Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 04 tháng 3 năm 2022

 


Giai cấp tiên phong của cách mạng - giai cấp cùng khổ nhất của Việt Nam hiện nay

Bình luận của Vũ Hùng Huy
03/3/2022

https://docs.google.com/document/d/12M8NPvxPjx58QrnqBxFVnIBhh_xOStzY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu bây giờ gả cưới con, hỏi nhà bên kia làm nghề gì mà được đáp “Làm công nhân”, tôi nghĩ tuyệt đại đa số gia đình sẽ ngại ngần. Tất nhiên trừ những gia đình cũng làm công nhân, hoặc buôn gánh bán bưng, có mức sống quá thấp ra.

Rất xin lỗi những người công nhân, nhưng sự thực chính là như vậy. Làm công nhân bây giờ đồng nghĩa với công việc vất vả mà thu nhập thấp, tương lai mờ mịt, thậm chí thuộc tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội.

George J. Veith  - “Tôi Muốn Kể Lại Chuyện của Tôi”: Ký giả Nguyễn Tú và Cái Giá của Sự Can Đảm. Phần 2

04/3/2022

Đọc phần 1:  Tại đây

https://docs.google.com/document/d/1rnTjQpUvGENL1-mYO2GZPbVfl4JIE0wL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 (Bản gốc tiếng Anh: “I Want to Tell My Story”: Journalist Nguyen Tu and the Price of Courage) George J. Veith

Làm Việc Ở Sài Gòn

Không có việc làm, ông Tú bắt đầu đi khắp Miền Nam Việt Nam để quan sát đất nước.  Ông đi từ sông Bến Hải, ranh giới mới giữa hai miền Nam, Bắc vào sâu trong Nam.  Không có tiền, ông đi từ làng này sang làng khác, nói chuyện với dân chúng.  Ông là người thích làm việc đơn độc, lắng nghe những ưu tư của người dân và sống nhờ lòng tốt của họ.  Các nông dân luôn đối xử tốt và chia xẻ thức ăn của họ với ông.  Họ có rất nhiều gạo và cá.  Họ chỉ ông cách đặt các thuyền tam bản dọc theo con kênh, và khi thủy triều rút, họ chỉ cần xúc cá vào thuyền tam bản, không cần phải dùng lưới.  Dùng cách này chỉ cần 3 tiếng họ đã bắt được rất nhiều cá.

Lãnh đạo ‘Bộ Tứ’: Chuyện Ukraine không được phép xảy ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chiến lược mới của Mỹ ở châu Á: ‘củng cố đồng minh’ nhưng ‘thiếu khuôn khổ kinh tế’

04/3/2022

Reuters

https://docs.google.com/document/d/1zaNj_iPYb5dcaLMYV_zRp5THdgLEcIIs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ, gồm các quốc gia Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, hôm 3/3 đồng ý với nhau rằng những gì đang xảy ra đối với Ukraine không được phép xảy ra ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết.

Cuộc họp trực tuyến của nhóm bốn quốc gia được tổ chức vào thời điểm lo ngại đang gia tăng về Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nơi đã tăng cường mức độ cảnh giác, đề phòng Trung Quốc lợi dụng phương Tây mất tập trung để ra tay.

Thời sự Việt Nam

04/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1GE-_l1pQiSHisaODCgqX_pjS9m3vJ08f/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trịnh Hữu Long  - Học gì từ cách Đài Loan phản ứng với vụ Nga xâm lược Ukraine?

Đứng về phía liên minh dân chủ là cách Đài Loan phát triển và tự bảo vệ mình.

04/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1KpkvTGCYEmAJ7c6VyB2J71znjucT6aMB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi trải nghiệm ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine theo một cách rất khác với những người đang ở châu Âu hay Việt Nam. Ở Đài Loan, nơi tôi sinh sống và làm việc, Nga và Ukraine không phải là những quốc gia thường được nhắc tới hay bàn thảo. Nhưng không vì thế mà cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine không gây chấn động mạnh ở đảo quốc cách chiến trường hàng vạn dặm này.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 04 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1EjtSSD5E1pOo1BEKwLUAiwINKdWI7kni/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phỏng vấn tướng bốn sao về cuộc chiến ở Ukraina

Phan Ba ( Đức Quốc)

03/3/2022

Ông Wolf-Dieter Langheld (sinh năm 1950) là một tướng bốn sao đã nghỉ hưu của Quân đội Đức. Gần đây nhất, ông đã là tư lệnh của “Bộ chỉ huy Lực lượng Liên hợp Đồng minh” ở Hà Lan, một trong hai bộ chỉ huy của NATO châu Âu ở cấp chỉ huy tác chiến.

https://docs.google.com/document/d/1-DyFomsxJ7rGWAo-SIcycSsApcVL1Ymd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Focus Online: Ông Langheld, đêm qua quân đội của Putin đã chiếm được thành phố cảng Cherson – thành phố lớn đầu tiên của Ukraine với gần 300.000 dân. Việc chiếm được thành phố này quan trọng như thế nào theo tầm nhìn chiến lược tới tiến trình chiến tranh?

Wolf-Dieter Langheld: Việc chiếm được một thành phố lớn tất nhiên là tin tốt theo góc nhìn của Putin. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, nó không có tầm quan trọng lớn.

Nguyễn Thị Bé Bảy - Diện và Điểm trong vấn đề Ukraine :Cuộc Chiến Tranh Năng Lượng

03/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1gisRYRmqXPifE1_azm3gLpN5oWCvMA5T/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xuất dầu trong Kho Dự Trữ Chiến Lược là một giải pháp không hữu hiệu và đã được minh chứng rõ ràng, nhưng Biden vẫn cứ tiếp tục làm!

Giải pháp hữu hiệu là “Hãy quay trở lại môi trường năng lượng hiệu quả” do TNS Joe Manchin đề nghị, tức là mở lại các vùng khai thác dầu mỏ tại Vịnh Mễ Tây Cơ và các vùng đất liên bang đã bị Biden cấm cửa, hầu gia tăng mức sản xuất để trở lại thế Độc Lập Năng Lượng mà Trump đã thiết lập, nhưng Biden nhất định không làm!

Tại sao vậy?

Nga xâm lược Ukraine: James Landale nêu 5 kịch bản kết thúc chiến tranh có thể xảy ra

James Landale

Phóng viên Ngoại giao

04/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1-fgL9vU7Abwqg002KoCHikTNuYdWW4X1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp.

Vì thế chúng ta hãy chậm lại trong chốc lát và nhìn nhận cuộc xung đột tại Ukraine có thể diễn tiến tiếp theo như thế nào. Và một số kịch bản kết thúc cuộc chiến nào đang được các nhà hoạch định chính trị và quân sự xem xét? Chỉ một số ít người có thể tự tin dự báo tương lai nhưng cũng có vài kịch bản có khả năng xảy ra. Đa số là không mấy sáng sủa.

 

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1eICw6DGWzmBG_-sUXOz3hiI2M2PH4IqI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực.

Các chuyên gia Ukraine dự đoán năm kịch bản tiềm năng cho cuộc xâm lược của Nga

Autumn Spredemann

04/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1kutvsYW0TYlf_tFndZ7uJHkQjZhHrd9z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau tám ngày kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, một nhóm chuyên gia hàng đầu của Ukraine đã dự đoán về các kịch bản tiềm năng khi pháo tiếp tục dội xuống các thành phố ở quốc gia Âu Châu này.

Thường dân đang bàng hoàng sợ hãi vì sự tàn phá, biến một phần của Kharkiv và Kyiv thành đống tro tàn và các gia đình túm tụm bên nhau trong các tầng hầm và boongke từ thời Liên Xô cũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét