Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011
NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2011
The New York Times
THÁCH THỨC TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
Aaron L. Friedberg
4-9-2011
Những kẻ thù tài chính của nước Mỹ đang đặt cả đất nước vào một con đường đầy những rủi ro chiến lược ngày càng lớn ở châu Á.
Khi những đảng viên đảng Dân chủ hào hứng bảo vệ các chương trình xã hội, còn đảng Cộng hòa thì hăm hở tránh việc tăng thuế, và cả hai bên đều nói là nợ quốc gia sẽ phải được kiểm soát, thì chúng ta có thể tin là sẽ được thấy những nỗ lực giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài. Trong vòng 10 năm tới, mức cắt giảm kế hoạch chi tiêu có thể lên đến năm trăm tỷ USD. Ngay cả khi Lầu Năm Góc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq để tiết kiệm chi tiêu, thì việc mua hoặc phát triển vũ khí mới cũng không được đầu tư nhiều tiền như trước nữa.
Thật không may là Mỹ lại phải áp đặt những biện pháp kiềm chế đó đúng vào khi họ đang đối mặt với một thách thức chiến lược ngày càng gia tăng. Được tiếp sức nhờ đà tăng trưởng kinh tế gần 10% một năm, Trung Quốc, trong gần hai thập niên qua, đã tham gia vào công cuộc xây dựng quân đội nhanh chóng và mở rộng. Trung Quốc giữ bí mật các dự định của mình, và các nhà chiến lược Mỹ thì đã phải dồn mọi sự tập trung của họ vào các mối quan tâm khác kể từ sau vụ 11-9. Tuy nhiên, quy mô, đường lối và các hàm ý của việc Trung Quốc xây dựng quân đội thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thái Bình Dương thực chất trở thành một cái hồ của Mỹ. Với việc các lực lượng không quân và hải quân Mỹ hoạt động tại các căn cứ ở những nước thân thiện với họ như Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ có thể bảo vệ và làm cho đồng minh yên tâm, cản bước những kẻ gây hấn tiềm năng, và đảm bảo tuyến đường hàng hải an toàn cho các tàu buôn đi lại trên khắp vùng biển tây Thái Bình Dương, tiến vào Ấn Độ Dương. Các lực lượng Mỹ có thể hoạt động ở khắp mọi nơi và hoàn toàn được miễn trách.
Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi. Vào giữa thập niên 1990, Trung Quốc triển khai thực thi một số việc mà các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc gọi là “năng lực chống xâm nhập”. Nói cách khác, thay vì cố gắng theo kịp với sức mạnh Mỹ theo kiểu máy bay đối chọi máy bay, tàu đối chọi tàu, Bắc Kinh tìm những cách hiệu quả hơn về chi phí để trung lập hóa sức mạnh Mỹ. Họ đã thiết kế số lượng lớn những chương trình tên lửa đạn đạo phi hạt nhân không tốn kém lắm nhưng có độ chính xác cao, cũng như các tên lửa hành trình phóng từ trên biển hoặc trên không. Những vũ khí này có thể phá hoại hoặc làm hỏng một số cảng biển và sân bay, nơi các lực lượng không quân và hải quân Mỹ dùng làm bước đệm để hoạt động ở Tây Thái Bình Dương; và đánh chìm chiến hạm nào chở vũ khí có thể bắn xa hàng trăm dặm ra biển, kể cả hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc cũng đã và đang thử nghiệm kỹ thuật tấn công vệ tinh và mạng máy tính của Mỹ, bổ sung thêm việc này vào kho vũ khí nhỏ của họ – kho có những tên lửa hạt nhân tầm xa, có thể bắn sang tận Mỹ.
Mặc dù khả năng đối đầu trực tiếp là thấp, nhưng Trung Quốc có vẻ đang tìm cách làm thất bại các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ, để khiến Washington phải khó khăn trong việc liệu đường ứng phó.
Các hoạt động chuẩn bị đó không có nghĩa là Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ. Ngược lại, họ dường như chỉ muốn làm cho các nước láng giềng của mình phải khiếp sợ, đồng thời ngăn cản Washington tham gia trợ giúp những nước đó một khi xảy ra xung đột. Các quốc gia khác – không biết chắc liệu mình có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ không, và tự bản thân không thể nào theo kịp sức mạnh Trung Quốc – có thể sẽ phải đi đến quyết định rằng họ phải dung hợp ý muốn của Trung Quốc.
Nói theo nhà tư tưởng quân sự cổ đại của Trung Quốc, Tôn Tử, thì Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để “không đánh mà thắng” – xác lập vị thế siêu cường thống lĩnh châu Á bằng cách bào mòn độ tín nhiệm của những người bảo đảm về an ninh cho Mỹ, làm rỗng (rút ruột) khối đồng minh của Mỹ và cuối cùng đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Nếu Mỹ và các đồng minh châu Á của họ tìm cách tự phòng thủ và phối hợp nỗ lực chung, thì không có lý do gì mà họ không duy trì được một thế cân bằng quyền lực thích hợp, ngay cả khi sức mạnh của Trung Quốc có gia tăng đi nữa. Nhưng nếu họ không phản ứng lại trước việc Trung Quốc tăng cường quân sự, thì có nguy cơ là Bắc Kinh có thể tính nhầm, phung phí sức mạnh và làm tăng nguy cơ đối đầu, thậm chí xung đột vũ trang. Quả thật, cách hành xử của Trung Quốc gần đây trong những tranh chấp về tài nguyên và biên giới trên biển với Nhật Bản và các nước nhỏ hơn trong khu vực biển Hoa Nam cho thấy là điều này có thể đang bắt đầu xảy ra.
Đây là một vấn đề không thể được giải quyết đơn giản bằng đối thoại. Chính sách quân sự của Trung Quốc không phải là sản phẩm của sự hiểu nhầm; nó là một phần của một chiến lược có chủ ý mà giờ đây các quốc gia khác phải tìm cách xử trí. Mạnh thì ngăn cản được hành vi gây hấn; yếu thì sẽ kích thích thêm sự gây hấn. Bắc Kinh sẽ lên án những hành động như thế, như thế là khiêu khích, nhưng chính các hành động của Bắc Kinh mới là mối nguy cơ hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự ổn định ở châu Á.
So với ngày trước, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc hiện nay tỏ ra sẵn sàng phớt lờ những lời phàn nàn của Bắc Kinh hơn, và sẵn sàng tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ.
Tuy nhiên, họ ít có khả năng làm những việc ấy trừ phi họ tin chắc chắn rằng Mỹ sẽ vẫn hiện diện. Washington không nhất thiết phải gánh vác cả gánh nặng duy trì thế cân bằng quyền lực ở châu Á, nhưng họ phải lãnh đạo.
Lầu Năm Góc cần đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tìm cách đối chọi với “năng lực chống xâm nhập” đang gia tăng dần của Trung Quốc, qua đó làm giảm khả năng Trung Quốc sử dụng tới chiêu bài đó. Việc này rất tốn kém. Để biện giải được cho khoản chi tiêu cần thiết trong thời kỳ kinh tế khắc khổ, các nhà lãnh đạo của chúng ta (Mỹ) sẽ phải rõ ràng hơn khi giải thích về lợi ích quốc gia cùng những cam kết của Mỹ đối với châu Á, và thẳng thắn hơn khi mô tả những thách thức do quá trình phát triển quân sự không ngừng của Trung Quốc gây ra.
Aaron L. Friedberg là giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế ở Princeton, tác giả của cuốn “Tranh giành vị trí thống lĩnh: Trung Quốc, Mỹ và chiến lược làm chủ ở châu Á”.
Đan Thanh dịch từ The New York Times
AMERICA’S fiscal woes are placing the country on a path of growing strategic risk in Asia.
With Democrats eager to protect social spending and Republicans anxious to avoid tax hikes, and both saying the national debt must be brought under control, we can expect sustained efforts to slash the defense budget. Over the next 10 years, cuts in planned spending could total half a trillion dollars. Even as the Pentagon saves money by pulling back from Afghanistan and Iraq, there will be fewer dollars with which to buy weapons or develop new ones.
Unfortunately, those constraints are being imposed just as America faces a growing strategic challenge. Fueled by economic growth of nearly 10 percent a year, China has been engaged for nearly two decades in a rapid and wide-ranging military buildup. China is secretive about its intentions, and American strategists have had to focus on other concerns since 9/11. Still, the dimensions, direction and likely implications of China’s buildup have become increasingly clear.
When the cold war ended, the Pacific Ocean became, in effect, an American lake. With its air and naval forces operating through bases in friendly countries like Japan and South Korea, the United States could defend and reassure its allies, deter potential aggressors and insure safe passage for commercial shipping throughout the Western Pacific and into the Indian Ocean. Its forces could operate everywhere with impunity.
But that has begun to change. In the mid-1990s, China started to put into place the pieces of what Pentagon planners refer to as an “anti-access capability.” In other words, rather than trying to match American power plane for plane and ship for ship, Beijing has sought more cost-effective ways to neutralize it. It has been building large numbers of relatively inexpensive but highly accurate non-nuclear ballistic missiles, as well as sea- and air-launched cruise missiles. Those weapons could destroy or disable the handful of ports and airfields from which American air and naval forces operate in the Western Pacific and sink warships whose weapons could reach the area from hundreds of miles out to sea, including American aircraft carriers.
The Chinese military has also been testing techniques for disabling American satellites and cybernetworks, and it is adding to its small arsenal of long-range nuclear missiles that can reach the United States.
Although a direct confrontation seems unlikely, China appears to seek the option of dealing a knockout blow to America’s forward forces, leaving Washington with difficult choices about how to respond.
Those preparations do not mean that China wants war with the United States. To the contrary, they seem intended mostly to overawe its neighbors while dissuading Washington from coming to their aid if there is ever a clash. Uncertain of whether they can rely on American support, and unable to match China’s power on their own, other countries may decide they must accommodate China’s wishes.
In the words of the ancient military theorist Sun Tzu, China is acquiring the means to “win without fighting” — to establish itself as Asia’s dominant power by eroding the credibility of America’s security guarantees, hollowing out its alliances and eventually easing it out of the region.
If the United States and its Asian friends look to their own defenses and coordinate their efforts, there is no reason they cannot maintain a favorable balance of power, even as China’s strength grows. But if they fail to respond to China’s buildup, there is a danger that Beijing could miscalculate, throw its weight around and increase the risk of confrontation and even armed conflict. Indeed, China’s recent behavior in disputes over resources and maritime boundaries with Japan and the smaller states that ring the South China Sea suggest that this already may be starting to happen.
This is a problem that cannot simply be smoothed away by dialogue. China’s military policies are not the product of a misunderstanding; they are part of a deliberate strategy that other nations must now find ways to meet. Strength deters aggression; weakness tempts it. Beijing will denounce such moves as provocative, but it is China’s actions that currently threaten to upset the stability of Asia.
Many of China’s neighbors are more willing than they were in the past to ignore Beijing’s complaints, increase their own defense spending and work more closely with one another and the United States.
They are unlikely, however, to do those things unless they are convinced that America remains committed. Washington does not have to shoulder the entire burden of preserving the Asian power balance, but it must lead.
The Pentagon needs to put a top priority on finding ways to counter China’s burgeoning anti-access capabilities, thereby reducing the likelihood that they will ever be used. This will cost money. To justify the necessary spending in an era of austerity, our leaders will have to be clearer in explaining the nation’s interests and commitments in Asia and blunter in describing the challenge posed by China’s relentless military buildup.
Aaron L. Friedberg, a professor of politics and international affairs at Princeton, is the author of “A Contest for Supremacy: China, America and the Struggle for Mastery in Asia.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét