Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Ts. Phạm Đình Bá - Cách sống hoài nghi hay bạn nghĩ gì về Nguyễn Phú Trọng?

 

Hãy nghĩ về một thời điểm mà bạn đã thay đổi quyết định của mình. Có lẽ bạn muốn đất nước của bạn xâm chiến Cambodia, và bây giờ bạn nhận ra rằng có lẽ đó là một ý tưởng tầm bậy. Hoặc có thể bạn lớn lên trong một gia đình theo cộng sản, và rồi bạn tự diễn biến. Một phần của sự trưởng thành là phát triển sự khiêm tốn về trí tuệ. Bạn đã sai trước đây; bây giờ bạn có thể sai.

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với bọn độc tài toàn trị không chịu thừa nhận sai lầm. Bạn nghĩ gì về những người như vậy? Bạn có ngưỡng mộ sự bền bỉ trong u tối của chúng không? Hay bạn ước rằng chúng sẽ thừa nhận rằng chúng đã đi đến kết luận, đọc sai bằng chứng, hoặc chỉ muốn nhìn thấy những gì chúng muốn xem? Những người ngoan cố không chỉ sai về sự thật. Chúng cũng có thể rất hung dữ khi bạn phản biện lại “sự thật” của chúng.

Bạn sẽ ra sao nếu bạn bảo vào mặt Nguyễn Phú Trọng là những điều ông ấy tự sướng - “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam.” – là những điều tầm bậy. Ông ấy có sống trong một xã hội có thỏa hiệp và khoan dung với những người không đồng ý với ông ta không?

May mắn thay, chúng ta có một tác phẩm triết học từ thời cổ đại chứa đầy các chiến lược để chống lại các khuynh hướng giáo điều, cho dù ở bản thân hay ở người khác. Cuốn sách từ thời cổ đại chống lại ngoan cố và giáo điểu là cuốn “Phác thảo về bệnh Pyrrhonism” của Sextus, một bác sĩ viết bằng tiếng Hy Lạp và sống vào một thế kỷ thứ đầu Công Nguyên. Ông ấy viết và làm việc theo truyền thống bắt nguồn từ nhà triết học Hy Lạp Pyrrho, người cùng thời với Aristotle. [1]

Cách sống hoài nghi, trong cách trình bày của Sextus, tuân theo một nhịp điệu nhất định. Bạn cảm thấy hoang mang về điều gì đó. Bạn tìm kiếm kiến thức về nó. Bạn có thể đi đến những cân nhắc có trọng lượng gần như nhau về những gì đang xảy ra. Bạn dần dần hiểu vấn đề một cách tổng thể và từ từ không còn cố gắng chỉ tìm kiếm một câu trả lời. Và một khi bạn nhận ra rằng bạn có thể không tìm ra một giải pháp duy nhất, điều nầy sẽ mang lại sự yên tĩnh cho tinh thần của bạn.

Chữ “bạn” ở đây không áp dụng cho bọn độc tài toàn trị. Chúng là bọn đầu đá – “Bánh mì không phải là lương thực”, khi nhiều người thiếu ăn trong đại dịch.

Dưới đây là một số đề xuất của Sextus để làm suy yếu lòng tin vào giáo điều hay sự chắc chắn trong bản thân bạn và những người khác. Giả sử rằng bạn xác định mình thuộc trường phái tư tưởng gắn liền với một người ưu việt, ví dụ như Isaac Newton hoặc Albert Einstein. Sextus viết, "có thể, theo như bản chất, có thể có một lập luận trái ngược với lập luận mà bạn đặt ra hiện đang tồn tại, mặc dù chúng ta chưa biết." Một cuộc cách mạng khoa học khác có thể sắp xảy ra. Ai đó có thể có một lập luận làm suy yếu niềm tin mà bạn cho là đương nhiên.

Bạn có thông minh hơn một con chó? Rõ ràng là con người có những khả năng mà loài chó thiếu. Tuy nhiên, Sextus lưu ý, chó có thể suy luận con đường nào để theo đuổi con mồi bằng cách loại bỏ những con đường không có mùi hương. Chó có thể là những người bạn dũng cảm và trung thành, có khả năng lựa chọn thức ăn và biết quyết định lúc nào thì không ăn nữa. Đồng thời chó có thể truyền tải những cảm xúc và thông điệp tinh tế thông qua âm thanh. Loài chó không chỉ giống con người về trí thông minh, đức tính, sự tự do và giao tiếp mà chúng còn nhận thức được những điều mà con người không thể làm được.

Nước hoa có mùi dễ chịu nhưng có vị đắng. Dầu ô liu làm dịu da nhưng gây kích ứng khi lọt vào khí quản. Những bức tranh có thể vẽ về núi, nhưng khi chạm vào thì chúng chỉ là một mặt phẳng. Chất lượng thực sự của nước hoa, dầu ô liu và tranh vẽ là gì?

Người ta không thể nói chắc chắn: có khi các giác quan xung đột với nhau. Trí tuệ nhận thức về vật chất qua giác quan, và các giác quan xung đột và có thể làm cho nhận thức không hoàn thiện. Trí tuệ của chúng ta có thể không thể biết được câu chuyện thực sự.

Nhưng sự hoài nghi không chỉ đơn giản là về kiến thức hay ngôn ngữ. Nó là một cách sống. Sextus mời bạn trở thành một người cởi mở, điềm tĩnh, người luôn tìm kiếm kiến thức nhưng không trở nên tức giận khi người khác không nhìn nhận mọi thứ theo cách tương tự như bạn nhận thức.

Trong một blog, Francis Fukuyama một nhà khoa học chính trị và nhà văn người Mỹ viết: “Chúng ta, những người sống trong xã hội tự do nhất thiết phải chấp nhận thuyết tương đối đạo đức ở một mức độ nhất định.” Fukuyama muốn mọi người có thể nhìn nhận những sự thật giả định theo nhiều cách khác nhau. Cỏ có màu xanh. Ngoại trừ vào ban đêm, khi nó xuất hiện màu đen.

Những người hoài nghi khuyến khích chúng ta sống cuộc sống của mình theo những cách ít bực bội hơn là đòi hỏi một thứ mà con người không và có thể không bao giờ sở hữu: sự thật. Nhưng điều nầy thì không bao giờ những tên độc tài toàn trị như Nguyễn Phú Trọng có thể hiểu được, cho dù trong hàng triệu năm tới.

Một lý do để đọc Sextus bây giờ là vì mọi người đang xem xét các đề xuất làm xáo trộn quyền tự do ngôn luận nhân danh bảo vệ sự thật. Từ ‘hoài nghi’ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là ‘điều tra’. Những người hoài nghi chạy thử nghiệm, thu thập dữ liệu, kiểm tra giả thuyết, và kêu gọi những đồng nghiệp của mình để xem xét và phê bình cách làm của mình xem có những sai phạm gì không. Những người hoài nghi tuân theo các quy tắc và phương pháp của khoa học. Họ nghĩ rằng một phần của việc trung thực về mặt trí tuệ là thừa nhận những giới hạn và sai sót trong kiến thức của một người.

Bạn có nghĩ là bọn độc tài toàn trị có thể làm điều đó không? Nếu chúng không làm được, thì giải pháp cho đất nước chúng ta là gì?

Nguồn:

1.         Nicholas Tampio. Scepticism as a way of life. 25/03/2022; Available from: https://aeon.co/essays/scepticism-is-a-way-of-life-that-allows-democracy-to-flourish?utm_source=Aeon+Newsletter&utm_medium=email&&utm_campaign=launchnlbanner.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét