Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

TRUNG QUỐC ĐỨNG TRƯỚC NGÃ BA


John Simpson

Biên tập viên Thời sự Quốc tế, BBC News, Bắc Kinh

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ tư, 14 tháng 11, 2012

Bất kỳ học giả hay nhà bình luận nào, hoặc blogger nào quí vị hỏi chuyện tại đây đều nói rằng Trung Quốc đang ở ngã ba đường.
Dân thường tại cửa hàng hoặc văn phòng cũng nói như vậy. Mặc dù có thể tất nhiên là họ nói những gì mà giới bình luận hay bloggers nói.
Điều đó có nghĩa gì trên thực tế?
Về cơ bản, điều đó có nghĩa rằng không ai biết được những gì sẽ xảy ra - ngoại trừ rằng mọi chuyện nhiều khả năng sẽ không như những gì đã xảy ra tính cho đến nay.
Tất cả gì chúng ta biết là một dàn lãnh đạo mới sẽ tiếp quản.
Cũng giống như hai thế hệ lãnh đạo trước trong suốt 20 năm qua, chắc chắn là họ sẽ khởi đầu giống như những người tiền nhiệm của họ, nhưng sẽ sớm hình thành phong cách riêng.
"Giả sử nền kinh tế bắt đầu thực sự xấu đi, liệu dàn lãnh đạo mới sẽ có thể cưỡng lại sự cám dỗ theo đó đổ lỗi cho thế giới bên ngoài hay không?"
Chẳng hạn như sau lần thay lãnh đạo gần nhất vào năm 2002, mô hình thoạt đầu dường như không thay đổi. Trung Quốc được phương Tây xem là thân thiện.
Hai nhân vật cao nhất ra đi lúc đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ có vẻ thoải mái và dễ chịu.
Khi họ ra nước ngoài, họ thể hiện tính hài hước, dễ gần với đám đông và tất cả đều sẵn sàng hát karaoke nếu có dịp.


Tuy nhiên kể từ đó, chúng ta chứng chiến 10 năm cứng nhắc và nghiêm trọng hơn khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền.
Nền kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc đã gia tăng gấp bội và nhiều người ở phương Tây đã bắt đầu xem Trung Quốc là một mối đe dọa.
Người ta thấy có làn sóng giận dữ vào năm 1999 của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc khi NATO ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Đây là một lực lượng mà giới lãnh thạo dưới thời Hồ Cẩm Đào ý thức được và khuyến khích kể từ đó.
Và mặc dù vậy nhưng có một nhóm khác, và không kém phần quan trọng, mà triều đại Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã bồi đắp một cách gián tiếp.
Những năm tháng của giai đoạn đó đã hình thành tiến bộ phi thường về tự do cá nhân ở Trung Quốc.
Kết quả là nhiều người trẻ hơn ở các thành phố lớn cảm thấy họ hầu như các nhà lãnh đạo Cộng sản có tuổi và cứng nhắc và họ không trong cùng một nhà.
Đối với họ có những cái chẳng hề liên quan gì đến cuộc sống và tương lai của họ.
‘Một thế giới khác’
Chúng ta thấy sự tương đồng y hệt với giai đoạn thời Liên Xô cũ và Đông Âu vào cuối những năm 1980, khi các chính sách cải cách và đổi mới của Mikhail Gorbachev có hiệu lực.
Trung Quốc ngày nay chắc chắn là không giống như Nga, Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc 23 năm trước, nhưng có một số điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.
Chẳng hạn như tại quận 798 ở Bắc Kinh, khu vực một thời là nơi có các nhà máy sản xuất vũ khí và được biến thành cơ sở cho các phòng tranh và nơi trưng bày sản phẩm của giới nghệ sĩ, kỷ niệm duy nhất của chủ nghĩa cộng sản là những bức tranh và tác phẩm điêu khắc bất kính chế nhạo Mao Trạch Đông và những người hầu cận cho ông.
Những thứ y như vậy từng bắt đầu được bày bán tại chợ Ismailova ở Moscow vào cuối những năm 1980, và cũng những thứ đó xuất hiện tại Prague, Warsaw và Budapest – chỉ để nhạo báng Stalin.
Điều quan trọng hơn, những cuộc hội thoại trong các quán cà phê tại quận 798 bây giờ gợi lại cảm giác về những ngày tháng Liên Xô bị sụp đổ.
"Tôi không cảm thấy chính phủ có bất cứ điều gì liên hệ với tôi cả", một người phụ nữ trẻ ăn mặc đồ khá chỉnh chu nói với tôi, trên tay nâng một ly cà phê sữa. "Theo tôi thì đó là một thế giới khác”
Và quả thực, những hàng ghế đại biểu dự Đại hội Đảng mặt mũi cứng nhắc, vụng về và đều vận comple đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đỏ, chỉ mặc vào những dịp lễ lớn như thế này, vỗ tay lãnh đạo của họ vào những thời điểm quy định trong bài phát biểu của lãnh đạo của mình, hầu như không có cái gì thuộc cùng một hành tinh với phong thái thư giãn của các nghệ sĩ được phương Tây hóa đang dạo quanh Quận 798.
Khả năng là nhóm đảng viên dự đại hội cũng như nhóm nghệ sỹ có thể nghĩ rằng chỉ có nhóm của chính họ đại diện cho một nước Trung Quốc thật sự, và tất nhiên, thực tế là có khoảng một tỷ người hoặc nhiều hơn thế sống ở ngoài Bắc Kinh, những người chẳng liên quan gì đến hai nhóm vừa kể.
Thay đổi lịch sử
Nhưng người ta thấy kể như có sự tách biệt, giữa một Đảng bị lão hóa và giới trí thức trẻ tại Moscow và Leningrad (ít lâu sau được trả lại tên St Petersburg) mà thực trạng chia rẽ đó đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin, lúc đầu xảy ra ở Đông Âu và sau đó ở ngay chính nước Nga.
Vậy là chúng ta trở lại với ý tưởng của ngã ba đường.
Tân Chủ tịch, Tập Cận Bình, biết về phương Tây một cách không ai trong số những người tiền nhiệm của họ biết. Con gái của ông đang du học tại Hoa Kỳ vào lúc này, và ông đã từng có thời gian ở đó.
Đúng là ông sẽ không thể tự hành động: ông sẽ phải thuyết phục phần còn lại của giới lãnh đạo của Đảng để đi cùng với ông. Tuy nhiên, ông có thể đại diện cho một sự thay đổi để quay lại những năm tháng dường như thân thiện hơn của Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ.
Nhưng giả sử nền kinh tế bắt đầu thực sự xấu đi, liệu dàn lãnh đạo mới sẽ có thể cưỡng lại sự cám dỗ theo đó đổ lỗi cho thế giới bên ngoài hay không?
Tất cả các công cụ để trang bị cho một chủ nghĩa dân tộc cứng rắn của Trung Quốc đã đâu vào đó.
Chúng ta thấy điều đó được tung ra chống lại Nhật gần đây như thế nào.
Rốt cùng thì điều này sẽ là một cách dễ dàng qui tụ lại tất cả những người trí thức và nghệ sĩ cảm thấy xa lạ với hệ thống.
Hoặc có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, ngay cả khi có mức tăng trưởng thấp hơn và Đảng Cộng sản sẽ kiểm soát tình hình một cách ôn hòa, duy trì cho cho ai cũng được vui vẻ. Có thể lắm chứ.
Dù khả năng nào xảy ra thì người ta cảm thấy Đại hội Đảng này sẽ thay đổi tiến trình lịch sử. Và lần cuối cùng tôi cảm thấy điều này mạnh mẽ đến thế là vào lúc nào? Đó là năm 1988 tại Moscow.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét