Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 21 tháng 3 năm 2022

 Hoa Kỳ chỉ định Myanmar phạm “tội ác diệt chủng”

20/3/2022

Chính quyền Biden sắp tuyên bố cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm của chính quyền Myanmar đối với cộng đồng người Rohingya theo Hồi giáo ở nước này là một “tội ác diệt chủng”, làm căn cứ cho việc gia tăng các biện pháp trừng phạt

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1179903019.jpg

Hơn 700,000 người Rohingya theo Hồi giáo đã chạy sang Bangladesh tị nạn sau khi bị quân đội Myanmar thanh lọc sắc tộc, tàn sát và đốt phá làng mạc. Ảnh một trại tị nạn của người Rohingya. Ảnh Allison Joyce/Getty Images) 

Chính quyền Biden sắp tuyên bố cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm của chính quyền Myanmar đối với cộng đồng người Rohingya theo Hồi giáo ở nước này là một “tội ác diệt chủng”, làm căn cứ cho việc gia tăng các biện pháp trừng phạt.

Truyền thông dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ cho biết hôm Chủ Nhật 20 Tháng Ba rằng Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đưa ra quyết định được mong đợi từ lâu này vào ngày mai thứ Hai tại một sự kiện ở Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust ở thủ đô Washington.

Việc xác định “tội ác diệt chủng” tự nó không phải là biện pháp mới chống lại chính phủ quân nhân của Myanmar, vốn đang hứng chịu nhiều lớp trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ khi chiến dịch chống lại người dân tộc thiểu số Rohingya bắt đầu ở bang Rakhine phía tây của đất nước vào năm 2017. Nhưng nó có thể dẫn đến áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền Myanmar, vốn đang phải đối mặt với cáo buộc tội ác diệt chủng tại Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague. 

Hơn 700,000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy khỏi Myanmar đa số theo đạo Phật đến các trại tị nạn ở Bangladesh kể từ tháng tháng Tám 2017, khi quân đội Myanmar thực hiện chiến dịch thanh lọc sắc tộc để đáp trả các cuộc tấn công của một nhóm phiến quân. Lực lượng an ninh Myanmar bị cáo buộc đã thực hiện các vụ cưỡng hiếp, giết người hàng loạt và đốt hàng nghìn ngôi nhà.

Ngay từ lúc đó, các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp đã thúc ép chính phủ Hoa Kỳ đưa ra chỉ định “tội ác diệt chủng” đối với nhà cầm quyền quân sự ở Myanmar nhưng đến nay chính quyền Biden mới thực hiện việc chỉ định đó.

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (Dân Chủ – Oregon) nhận xét: “Mặc dù quyết định này khá muộn màng nhưng nó vẫn là một bước đi mạnh mẽ và hết sức quan trọng trong việc xử lý chế độ tàn bạo này. Những quyết định như vậy phải luôn được thực hiện một cách khách quan, nhất quán và vượt qua các cân nhắc về địa chính trị”.

Tổ chức nhân đạo Refugees International cũng ca ngợi quyết định này. Nhóm cho biết trong một thông cáo: “Tuyên bố diệt chủng của Hoa Kỳ đối với Myanmar là một bước đi đáng hoan nghênh và có ý nghĩa sâu sắc. Đó cũng là một dấu hiệu vững chắc của cam kết đòi công lý cho tất cả những người phải đối mặt với sự lạm dụng của quân đội Myanmar cho đến tận ngày nay.”

TNS Merkley kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục gây áp lực lên Myanmar bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung bao gồm cả lĩnh vực dầu khí của nước này. Ông nói: “Nước Mỹ phải dẫn đầu thế giới để làm rõ rằng những hành động tàn bạo như thế này sẽ không bao giờ được phép che giấu mà không bị phát hiện, bất kể chúng xảy ra ở đâu”.

Trung Quốc phong tỏa 4 triệu cư dân thành phố Cát Lâm

Đông Phương

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/03/ntdvn_gettyimages-1239205119-1-800x450-1.jpg

Vào ngày 15/3/2022, cư dân của một khu chung cư ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, xếp hàng để lấy mẫu xét nghiệm PCR trong một ngày tuyết rơi. (STR / AFP via Getty Images) 

Thành phố Cát Lâm thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ra thông báo đột ngột rằng từ ngày 21/3 sẽ thực hiện “quản lý tĩnh toàn khu vực” trong 4 ngày. Cư dân có thể mua nhu yếu phẩm trực tuyến mỗi 2 hoặc 3 ngày.

Vào ngày 20/3 theo giờ địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống Dịch bệnh thành phố Cát Lâm ban hành thông báo cho biết, do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được nâng cấp từ ngày 21/3. Từ 0 giờ ngày 21/3 đến 0 giờ ngày 25/3, toàn thành phố Cát Lâm sẽ thực hiện “quản lý tĩnh toàn khu vực”. 

Các biện pháp kiểm soát cụ thể bao gồm: tại các khu vực bị phong tỏa, người dân không được ra khỏi nhà; tại khác khu vực bị quản lý, cư dân bị cấm ra khỏi khu chung cư; đặt hàng trực tuyến các nhu yếu phẩm hai hoặc ba ngày một lần; các cửa hàng tiện lợi và siêu thị trong khu chung cư không được phép mở cửa, chỉ có thể đặt hàng trực tuyến; thiết lập thẻ ra vào; bố trí cảnh sát tuần tra các khu chung cư, v.v.

Theo thông tin công khai, tính đến năm 2020, thành phố Cát Lâm có 4 quận và 1 huyện, đồng thời quản lý 4 thành phố cấp huyện, với dân số đăng ký là 4,047 triệu người.

Dư luận cho rằng, dù thông báo chính thức của thành phố Cát Lâm không dùng từ “phong thành”, nhưng các quy định chi tiết trong “quản lý tĩnh toàn khu vực” cho thấy đợt kiểm soát nâng cấp này về bản chất là đóng cửa thành phố nghiêm ngặt.

Theo thông tin công bố sáng ngày 21/3 trên trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 4.331 ca nhiễm cộng đồng, với 2.384 trường hợp là ca nhiễm không triệu chứng. Trong đó, thành phố Cát Lâm chiếm 997 ca.

Trong một tuần qua, từ ngày 14 đến 20/3, thành phố Cát Lâm ghi nhận hơn 10.200 ca nhiễm trong cộng đồng.

Nga bao vây khốc liệt thành phố Mariupol

Pháo binh Nga xung quanh Kyiv lần đầu tiên im tiếng sau nhiều tuần vào ngày 19 tháng 3, cho phép 2 triệu người ở trong thành phố được chợp mắt. Tại cuộc họp báo vào sáng hôm sau, quân đội Ukraine cho biết Nga đồng loạt ngừng bắn như vậy trên hầu khắp Ukraine. Có vẻ đối phương đang chuyển từ tấn công sang tập hợp lại và đảm bảo hậu cần, họ nói.

Song có một ngoại lệ là Mariupol cũng như cuộc không kích của Nga vào các bệnh viện, trường học, hầm trú bom và cơ sở hạ tầng dân sự ở thành phố này. Cư dân ở đây đang không có điện, hệ thống sưởi, nước, thông tin liên lạc, và cả thực phẩm. Thi thể được nhìn thấy khắp thành phố, với nhiều trong số đó bị mất tay hoặc chân. Số người chết có thể lên đến hàng chục nghìn người.

Với việc quân đội Ukraine bị cắt tiếp viện, hy vọng duy nhất cho 300.000 người còn ở trong thành phố là các cuộc đàm phán chính trị về ngừng bắn và hành lang nhân đạo. Nhưng chúng vẫn còn xa vời.

Ứng viên thẩm phán Tòa Tối cao của Biden ra điều trần

Lần thứ tư trong vòng sáu năm, Ủy ban Tư pháp Thượng viện sẽ họp vào thứ Hai để xem xét một ứng viên cho Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ketanji Brown Jackson, lựa chọn của Joe Biden để kế nhiệm Thẩm phán Stephen Breyer sắp nghỉ hưu, không phải là gương mặt nào quá mới mẻ. Trong 12 năm qua, Thượng viện đã phê chuẩn bà vào Ủy ban Kết án Hoa Kỳ cũng như hai tòa án cấp dưới.

Điều trần của bà Jackson sẽ kéo dài bốn ngày. Khi Thượng viện họp để bỏ phiếu trong những tuần tới, số phận của bà Jackson coi như đã được quyết định: nhờ đang nắm đa số, đảng Dân chủ có thể phê chuẩn bà mà không cần một phiếu nào từ đảng Cộng hòa.

Một số thượng nghị sĩ Cộng hòa cho biết họ sẵn sàng bỏ phiếu cho bà. Những người khác dự định tra hỏi bà Jackson về thời gian bà làm luật sư biện hộ công cũng như các cáo buộc gây hiểu lầm về cách bà xử lý những vụ kiện có liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em. Đây chắc chắn sẽ là một quá trình phê chuẩn đầy căng thẳng.

Quân đội Myanmar tiếp tục đẩy mạnh đàn áp

Danh sách các cáo buộc nhắm vào quân đội Myanmar ngày càng dài ra. Sau khi bị cáo buộc phạm tội diệt chủng người Rohingya Hồi giáo thiểu số, tổ chức này giờ đây có thể bị gán thêm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, theo Liên Hợp Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2021, quân đội đã tìm cách dập tắt phong trào phản kháng vũ trang bằng cách không kích các thị trấn, tra tấn tù nhân và thiêu sống hàng loạt dân thường, giết chết ít nhất 1.600 người.

Những tin này hoàn toàn không được nhắc đến trên truyền thông nhà nước, ngoài các bài báo về quản lý đất đai và giá muối. Trong nỗ lực chứng minh cho người dân thấy cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, chính quyền tuyên bố sẽ mở lại các chuyến bay quốc tế từ giữa tháng 4. Song bất kỳ du khách nào đủ dũng cảm đến Myanmar cũng sẽ nhận ra mọi thứ không còn như trước. Kể từ sau cuộc đảo chính, tình trạng mất điện bắt đầu diễn ra hàng ngày trong khi giá trị của đồng kyat giảm mạnh. Có lẽ một nửa dân số đã rơi xuống mức nghèo.

Thủ tướng Nhật Bản, Ấn Độ bàn cách ứng phó cuộc khủng hoảng Ukraine 

20/3/2022 

Reuters 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, tại Dinh Hyderabad ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 19 tháng 3 năm 2022.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, tại Dinh Hyderabad ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 19 tháng 3 năm 2022. 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi rằng việc Nga xâm lược Ukraine đã làm lung lay "nền tảng của trật tự quốc tế" và đòi hỏi một phản ứng rõ ràng, ông cho biết ngày thứ Bảy.

Ấn Độ và Nhật Bản là thành viên của Đối thoại An ninh Bốn bên (Bộ tứ), một khuôn khổ an ninh bao gồm Mỹ và Úc, nhưng Ấn Độ là thành viên Bộ tứ duy nhất không lên án cuộc xâm lược.

Nhật Bản đã áp đặt các chế tài đối với hàng chục cá nhân và tổ chức của Nga kể từ khi điều mà Nga gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine bắt đầu và đã nhận người tị nạn Ukraine.

"Chúng tôi (ông Kishida và Modi) khẳng định bất cứ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng bằng vũ lực đều không thể được tha thứ ở bất kì khu vực nào và cần phải tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế," ông Kishida nói với các phóng viên sau cuộc hội kiến ông Modi ở New Delhi.

Ông Kishida cũng công bố kế hoạch đầu tư 5 ngàn tỉ yen (42 tỉ đôla) vào Ấn Độ trong vòng năm năm. Ấn Độ đã ký thỏa thuận với các đơn vị của tập đoàn Suzuki Motor của Nhật Bản cho khoản đầu tư khoảng 1,4 tỉ đôla để sản xuất xe điện và pin tại bang Gujarat quê nhà của ông Modi - cũng bao gồm một chương trình phế liệu xe - nhưng không rõ liệu đây có phải là một phần của tổng khoản đầu tư 5 ngàn tỉ yen hay không.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự quan tâm nghiêm trọng về cuộc xung đột ở Ukraine và cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đó. Ông Modi từ chối bình luận trực tiếp về Ukraine nhưng lưu ý rằng các sự cố địa chính trị đang "đề ra những thách thức mới."

Harsh Vardhan Shringla, ngoại trưởng Ấn Độ, nói với các phóng viên rằng hai nhà lãnh đạo đã "đánh giá những tác động sâu rộng hơn, đặc biệt đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an toàn và an ninh của các cơ sở hạt nhân ở Ukraine."

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Ấn Độ chủ yếu trong lĩnh vực ô tô, thiết bị điện, viễn thông, hóa chất và dược phẩm. Kể từ năm 2000, các khoản đầu tư vào Ấn Độ đã đạt khoảng 27,28 tỉ đôla.

Năm 2020, hai nước kí một thỏa thuận mua lại và cung cấp dịch vụ tương hỗ cho phép dự trữ đối ứng lương thực, nhiên liệu và các nguồn vật phẩm khác giữa lực lượng quốc phòng của hai nước.

Bắc Triều Tiên phóng nhiều hỏa tiễn ra biển Hoàng Hải

Dân Hàn Quốc xem truyền hình ảnh tư liệu về đợt phóng thử tên lửa của Bắc Triều Tiên, nhà ga xe lửa Seoul, Hàn Quốc, ngày 20/03/2022. AP - Ahn Young-joon 

Sáng Chủ Nhật 20/03/2022, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, Bắc Triều Tiên đã 4 lần phóng thử tên lửa hướng ra biển Hoàng Hải. Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết các vụ thử nghiệm được tiến hành từ một địa điểm chưa được xác định tại tỉnh Nam Pyongan. 

Đâu là thông điệp của Bình Nhưỡng trong vụ phóng ngày hôm qua ? Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca giải thích :

« Các vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên tuân theo một số logic. Các cuộc phóng thử này cho phép Bắc Triều Tiên hoàn thiện kho vũ khí quân sự, phô trương sức mạnh trước dân chúng và đôi khi là để phát đi những thông điệp ngoại giao. Thông điệp mà Bình Nhưỡng phát đi hôm Chủ Nhật, nếu có thì rõ ràng là nhắm đến Seoul.

Trong khi Hàn Quốc vừa bầu tân tổng thống, vốn là người ủng hộ đường lối cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, bốn vụ phóng hỏa tiễn lần này rõ ràng là mối đe dọa đối với quân đội Hàn Quốc, bởi trong những năm vừa qua, Bắc Triều Tiên đã đưa ra nhiều sáng chế về hệ thống phóng đa hỏa tiễn, khiến chiều chuyên gia đưa ra giả thuyết là loại vũ khí này sẽ được sử dụng nếu Bắc Triều Tiên tấn công phòng ngừa chống lại Hàn Quốc.

Để đối phó với khả năng này, Seoul trong năm 2021 đã đầu tư 2,6 tỷ đô la để trang bị một hệ thống đánh chặn hỏa tiễn giống như « Vòm sắt » của Israel. Nếu diễn ra gần biên giới giữa hai nước thì các vụ phóng hỏa tiễn hôm Chủ Nhật cũng có thể là sự vi phạm thỏa thuận liên Triều ký hồi tháng 09/2018.

Publicité

Những vụ thử nghiệm lặp đi lặp lại kiểu này đang gây ra nhiều đồn đoán là Bình Nhưỡng lại chuẩn bị phóng tên lửa Hỏa Tinh 17 (Hwasong 17), một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa được mệnh danh là tên lửa « quái vật ». Vụ thử nghiệm này đồng nghĩa với việc Bắc Triều Tiên ngưng lệnh cấm thử nghiệm vũ khí tầm xa mà họ tự áp đặt hồi năm 2017, nhưng trên hết sẽ làm gia tăng mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực. »

Slovakia nhận tên lửa phòng không Mỹ Patriot để chuyển tên lửa Liên Xô S-300 cho Ukraina

Dàn tên lửa MIM-104 Patriot đất đối không, gần sân bay Rzeszow-Jasionka, Ba Lan. Ảnh chụp ngày 16/03/2022. REUTERS - FABRIZIO BENSCH 

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đang được chuyển đến Slovakia, theo thông báo hôm Chủ Nhật 20/03/2022 của bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia, Jaroslav Nad. Việc Mỹ chuyển tên lửa Patriot đến Slovakia dường như mở đường để Slovakia giao cho Ukraina hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô chế tạo nhằm giúp Ukraina đối phó với quân đội Nga.  

Trong tuần qua Slovakia đã tuyên bố có thể chuyển cho Ukraina hệ thống tên lửa phòng không S-300 được chế tạo từ thời Liên Xô, với điều kiện Slovakia phải nhận được tên lửa thay thế để tránh làm suy yếu an ninh của NATO. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà một số nước cộng sản cũ, trong đó có Slovakia và Bulgari, sở hữu, được xem là loại vũ khí lý tưởng cho Ukraina chống Nga, bởi quân đội Ukraina đã quen với hệ thống này. 

Trên Facbook, bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia, Jaroslav Nad, khẳng định « những đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm triển khai hệ thống phòng không Patriot đang dần đến CH Slovakia. Quy trình sẽ được tiếp diễn trong những ngày tới đây (…) Hệ thống Patriot không thay thế hệ thống S-300 của Liên Xô trước đây, nhưng là một phần bổ sung trong công tác bảo vệ không phận của CH Slovakia ». 

Bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia cũng nhấn mạnh S-300 trong tương lai không còn phù hợp với lực lượng vũ trang Slovakia do đã cũ, kỹ thuật và khả năng phòng không đều không đủ tốt. Slovakia cũng tránh phụ thuộc vào Nga : không thể chấp nhận khả năng hợp tác quân sự trong tương lai với chế độ đã vô cớ tấn công xâm lược Ukraina. Theo bộ trưởng Jaroslav Nad, Slovakia muốn thay thế S-300 bằng một hệ thống khác có khả năng bảo vệ đất nước tốt hơn và tương thích với hệ thống của các đồng minh.  

Tạm thời tên lửa Patriot được triển khai tại căn cứ quân sự Sliac của Slovakia, chính quyền cũng đang tham vấn giới chuyên gia về các địa điểm khác để đạt được khả năng phòng không lớn nhất cho cả nước. AFP nhắc lại hôm thứ Sáu 18/03, Hà Lan thông báo sẽ triển khai một hệ thống tên lửa Patriot ở căn cứ Sliac, miền trung Slovakia. Đức cũng khẳng định sẽ chuyển hai hệ thống tên lửa Patriot cho Slovakia. 

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Tần Cương (Qin Gang), hôm 20/03 khẳng định Bắc Kinh không hỗ trợ quân sự cho Nga, nhưng không nói rõ có tiếp tục như vậy trong tương lai hay không.

Nato đưa Patriot vào Ba Lan, Slovakia, Ukraine dùng Starlink và Delta trong 'cuộc chiến drone'

Patriot missile defence system. File photo

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Patriot chống lại được phi cơ và tên lửa đạn đạo

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine sau mấy tuần giao chiến có vẻ như không đem lại kết quả rõ rệt về lãnh thổ, nhưng khối Nato đã tăng cường bảo vệ biên giới phía Đông bằng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot.

Hôm 09/03, hai dàn hệ thống phòng không Patriot của Hoa Kỳ được chuyển từ Đức sang phía Đông Ba Lan, tới một sân bay cách biên giới Ukraine chỉ chừng 50km.

Trước đó, một hỏa tiễn Nga đã bắn vào một kho quân sự của Ukraine, cách biên giới quốc gia thành viên Nato là Ba Lan chỉ trên 20 km.

Tuần trước đó, báo chí Romania - nước thành viên Nato - nói họ tìm thấy một drone "nghi là của Nga" ở nước này, đặt ra câu hỏi liệu Nga vô tình, hay cố ý "nắn gân" Nato.

Cùng thời gian, quân Đức và Hà Lan sẽ điều khiển hệ thống Pariot đặt tại sân bay Sliac, miền Trung Slovakia, để tăng cường bảo vệ "sườn phía Đông" của Nato.

Chính phủ Slovakia nói việc triển khai Patriot sẽ được thực hiện trong những ngày tới. 

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad của Slovakia họp với người đồng cấp Hoa Kỳ Llyod Austin hôm 17/03 ở Bratislava. 

Hỏa tiễn Patriot được thiết kế để bắn chặn, bắn hạ hỏa tiễn của đối phương trên không trung và từng được Mỹ cho triển khai ở Trung Đông.

Năm 2001, lần đầu Patriot được tung vào trận để hạ các tên lửa Scud của Iraq, sản xuất theo mẫu Liên Xô, và đã chứng tỏ sự hữu hiệu.

Năm 2018, Ba Lan tuyên bố bỏ ra 4,75 tỷ USD để mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ trong quyết định khiến Nga nổi giận.

President-elect Joe Biden

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Dự kiến TT Biden sẽ tới Ba Lan ngày 25/03/2022 để ủng hộ các đồng minh Nato phía Đông

Tuy thế, các dàn Patriot vừa được lệnh đem tới Ba Lan là của Hoa Kỳ, vốn đặt tại phía Tây nước Đức. 

Tin từ Hoa Kỳ cũng cho hay Tổng thống Joe Biden sẽ sang thăm Ba Lan tuần này, sau chuyến thăm tới Brussels, trụ sở khối Nato, để bàn về tình hình chiến sự ở Ukraine.

Starlink và hệ thống trinh sát Delta

Các báo Anh (The Times, Daily Mail) giới thiệu hoạt động rất hiệu quả của các đơn vị điều khiển drone vũ trang mà Ukraine đang có.

Họ đã thành công trong việc bỏ bom, thả lựu đạn và phóng hỏa tiễn từ trên không diệt xe tăng, xe bọc thép Nga ở Ukraine những tuần qua.

Đơn vị Aerorozvidka của quân đội Ukraine dùng nhiều loại drone, nổi tiếng nhất là Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc mang theo bốn hỏa tiễn thông minh.

Nhưng họ cũng có loại nhỏ hơn, do Ukraine sản xuất, mang được bom, chất nổ, thậm chí lựu đạn, bay tới và thả xuống xe tăng, xe thiết giáp, xe vận tải quân sự Nga lúc dừng vào buổi đêm, phá hoại khá nhiều vũ khí hạng nặng của Nga.

"Chúng tôi đánh đêm khi quân Nga đang ngủ," chỉ huy Yaroslav Honchar cho tờ The Times biết từ căn cứ tại Kyiv.

Quân Nga thường tránh bị lạc đường nên dừng xe ở các làng mạc vào buổi tối, nhưng quân Ukraine dùng hình vệ tinh, dùng thông tin trinh sát tìm ra các xe cộ quan trọng và tiêu diệt chúng, theo bài báo.

Nhưng thông tin liên lạc của quân đội và chính phủ Ukraine không thể hiệu quả nếu không có mạng lưới vệ tinh Starlink của tỷ phú Nam Phi Elon Musk giúp đỡ.

Chỉ trong thứ bảy tuần qua, có thêm 53 vệ tinh Starlink phát tín hiệu internet được phóng lên từ Cape Canaveral Space Force Station, Florida, giúp mạng lưới thông tin, do thám của Ukraine mạnh hơn.

Quân đội Ukraine nhờ thế có thể làm chủ bầu trời về tín hiệu, và các phương tiện chiến tranh điện tử của họ có thể hoạt động tốt, kể cả khi một khu vực dân cư bị mất điện, mất tín hiệu Internet bình thường.

Bayraktar TB2 drone

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Drone loại Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang được Ukraine dùng để diệt xe tăng, các kho đạn và bộ chỉ huy quân sự của Nga

Ngoài ra, người Ukraine cũng dùng cả các drone PD-1 mang theo phương tiện định vị và do thám bằng tia hồng ngoại để theo dõi quân Nga di chuyển. 

Các drone của Ukraine dùng thông tin từ hệ thống Delta vốn được phát triển nhờ cố vấn Phương Tây những năm qua. 

Delta tổng hợp số liệu bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh, video từ drone, thông tin tình báo do người cung cấp để tạo ra "hình ảnh như thực" của kẻ thù trên địa hình, kể cả khi đối phương di chuyển.

Các báo Anh nói Delta được thử lần đầu trong cuộc tập trận Sea Breeze ở Hắc Hải năm 2021 do Hoa Kỳ tổ chức cùng Ukraine và 30 nước khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét