Bài Báo Chung Của Các Đại Sứ Liên Minh Châu Âu, Na Uy, Thuỵ Sĩ Và Vương Quốc Anh Tại Hà Nội
09/3/2022
Ủng hộ Ukraine!
Tác giả: Đại sứ Giorgio Aliberti – Liên minh châu Âu, Đại sứ Hans–Peter Glanzer – Áo, Đại sứ Paul Jansen – Bỉ, Đại sứ Marinela Petkova – Bulgaria, Đại sứ Vitezslav Grepl – Cộng hòa Séc, Đại sứ Kim Hojlund Christensen – Đan Mạch, Đại sứ Keijo Norvanto – Phần Lan, Đại sứ Nicolas Warnery – Pháp, Đại sứ Guido Hildner – Đức, Đại sứ Georgios Stilianopoulos – Hy Lạp, Đại sứ Csaba Őri – Hungary, Đại sứ John McCullagh – Ailen, Đại sứ Antonio Alessandro – Ý, Đại sứ Elsbeth Akkerman – Hà Lan, Đại sứ Wojciech Gerwel – Ba Lan, Đại sứ Cristina Romila – Romania, Đại sứ Pavol Svetik – Slovakia, Đại sứ Maria Pilar Mendez Jimenez – Tây Ban Nha, Đại sứ Ann Mawe – Thụy Điển, Đại sứ Ivo Sieber – Thụy Sĩ, Đại sứ Grete Lochen – Na Uy, và Đại sứ Gareth Ward – Vương quốc Anh
Bản dịch tiếng Việt của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội ngày 9/3/2022
Bí ẩn: Tại sao putin không sử dụng vũ khí công nghệ cao ở Ukraine?
10/3/2022
Hiếu Bá Linh, dịch
Nga hiện đã triển khai vào chiến trường hơn 90% lực lượng, khoảng 170.000 quân lính mà đã được thắt chặt xung quanh biên giới Ukraine trước ngày 24 tháng 2. Tuy nhiên, Putin vẫn chưa thành công trong việc đạt được các mục tiêu quan trọng: Các thành phố lớn ở phía bắc, đặc biệt là thủ ô Kiev, vẫn nằm trong tay Ukraine. Chỉ ở phía nam của đất nước, người Nga có một vài chiến thắng.
Trong khi đó, trong kho vũ khí của Nga, vẫn còn có hàng loạt các loại vũ khí hiện đại và thiết bị quân sự công nghệ cao, chưa được đưa vào chiến trường sử dụng (hoặc có sử dụng nhưng không sử dụng nhiều) để giành chiến thắng.
Hôm 9/3, báo Der Spiegel của Đức đã phỏng vấn nhà phân tích chiến lược Michael Kofman, giám đốc chương trình nghiên cứu về Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân của Hải quân Mỹ. Trọng tâm nghiên cứu của ông là Nga và Liên Xô cũ, đặc biệt về các Lực lượng vũ trang Nga, tư duy, năng lực và chiến lược quân sự.
Trong phần cuối phỏng vấn, ông nói về bí ẩn tại sao Nga không sử dụng vũ khí công nghệ cao trong cuộc chiến ở Ukraine:
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ sáu 11 tháng 3 năm 2022
Trần Trung Đạo - Vladimir Putin, tham vọng và hậu quả
11/3/2022
Tháng 4, 2014, một tháng sau khi Nga cưỡng chiếm bán đảo Crimea, trong một bài viết về chính sách đối ngoại của Mỹ, người viết có nhấn mạnh “Rất nhiều bài viết và phân tích về tham vọng bành trướng của Putin. Điều quan trọng nên nhớ, tham vọng của Putin không dừng lại ở bán đảo Crimea mà là Ukraine.” (Chính Luận Trần Trung Đạo, Cổ Loa xuất bản 2014, trang 149)
Nhận định “tham vọng của Putin không dừng lại ở bán đảo Crimea mà là Ukraine” không phải là một lời tiên đoán vu vơ nhưng rút ra từ các luận điểm về nhân cách của Putin và các mối quan hệ quốc tế thời kỳ này.
Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.
Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 11 tháng 3 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây
Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.
Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành
“Nga còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”.
Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh.
Lê Tây Sơn - Trung Quốc-Ukraine, một thời trăng mật
10/3/2022
Quan hệ thương mại Trung Quốc với Ukraine không phải không đáng kể, đạt $19 tỉ năm 2021 (so với $7.69 tỉ năm 2017). Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine vào năm 2019. Các nhà phân tích ước tính thương mại hai chiều đạt trung bình từ $10 tỷ đến $20 tỷ mỗi năm. Yan Liang, giáo sư và chủ nhiệm khoa kinh tế tại Đại học Willamette ở tiểu bang Oregon, nói rằng các khoản đầu tư Trung Quốc vào Ukraine tổng cộng khoảng $150 triệu/năm; trong đó có các chương trình đầu tư liên quan một nhà máy điện gió, các dự án nông nghiệp và hạ tầng giao thông.
Ukraine cũng xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như ngô, lúa mạch và dầu hướng dương. Khoảng một phần ba lượng ngô của Trung Quốc đến từ Ukraine. Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết Trung Quốc cũng đặt mua các bộ phận của lò phản ứng hạt nhân từ Ukraine.
Hoa Kỳ: Không để ‘các cơ sở nghiên cứu sinh học’ ở Ukraine rơi vào tay Nga
Mimi Nguyen Ly
Thứ sáu, 11/3/2022
Theo một quan chức, Hoa Kỳ đang nỗ lực ngăn không cho Nga nắm quyền kiểm soát các “cơ sở nghiên cứu sinh học” của Ukraine.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Ngoại giao Thượng viện vào ngày 08/03, Thứ trưởng Ngoại giao về Các vấn đề Chính trị Victoria Nuland đã được Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) hỏi liệu Ukraine có vũ khí hóa học hoặc sinh học hay không.
Bà Nuland cho biết, “Ukraine có các cơ sở nghiên cứu sinh học, mà trên thực tế, chúng tôi khá lo ngại rằng quân đội Nga có thể đang tìm cách giành quyền kiểm soát nếu như họ tiếp cận được, vì vậy chúng tôi đang làm việc với Ukraine về cách họ có thể ngăn chặn bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào rơi vào tay người Nga.”
Ông Rubio nói: “Tôi chắc bà biết là các nhóm tuyên truyền của Nga đã tung ra hết thảy các loại tin tức về cách họ phát hiện ra âm mưu của người Ukraine để phóng thích vũ khí sinh học trong nước với sự phối hợp của NATO.”
Cập nhật tình hình chiến sự Nga-Ukraine
11/3/2022
Ảnh chụp từ vệ tinh Maxar: Nga tái điều động đoàn xe ở Kyiv
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh của công ty Maxar cho thấy đoàn xe khổng lồ của Nga bị sa lầy bên ngoài thủ đô Ukraine kể từ tuần trước dường như đã giải tán.
Hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies cho thấy một đoàn phương tiện, xe tăng và pháo dài 40 dặm (64 km) đã chia nhỏ ra và được tái điều động, với các đơn vị thiết giáp được nhìn thấy ở các thị trấn gần phi trường Antonov ở phía bắc thành phố. Một số phương tiện đã di chuyển vào rừng, theo ghi nhận của Maxar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét