Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 08 tháng 3 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Giang Nam

https://docs.google.com/document/d/1okfdm4xQXdupS59Qbz7nkeMGhVZgGcXk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ấy thế mà tôi lại cứ tưởng là vì GN đã hết thời rồi nên không còn được “đoái hoài” gì đến. Ông tuy chưa chôn nhưng đã chết, và đã hóa ra một quả chanh khô. Tôi còn tưởng rằng Đảng và Nhà Nước không muốn dây dưa gì với hình ảnh cái mũ tai bèo, cái khăn rằn, và đám du kích nữa. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì đã mồ yên mả đẹp tự lâu. Chớ nên nhắc đến sợ giây thừng trong một gia đình đã có người thắt cổ?

Tưởng vậy mà không phải vậy. Thiệt là tưởng năng thối!

Việt Nam, Nga tăng cường hợp tác giữa làn sóng chế tài của thế giới lên Moscow 

07/3/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1whDyX6oj7BWGbMjTQVmAZEXOuegIOT_u/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nga công bố triển vọng hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới giữa lúc bị thế giới cô lập về kinh kế, trong khi những biện pháp chế tài mạnh mẽ từ phương Tây đối với Moscow đã khiến Việt Nam phải dừng xuất khẩu cá da trơn sang nước này.

Việt Nam, một đối tác chiến lược thân cận của Nga, nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng hồi tuần trước cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm lên án và kêu gọi Moscow chấm dứt cuộc xâm lược tại Ukraine.

Thời sự Việt Nam

Thứ ba 08 tháng 3năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1uAAL_RrIevi62EFds-_qluSoBNbAL2Tp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 Để cứu hồ đang khô, các quốc gia Mekong phải hành động như một

(To Save a Dying Lake, Mekong Nations Must Act as One)

Abby Seiff and Len Leng – Bình Yên Đông lược dịch

New Naratif – 9 February 2022

https://docs.google.com/document/d/11NpCf6p0EOnioNir7F_mvSLJhqsINBwI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các quốc gia Mekong phải hành động tập thể để bảo tồn hồ Tonle Sap ở Cambodia, thủy sản của nó và sinh kế dựa vào nó.  Nếu không, các vấn đề nhân tạo như đánh cá bừa bãi, các đập thủy điện và thay đổi khí hậu sẽ gây tai họa cho hàng triệu người.

Trên hồ Tonle Sap của Cambodia, có cái gì đó sai vô cùng.  Các thước nước do chánh phủ thiết lập đang ghi nhận mực nước thấp choáng người ở hồ và sông cùng tên.  Các ảnh vệ tinh cho thấy rừng chung quanh hồ đang biến mất.  Các nhà khoa học và nghiên cứu trên toàn cầu đã tích lũy hàng đống dữ kiện cho thấy vô số vấn đề đang đe dọa vùng nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á (ĐNA).  Người dân sống trên hồ, trong lúc đó, đã đi đến các kết luận đơn giản hơn: có rất ít cá hơn, thất mùa, và không có gì hoạt động như nó phải làm.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 08 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1_e0Fhjuat1-foX3av7op9aD3ankXoe93/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân - Giá nào Putin phải trả trong cuộc xâm lăng Ukraine?

08/3/2022

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đánh giá Vladimir Putin

https://docs.google.com/document/d/1PzQP2bzlMdUIQlUTZ3pCqCY4NFIuO92u/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau Chiến Tranh Lạnh, trật tự mới thế giới do Mỹ chủ trương dường như bị phá vỡ. Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh đang xuất hiện trở lại! Tại Châu Á, Trung Cộng một nước Cộng Sản đang dồn nỗ lực chế thêm đầu đạn nguyên tử và vũ khí huỷ diệt hàng loạt tối tân hơn để chuẩn bị cho những cuộc tắm máu ở Đài Loan, Biển Đông và Hoa Đông. Ở Châu Âu, Putin xâm lăng quân sự Ukraine điên cuồng phóng hỏa tiễn, dội bom vào người dân vô tội.
Trước những tình hình trật tự mới thế giới bị đảo lộn, hoà bình trên trái đất không còn bảo đảm. Nhân loại trông chờ vào những bộ óc lãnh đạo của các cường quốc trên thế giới tỉnh táo để đưa thế giới thoát khỏi nạn huỷ diệt chiến tranh nguyên tử. Thế giới đang gửi gắm niềm tin hoà bình vào những người có quyền quyết định bấm nút đỏ vũ khí hạt nhân. Và cầu mong thượng đế sẽ giúp họ được sáng suốt để tránh đưa nhân loại đến diệt vong.

Nouriel Roubini - Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu

Project- Syndicate

Tác giả: Nouriel Roubini

Đỗ Kim Thêm, dịch

08/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1pfF63LdHJq0HZoo8dWsh5r1sC9LQ0qjR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời người dịch: Khác hẳn với các ảnh hưởng của nạn COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, kể từ cuối năm 2021, giá dầu thô đã tăng, nhưng ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, giá đã tăng khoảng 1/3.

Cuộc tranh luận hiện nay của chính giới về việc ngừng nhập năng lượng do Nga cung cấp đang gây nhiều biến động lên thị trường chứng khoán, khiến giá dầu tăng nhanh lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá một thùng dầu tăng lên gần 18%, 139,13 đô la Mỹ và do đó gần với mức kỷ lục gần 150 đô la Mỹ trong mùa hè năm 2008. Hiện nay, giá dầu Brent mới nhất đã tăng lên gần 11% tương đương 12,57 đô la Mỹ, 130,67 đô cho một thùng.

Niall Ferguson và Francis Fukuyama tranh luận ai có lỗi với Ukraine

08/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1hBqGbZWamycM-YxYE2CAuCQEZheX4fJg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Hoa Kỳ, vừa tham gia một cuộc thảo luận để cho biết phân tích của họ về khủng hoảng ở Ukraine.

Niall Ferguson, nhà sử học người Scotland đang sống ở Hoa Kỳ, rất nổi danh với các sách như Empire, Colossus. Năm 2015, ông ra tập đầu bộ sách về Henry Kissinger, Kissinger: 1923-1968: The Idealist.

Francis Fukuyama, nhà khoa học chính trị người Mỹ, lần đầu vang danh với cuốn The End of History and the Last Man (1992) và sau này đã viết hàng loạt sách có ảnh hưởng lớn.

Lê Tây Sơn - Nếu Volodymyr Zelensky buộc phải “bỏ thành” Kyiv

07/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1jt3u2yYmtHioD62aPVXsAoYy0-3d1pzz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong khi quân dân Ukraine kiên cường chiến đấu chống lại cuộc chiến tàn ác của Putin, các quan chức Mỹ và châu Âu đang thảo luận về cách họ sẽ hỗ trợ một chính phủ lưu vong do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lãnh đạo nếu ông buộc phải bỏ khỏi Kyiv. Trong các cuộc thảo luận kín của Bộ Ngoại giao, Ngũ Giác Đài và một số cơ quan khác của Mỹ có cả việc giúp Zelensky và các quan chức hàng đầu Ukraine rút lui an toàn nếu họ phải chuyển đến thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine, hoặc bị buộc phải rời Ukraine và thành lập chính phủ lưu vong ở Ba Lan.

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundly,  The Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1DCRjDi_VSkIG9ZcEBLruw02-PelF36je/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét