Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011
NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2011
Palestine – Hình Tròn Bốn Góc
2011-09-27
Nguyễn Xuân Nghĩa
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Mùa Xuân Á Rập hay Dân Chủ vào Thu?
Cháu gái Palestine trên Dải Gaza thao dượt cách bắn hoả tiễn Scud....
Hôm Thứ Sáu 23, Hoa Kỳ bị chiếu bí tại Liên hiệp quốc. Tuần này phải tìm thế gỡ khi Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an, xứ Lebanon, đưa vấn đề ra cho 15 nước hội viên thảo luận: Chính quyền Palestine nộp đơn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc để xin được công nhận như một quốc gia độc lập...
Đây là "Kỳ vọng Tháng Chín" - chuyện lý tưởng mà nhức đầu cho thế giới từ nửa thế kỷ, là bài toán cho Hoa Kỳ trong mối giao tiếp với khối Á Rập, lồng vào 10 năm chinh chiến chống khủng bố Hồi giáo, với kỳ vọng từ đầu năm được gọi là "Mùa Xuân Á Rập".
Trên cuốn lịch thì... trời đã vào Thu từ hôm 23 vừa qua và Tổng thống Barack Obama phải lo tái tranh cử cho năm tới. Bài này xin mở ra cái tơ vò trăm mối, mong là qua hơn ngàn chữ sẽ cho thấy cái khó của một siêu cường và một Tổng thống đầy thiện chí....
***
Từ nhiều tháng nay, Hoa Kỳ muốn gỡ ngòi nổ khi Chính quyền Palestine đòi nộp đơn xin Liên hiệp quốc công nhận như quốc gia hội viên thứ 194. Thời sự là vậy, nhưng Palestine chỉ là một lãnh thổ, chưa là một quốc gia.
Lãnh thổ này là nơi sinh sống của dân Á Rập mà nằm trong quốc gia Israel của dân Do Thái. "Chính quyền Palestine" (Palestinian National Authority PNA) chỉ là cơ chế lâm thời lập ra năm 1994 với sự đồng ý của Israel để quản lý sinh hoạt của dân Palestine. Lãnh đạo là hậu thân của phe Fatah trong Tổ chức Giải phóng PLO, xưa kia là lực lượng khủng bố nay đã hoàn lương.
Họ tìm đường sống chung với dân Do Thái và nhận được viện trợ của Hoa Kỳ. Địa bàn hoạt động là Tây ngạn sông Jordan (West Bank) và nửa Đông của thánh địa Jerusalem.
Vấn đề đầu tiên là dân Palestine không chỉ có Chính quyền PNA, hay Chủ tịch Mahmoud Abbas, một lãnh tụ Fatah. Trong lãnh thổ Israel nhỏ tựa dải áo, trên mảnh đất hẹp miền Tây Nam tiếp giáp với Ai Cập, là Dải Gaza – Gaza Strip – còn có lực lượng Hamas cũng của dân Palestine. Hamas không công nhận chính quyền PNA, đã tấn công phe Fatah vào năm 2007 và chủ trương tiêu diệt Israel để có một quốc gia độc lập.
Hai mục tiêu độc lập và xoá bỏ Israel được họ nhập làm một và Hamas không muốn phe Fatah đạt thắng lợi ngoại giao: Hamas mới lãnh đạo toàn dân Palestine đi làm cách mạng, bọn Fatah chỉ theo chủ nghĩa cải lương, đầu hàng! Còn phe Fatah muốn có cơ sở vững chắc hơn để thương thảo với Irael, hoặc còn kiện Tel Aviv trước Toà án Hình sự Quốc tế!
Được sự yểm trợ của nhiều xứ Hồi giáo, như Syria hay Iran thậm chí cả Turkey, Hamas cũng là vấn đề cho nhiều xứ khác vì đòi hỏi cực đoan và phương pháp khủng bố. Trong số đó có Ai Cập, vừa trải qua đảo chánh nay được Thượng Hội đồng Quân lực lãnh đạo, phải canh chừng và thoả hiệp với lực lượng "Huynh đệ Hồi giáo" bên trong.
Từ chuyện nột bộ Palestine, ta bước qua Ai Cập!
Sau các trận chiến với Israel (1967 và 1972), Ai Cập đã hòa giải, một quyết định chiến lược cho sự ổn định của cả khu vực. Ngày nay, các tướng lãnh không chỉ chống sự khiêu khích của Hamas và phe Hồi giáo cực đoan, mà còn ngầm sợ là sự hình thành của quốc gia Palestine sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất trong nội bộ Ai Cập.
Ở bên trong, dân Ai Cập có ác cảm với Israel và thiện cảm với dân Palestine. Vụ xung đột trên Dải Gaza vào Tháng Tám với phản ứng của Israel tràn qua sa mạc Sinai của Ai Cập càng làm dân Ai Cập giận dữ. Họ đập phá sứ quán Israel tại Cairo hôm mùng chín Tháng Chín vừa qua! Đâm ra việc Chính quyền Palestine nộp đơn xin độc lập làm nức lòng dân Palestine và cả Ai Cập, nhưng khiến lãnh đạo Cairo chột dạ.
Thật ra, nhiều chính quyền Á Rập đều sợ như vậy! Tất nhiên, ngại nhất là Chính quyền Israel do Thủ tướng Binyamin Netanyahu lãnh đạo tại Tel Aviv.
Sau thỏa thuận tại Oslo năm 1994 dẫn tới sự hình thành của Chính quyền Palestine, Tel Aviv đã cầu hòa, thậm chí nhượng đất để mua hòa bình. Nhưng mâu thẫn vẫn bùng nổ. Từ cả chục năm nay dân Do Thái bị tấn công, từ phong trào gọi là "Intifada" vào các năm 2000-2005, đến các vụ pháo kích xuất phát từ Dải Gaza do Hamas kiểm soát, hay từ lực lượng Hezbollah tại Lebanon, một lực lượng Hồi giáo có xu hướng thần quyền do Iran yểm trợ và Syria tiếp vận. Trong khi ấy, dân Do Thái cũng cần đất sống, và họ mở ra các khu định cư trong vùng sinh hoạt của dân Palestine! Bất công lắm, nhưng với đa số rất mỏng, Chính quyền Netanyahu không thể ngăn được cánh hữu của mình.
Sau biến động từ đầu năm, Israel còn rơi vào cảnh tứ bề thọ địch: với Hezbollah tại hướng Bắc, Hamas ở hướng Tây, Ai Cập ở hướng Nam, Turkey ở trên đầu. Và bị Mỹ gây áp lực ở sau lưng.
Ai Cập và Turkey là hai cường quốc Hồi giáo đồng minh của Hoa Kỳ và Israel, nhưng đều bị áp lực của xu hướng Hồi giáo cực đoan hơn để có lập trường độc lập hơn với Mỹ. Biểu hiện dễ dãi cho lập trường đó là... gay gắt hơn với Israel, quốc gia dân chủ nhất và đồng minh chiến lược nhất của Mỹ trong cả khu vực.
Bây giờ, mớ bòng bong chằng chịt ấy gây vấn đề cho Hoa Kỳ, và Tổng thống Obama.
Khi tranh cử năm 2008, Nghị sĩ Obama muốn tháo ngòi nổ Hồi giáo và nguy cơ khủng bố bằng cách rút khỏi hai chiến trường nóng là Iraq rồi A Phú Hãn, và bày tỏ thiện chí hòa hoãn với dân Hồi giáo qua hai bài diễn văn đọc tại Ankara của Turkey vào Tháng Tư và tại Cairo của Ai Cập vào Tháng Sáu năm 2009. Về hồ sơ Palestine, Obama vẫn ủng hộ sự hình thành của cả hai quốc gia Israel và Palestine – như chủ trương của vị tiền nhiệm được thông báo từ 2005 với sự ủng hộ của Saudi Arabia. Khác biệt chỉ là cách tiến hành: ông gây áp lực với Israel trong bài diễn văn hồi Tháng Năm, đòi Israel ngưng lập khu gia cư và rút về biên giới năm 1967.
Bây giờ, kết quả xảy ra trái ngược: Đồng minh Hồi giáo thì cho là Hoa Kỳ bất định, đối thủ Hồi giáo gọi đó là sự nhu nhược cần khai thác. Và các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy thế giới Hồi giáo có ác cảm với Hoa Kỳ còn nặng hơn dưới thời Bush!
Mà áp lực của Chính quyền Obama với Israel cũng khiến dân Mỹ gốc Do Thái nghĩ lại. Ta trở lại chuyện Hoa Kỳ.
Xưa nay, đa số cộng đồng Do Thái đều thiên về đảng Dân Chủ hơn Cộng Hoà. Bây giờ, thành phần bảo thủ của cộng đồng đang xét lại vì sức ép của Obama với Israel mà họ cho là bất công và nguy hiểm. Phản ứng của họ trong cuộc tranh cử gay go năm tới khiến ông Obama cố thuyết Chủ tịch Abbas đình hoãn việc đệ đơn đòi độc lập! Mà không xong.
Trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào Thứ Năm 22, Tổng thống Mỹ đu dây trong một bớ bòng bong chằng chịt: công nhận quyền độc lập chính đáng của dân Palestine, cũng chính đáng như của dân Do Thái, nên yêu cầu đôi bên phải dàn xếp song phương đã, thay vì đệ nạp một nghị quyết cho Liên hiệp quốc!
Tuần này, nếu có đếm phiếu thì Nghị quyết độc lập cho Palestine có thể được sáu nước ủng hộ (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Lebanon), bốn nước bỏ phiếu trắng cho an toàn (là Anh, Đức, Pháp, Nigeria), bốn nước còn do dự (Colombia, Gabon, Bồ Đào Nha và Bosnia-Herzegovia). Nhưng 14 thành viên của Hội đồng Bảo an đều biết bỏ phiếu vì lý do ngoại giao – tranh thủ dư luận Hồi giáo để mua lấy hòa bình ở nhà - chứ biết là Hoa Kỳ sẽ phủ quyết.
Đâm ra Hoa Kỳ có quyết định phù hợp với Israel và... nhóm Hamas quá khích!
"Kỳ vọng Tháng Chín" có thể mở ra nhiều trận biểu tình chống Mỹ tại nhiều nơi ở Trung Đông. Còn "Mùa Xuân Palestine" thì đã vào Thu, khét lẹt!
Posted by Nguyễn Xuân Nghĩa at 07:52
4 comments:
Anonymous said...
27 September, 2011 16:16
Hình Tròn Bốn Góc !
Tựa hay qua' , ông Nghi~a
Song Thủ Hỗ Bác vư`a vẽ vư`a vẽ vuông của Châu ba' Thông cũng chưa chắc la`m được !
La`m nhớ hô`i nhỏ bị shock khi nghe hi`nh học Non-Euclide của Lobatchevsky : tam gia'c trên mặt cong co' tổng số 3 go'c kha'c 180 độ
"Kỳ vọng Tháng Chín" vô ti`nh hay hữu y' (?)
nhắc tới "Tháng Chín đen " tiê`n thân khủng bố của Al -Fatah ?
Nhắc tới Palestine la` nhớ tới Arafat
va`.. "truyê`n thống " hôn hi't của lãnh tụ khối cộng !
Khi Arafat qua thăm Ha Noi (thập niên 80) , cảnh 2 đực rựa "đẹp trai" như Arafat va` anh Ba Duẫn ôm nhau hôn ngâ'u nghiến khiến .. cảm thấy "La nausée" của Sartre co' khi la` điều co' thật !
"Truyê`n thống " hôn hi't na`y co' khi sinh chuyện !
Brezhnev khi qua thăm ông bu` nhi`n A Phú Hãn Babrak Karman ; gia` qua' lu' lẫn hay ..bị a'm ảnh pha't điên vi` sa lâ`y ở đây ? nên đã vư`a ôm hôn Karman vư`a âu yê'm ... gọi tên một anh "phản động" na`o kha'c ! (quên mâ't)
(hay la` lộn với.. tên Amin ? ông pho' chủ tịch đã đảo cha'nh chê' độ cộng sản Taraki trước đo' khiê'n Nga So phải va`o xâm lược "vũng lâ`y" A Phu' Hãn để ta'i lập chê' độ cộng sản với bao nhiêu hậu quả thê thảm , sự suy sụp của Nga So )
Đê'n lược Võ Chí Công qua Nicaragua ,khi Ortega cộng sản đã rơi đa`i ,phe dân chủ của ba` Chamorro la`m chủ tich .Cũng do quen "truyê`n thống " hôn hi't , Võ Chí Công ôm hôn ba` na`y kỹ lưỡng qua' hay sao ,đã bị ba` na`y đẩy nhẹ ra !
Ba^y giơ` Ortega lại lên la`m chủ tich ?
Dĩ nhiên la` tư` bỏ chủ nghi~a cộng sản
(Đông Âu cũng co' cựu cộng sản trở lại tham chi'nh nhưng hi`nh như khong co' cựu chủ tich trở lại ?)
Du` tư` bỏ cộng sản nhưng vẫn.. nâng bi "mẫu quốc " Nga ?
Nicaragua la` nước duy nhâ't trên thê' giới da'm "công nhận" 2 "nước" separatist tư` Georgia (Gruzia) : Abkhazia Va` South Ossetia do Nga yểm trợ ly khai Georgia !
Tuong Can said...
27 September, 2011 17:57
Xin hỏi bác dưới góc độ bác là công dân Mỹ.
Có 2 người Mỹ 1 già 1 trẻ đang chỉ huy 200 người Hàn,vài trăm người Việt xây dựng cảng Cái Lân-Quảng Ninh mọi người cứ dăm dắp làm việc,chả bù cho Tàu sang ta từ chú lái xe nâng.
Nguyễn Xuân Nghĩa said...
27 September, 2011 20:44
Xin trà lời độc giả TC và nhiều người khác, ở xa:
Cảm nghĩ của tôi, rất chủ quan và cá nhân thôi, là đa số người Mỹ làm gì ở trong phạm vi nào cũng đều tận tụy hết lòng cho việc đó. Họ đáng kính và đáng sợ chính là ở tinh thần tập trung và cần mẫn này. Cũng giống như người Nhật tại Á Châu vậy.
Nhiều người Mỹ gốc Việt mà lên đến vị trí điều hành, tức là điều khiển người khác cho một mục đích chung, cũng có tinh thần đó.
Trong khi ấy, nhiều người ở xứ khác thì... hay kiếm đường tắt để leo lên trên. Và cho rằng mình khôn hơn Mỹ. Văn hoá chăng?
NXN
Tuong Can said...
28 September, 2011 06:34
Cảm ơn bác!
Mỹ xây nhà máy,bến cảng ở ta.Họ làm rất tốt hình như họ muốn ở lâu.Ta cũng học được nhiều thứ mà sách không thể dạy nổi.
Chúc mừng tương lai của người Việt.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét