hơn các chính sách của Nga ở châu Á cũng như chính sách đối ngoại nói chung. Đặc biệt là các chính sách này cho thấy Moscow đang tìm kiếm sứ độc lập và tính linh hoạt trong các chiến thuật cũng như sự phụ thuộc vào năng lượng và các vụ mua bán vũ khí. Nga xem đây là những công cụ để họ tìm cách tận dụng trong các chương trình nghị sự liên quan đến an ninh khu vực. Hơn nữa, họ cũng đang tìm kiếm vị thế quyền lực tương đương như các cường quốc khác và rằng Nga đang theo đuổi chiến lược đầy rủi ro để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc ở châu Á.
Một mặt thì Nga hỗ trợ Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ và mặt khác thì ra sức tìm cách hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á.
Nợ công sắp tới “lằn ranh đỏ”
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ0NKVmo3YzZnTEE/edit?usp=sharing
…- Theo số liệu chính thức của Chính phủ, nợ công VN tính đến hết năm 2012 chiếm 55,7% GDP. Như vậy, hiện nay nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của DNNN thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”. Do vậy theo tôi, đã đến lúc bàn bạc nghiêm túc về nợ công. Không nên đặt vấn đề tỉ lệ nợ trên GDP bao nhiêu là an toàn nữa, mà cần xem xét tính bền vững của nợ công và tốc độ tăng như hiện nay có ổn không.
Phải trả lãi khoảng 6 tỉ USD/năm
* Ông tính toán như thế nào khi cho rằng con số nợ công nếu tính đầy đủ có thể đã vượt trần cho phép?
- Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.
Những gì cản trở tiềm lực Việt nam ?
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140409
"Diễn đàn Kinh tế"
Nhà nước làm bậy, tư nhân bị thiệt, kinh tế bị kềm hãm
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQlNZTWNOa2t3S2s/edit?usp=sharing
… Vũ Hoàng: Thưa ông, báo chí ở trong nước có nói đến một vấn đề được đại diện của Ngân hàng Thế giới nhắc tới là những khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng như sự tắc nghẽn khiến kinh tế Việt Nam không đạt tiềm năng của mình.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi mừng là báo chí có tường thuật khuyến cáo của giới hữu trách thuộc Ngân hàng Thế giới về những khoản nợ không sinh lời, khó đòi và sẽ mất. Họ cũng nói về số liệu mơ hồ của núi nợ, nhiều ít thế nào thì chưa ai rõ, và còn nêu nghi vấn về khả năng giải quyết của Công ty Quản lý Tài sản VAMC được lập ra năm ngoái. Trong phúc trình, Ngân hàng Thế giới cho là cơ quan này thiếu phương tiện đắp vốn cho ngân hàng và có tiến độ chấn chỉnh quá chậm. Họ cảnh báo về các vấn đề phá sản, vỡ nợ và việc bảo vệ chủ nợ như những chướng ngại cần khai thông để tái cấu trúc khoản nợ của doanh nghiệp.
- Trong phạm vi tài chính công quyền đó, ta còn thấy ra khả năng xoay trở rất hẹp của lãnh đạo kinh tế Việt Nam vì giới hạn của ngân sách. Thứ nhất, tiêu chí về bội chi ngân sách năm 2013 đã được nâng từ 4,8% lên tới 5,3% Tổng sản lượng GDP, tức là cao gấp bội so với chỉ tiêu 4,5%. Lý do bội chi ở đây là thất thu về thuế khóa do việc giảm thuế doanh nghiệp để kích thích sản xuất. Việc cải tổ tài chính công, trong đó thuế khóa phải tăng và các khoản công chi phải giảm, là một sự thúc bách khó xử. Nếu kết hợp thêm loại nợ nước ngoài thì ta mới thấy ra vấn đề về dài.
Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét