Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 24 tháng 02 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Ukraine cầu cứu Liên hiệp quốc, Nga nói không thể ngó lơ ‘diệt chủng’ 

24/02/2022 

Reuters 

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba phát biểu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 23/2/2022.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba phát biểu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 23/2/2022. 

Uraine ngày 23/2 kêu gọi Đại hội đồng Liên hiệp quốc giúp chặn đứng “kế hoạch hung hăng” của Nga, trong khi Nga tuyên bố không thể làm ngơ “tội diệt chủng rõ ràng” những người nói tiếng Nga tại miền đông Ukraine và chê bai Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres.

Ông Guterres và Mỹ bác bỏ tố cáo của Nga về diệt chủng tại miền đông Ukraine.

Đại hội đồng Liên hiệp quốc mở phiên họp thường niên về Ukraine, trùng hợp với thời điểm leo thang căng thẳng Ukraine. Mỹ tố cáo Nga đã triển khai hơn 150.000 quân gần biên giới Ukraine và sẵn sàng xâm chiếm. Nga phủ nhận ý đồ xâm chiếm Ukraine và cáo buộc Mỹ và đồng minh kích động thái quá.

Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập của hai vùng ly khai được Moscow yểm trợ tại đông Ukraine trong tuần này—và đã điều quân đến đây để “giữ gìn hòa bình.”

Washington và đồng minh đáp trả bằng một loạt chế tài.

Phát biểu trước Đại hội đồng gồm 193 thành viên, ông Guterres kêu gọi ngưng bắn và trở lại đối thoại.

Dù Đại hội đồng sẽ không có bất cứ hành động nào hôm 23/2, nhưng phiên họp tạo điều kiện cho hàng chục nước lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình, một động thái mà Mỹ và những nước khác hy vọng sẽ cho thấy là Nga bị cô lập trên trường quốc tế vì những hành động đối với Ukraine.

“Đã đến lúc không đứng ngoài lề nữa. Hãy cùng nhau cho Nga thấy là Nga bị cô lập và đơn độc trong những hành động hung hăng,” Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield, nói trước Đại hội đồng.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói “không ai có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng này” nếu ông Putin làm tình hình tồi tệ hơn.

“Ngoại giao tích cực, các thông điệp chính trị mạnh mẽ, những chế tài kinh tế mạnh tay và củng cố cho Ukraine vẫn có thể buộc Moscow bỏ những kế hoạch hung hăng,” ông nói.

‘Chiến tranh lựa chọn’

Mỹ nói biện minh của Nga rằng điều động binh sĩ làm “lực lượng gìn giữ hòa bình” là “vô lý”.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres nói các binh sĩ Nga không phải là “lực lượng gìn giữ hòa bình.”

Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc, Vassily Nebenzia, nói trước Đại hội đồng rằng: “Trước nạn diệt chủng trắng trợn và chà đạp lên các quyền quan trọng nhất của con người-quyền sống-đất nước chúng tôi không thể lạnh lùng trước số phận của bốn triệu dân ở Donbass.”

Ông cũng chỉ trích phát biểu của Tổng thư ký Guterres về đông Ukraine là “không phù hợp với vị trí và nhiệm vụ của ông ấy theo Hiến chương Liên hiệp quốc.”

Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Trương Quân nói lập trường của Bắc Kinh “về việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước là nhất quán và rằng phải cùng nhau giữ vững các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liện hiệp quốc.”

Ông Trương kêu gọi tiếp tục đối thoại và các bên nên tự chế tránh làm cho căng thẳng thêm nghiêm trọng.

Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng chung của Anh, Tariq Ahmad, kêu gọi các nước khác cùng áp đặt chế tài lên Nga.

“Điện Kremlin phải hiểu sức mạnh của việc thế giới lên án về lựa chọn chiến tranh của Tổng thống Putin.”

Quốc vụ khanh Đức, Tobias Lindner, thúc giục các nước trong Liên hiệp quốc bác hành động của Nga, với lời cảnh báo: “Nếu không thì việc gì xảy ra cho Ukraine hôm nay có thể xảy ra cho các nước thành viên khác của Liên hiệp quốc ngày mai.”

‘Vô cớ và phi lý:’ Thế giới đả kích Nga tấn công Ukraine 

24/02/2022 

Tổng thống Nga Vladimir ngày thứ Tư ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công Ukraine, khơi lên đả kích từ khắp nơi trên thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir ngày thứ Tư ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công Ukraine, khơi lên đả kích từ khắp nơi trên thế giới. 

Các nhà lãnh đạo thế giới ngày thứ Năm đã nhanh chóng lên án cuộc tấn công quân sự của Nga nhắm vào Ukraine, với các thủ đô phương Tây tuyên bố sẽ leo thang các chế tài nhắm vào Moscow trong khi người đứng đầu Liên Hợp Quốc yêu cầu cuộc xung đột chấm dứt ngay lập tức.

Những phản ứng chính:

Tổng thống Mỹ Joe Biden

"Cả thế giới đang cầu nguyện cho người dân Ukraine tối nay khi họ hứng chịu một cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga," Tổng thống Mỹ nói ngay sau khi chiến dịch bắt đầu.

Ông cảnh báo "một mình Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại."

"Thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm," ông tuyên bố.

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres

Ông Guterres đưa ra lời thỉnh cầu trực tiếp và cá nhân tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, kêu gọi ông dừng cuộc tấn công "nhân danh nhân loại."

"Nhân danh nhân loại, xin đừng cho phép bắt đầu ở Châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ," ông nói.

"Xung đột phải dừng lại ngay," người đứng đầu LHQ nói thêm, nói rằng đây là "ngày buồn nhất" trong nhiệm kỳ của ông.

Các nhà lãnh đạo EU 

"Trong những giờ phút đen tối này, chúng tôi nghĩ về Ukraine và những phụ nữ, đàn ông và trẻ em vô tội khi họ phải đối mặt với cuộc tấn công vô cớ này và lo sợ cho tính mạng của họ," các lãnh đạo EU Ursula von der Leyen và Charles Michel nói trên Twitter.

"Chúng tôi sẽ buộc Điện Kremlin chịu trách nhiệm."

Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Nhà lãnh đạo Đức đả kích "hành động vô đạo đức" của ông Putin và đã điện đàm với ông Zelenskiy để bày tỏ "sự đoàn kết hoàn toàn" của đất nước ông.

Ngoại trưởng Annalena Baerbock cảnh báo thế giới "sẽ không quên ngày hổ thẹn này."

"Cuộc tấn công này sẽ gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị nghiêm trọng đối với Nga," Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

"Nga phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự của mình," ông Macron viết trên Twitter và nói Nga đã đưa ra quyết định "gây chiến" với Ukraine.

"Pháp đoàn kết với Ukraine. Pháp đứng về phía Ukraine và đang làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để chấm dứt chiến tranh," ông nói thêm.

Thủ tướng Ý Mario Draghi

"Chính phủ Ý lên án cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine. Đó là hành động phi lý và không thể biện minh được. Ý sát cánh với người dân và các thể chế Ukraine trong thời điểm gay cấn này. Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh Châu Âu và NATO để đáp trả ngay lập tức, với sự thống nhất và quyết tâm," ông Draghi nói trong một tuyên bố.

Thủ tướng Anh Boris Johnson 

Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án "các sự kiện kinh hoàng ở Ukraine," nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã chọn con đường đổ máu và hủy diệt bằng cách phát động cuộc tấn công vô cớ này."

"Vương quốc Anh và các đồng minh của chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát," ông viết trên Twitter và cho biết thêm rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau

"Những hành động vô cớ này là sự vi phạm rõ ràng hơn nữa đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như các nghĩa vụ của Nga theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc," ông Trudeau nói trong một tuyên bố.

Ông cho biết sẽ gặp các đối tác từ G7 để định hình một phản ứng tập thể, "bao gồm cả việc áp đặt các chế tài bổ sung đối với những gì đã được công bố hồi đầu tuần."

"Những hành vi liều lĩnh và nguy hiểm này sẽ bị trừng trị."

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida

"Cuộc xâm lược mới nhất của Nga làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế, vốn không cho phép các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng," nhà lãnh đạo Nhật Bản nói sau cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia của ông.

"Chúng tôi lên án mạnh mẽ Nga. Chúng tôi sẽ phối hợp các nỗ lực với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, và ứng phó với vấn đề này một cách nhanh chóng," ông nói thêm.

Thủ tướng Úc Scott Morrison

Thủ tướng Scott Morrison lên án "cuộc xâm lược bất hợp pháp" của Nga khi ông công bố các chế tài đối với 25 cá nhân, bốn thực thể liên quan đến việc phát triển và bán thiết bị quân sự, và các hạn chế đối với bốn định chế tài chính.

Tổng thống Ukraina ra lệnh quân đội gây ''tổn thất tối đa'' cho quân xâm lược Nga

24/02/2022

Ảnh tư liệu: Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (hàng đầu) thị sát một mặt trận tại Donbass, miền Đông Ukraina, ngày 09/04/2021. AP 

Tảng sáng hôm nay, 24/02/2022, quân đội Nga đồng loạt tấn công Ukraina trên nhiều mặt trận, ngay sau bài diễn văn của tổng thống Nga. Trong một thông điệp video trên Facebook, tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky kêu gọi toàn dân « không hoảng sợ », « sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống » và ông tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. 

Cũng trên Facebook, tướng Valery Zalouji, tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraina thông báo : « Tư lệnh tối cao của quân đội Ukraina (tổng thống Volodymir Zelensky) đã ra lệnh gây tổn thất tối đa đối với quân xâm lược ». Bộ Ngoại Giao Ukraina ra thông báo khẳng định : Chiến dịch tấn công của quân đội Nga nhắm vào nhiều thành phố Ukraina là nhằm « phá hủy Nhà nước Ukraina và chiếm đóng lãnh thổ Ukraina. 

Về tình hình tại chỗ sáng nay, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kramatorsk, thuộc Donetsk :  

« Tôi xác nhận đã trực tiếp nghe phát biểu của tổng thống Nga Vladimir Putin. Tôi xin khẳng định là tại Kramatorsk, thủ phủ hành chính của vùng Donetsk (hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Ukraina), vụ nổ đầu tiên xảy ra trong thành phố, đúng một phút sau khi tổng thống Nga kết thúc bài phát biểu. Tôi đã nghe thấy ít nhất là hai tiếng nổ lớn. Cùng với một số phóng viên tại đây, chúng tôi di chuyển sang một vị trí trú ấn thứ hai trong thành phố.  

Hiện tại, ở đây, chúng tôi đang theo dõi diễn biến tình hình. Không khí vẫn tương đối yên bình tại đây, tuy nhiên chúng tôi có mặt ngay sát hầm trú ẩn, để sẵn sàng trước một đợt oanh kích mới nhắm vào thành phố. Chúng tôi có thông tin từ nhiều khu vực trên khắp đất nước, qua các mạng xã hội, qua điện thoại. Tôi có thể khẳng định là khá nhiều thành phố Ukraina hiện đang bị oanh kích. Ngoài Marioupol, tại Kharkov, Odessa đã có nhiều vụ nổ. Kiev cũng bị oanh kích, nhiều dân mạng cho biết đã nghe thấy những vụ nổ lớn. Hiện tại, không rõ tình hình ra sao tại Kiev, nhưng theo nhiều nhân chứng, khu vực sân bay có thể cũng đã bị oanh kích.  

Điều rõ ràng là cuộc xâm lược Ukraina đã bắt đầu. Bài phát biểu của ông Putin có ý nghĩa như một lời tuyên chiến với Ukraina. Chúng ta sẽ biết tình hình diễn biến ra sao trong những giờ tới. Nhưng chắc chắc là đây là một thời điểm hết sức đen tối với Ukraina ».  

Lập liên minh quốc tế chống Putin 

Kiev kêu gọi cộng đồng quốc tế « hành động ngay lập tức », nhanh chóng áp đặt các trừng phạt với Nga. Thông báo của bộ Ngoại Giao Ukraina khẳng định : « Chỉ duy nhất các hành động phối hợp đoàn kết, và mạnh mẽ mới có thể ngăn chặn được cuộc xâm lăng Ukraina của Putin ».  

Ngay sau khi Nga khởi động cuộc tấn công chống Ukraina, tổng thống Ukraina Zelensky đã điện đàm với nguyên thủ nhiều quốc gia. Theo AFP, sau ba cuộc điện đàm với nguyên thủ Mỹ, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức, ông Zelensky tuyên bố « Chúng tôi đang thành lập một liên minh chống Putin » để « buộc chính quyền Nga phải hòa bình ».  

Ukraine xác nhận Nga phát động cuộc tấn công toàn diện

Huyền Anh

24/02/2022

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/02/ntdvn_1-105.jpeg

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp báo chung với những người đồng cấp từ Litva và Ba Lan sau cuộc hội đàm của họ tại Kyiv vào ngày 23/2/2022. (Ảnh Getty Images) 

Hôm nay (24/02), ​​Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, Nga đã phát động “tấn công toàn diện” và kêu gọi quốc tế ngăn chặn Tổng thống Vladimir Putin ngay lập tức.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có bài phát biểu khẩn cấp trước toàn quốc sau tuyên bố của Nga về “hoạt động quân sự đặc biệt” vào sáng nay (24/2).

Ukraine đưa ra thiết quân luật đối mặt với ‘cuộc xâm lược toàn diện’

Trong một bài phát biểu ngắn bằng video, ông Zelenskiy cho biết Nga đã thực hiện các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine và vào các lực lượng biên phòng Ukraine, kèm theo nhiều tiếng nổ được nghe thấy ở nhiều thành phố trên khắp đất nước. Ông đã ban hành thiết quân luật.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết trên Twitter: 

Ông Putin đã phát động tấn công toàn diện vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tấn công.

Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược. Người Ukraine sẽ tự vệ và giành chiến thắng. Thế giới có thể và phải ngăn chặn ông Putin. Thời gian hành động là ngay bây giờ”.

Nga đã phát động một cuộc chiến tranh toàn diện

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cũng xác nhận, cuộc tấn công của Nga đã bắt đầu. Trong một tuyên bố được đăng trên trang Facebook, ông cho biết: “Cuộc tấn công đã bắt đầu. Vừa có tên lửa vào sở chỉ huy quân sự, sân bay, kho quân sự, gần Kyiv, Kharkiv và Dnepr”.

“Tiếng súng ở biên giới đang được nghe thấy. Kể từ nay, sẽ có một thực tế địa chính trị mới trên thế giới”, ông cho hay.

Hãng thông tấn Interfax cho biết, các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở quân sự trên khắp Ukraine và quân đội Nga đã đổ bộ vào các thành phố cảng phía nam Odessa và Mariupol. Tờ này thông tin thêm nhân viên và hành khách đã sơ tán khỏi sân bay Boryspil tại Kyiv.

Tổng thống Nga đã phát động chiến dịch quân sự khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang họp khẩn tại trụ sở ở New York, Mỹ về tình hình Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cảnh báo 5 triệu người có thể phải di tản và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn mới ở châu Âu.

Đại sứ Ukraine Sergiy Kyslytsya, trong một bài phát biểu đầy xúc động tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã giơ điện thoại và hỏi Đại sứ Nga có muốn xem đoạn video Tổng thống Putin thông báo về một cuộc tấn công quân sự vào đất nước ông hay không.

“Các ông tuyên chiến và cơ quan này (Hội đồng Bảo an) có trách nhiệm ngăn chặn xung đột”, ông Kyslytsya nói. “Tôi cần kêu gọi mọi người trong (hội đồng) làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến sự hay tôi nên phát đoạn video về việc tổng thống nước ông tuyên chiến?”.

Trước sự chỉ trích của đại sứ Ukraine, đại sứ Nga trả lời: “Đây không được gọi là chiến tranh mà là một hoạt động quân sự đặc biệt ở Donbas”.

Các báo cáo về thương vong đã bắt đầu được đưa ra

Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, các cuộc pháo kích trên khắp Ukraine đã khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương ở Brovary, vùng Kyiv.

Quân đội Ukraine cho biết thêm, hai xe tăng và một số xe tải của Nga ở miền đông Ukraine đã được nhìn thấy trong khi Nga đang di chuyển các thiết bị quân sự từ Crimea.

Trong khi đó, phe ly khai do Nga hậu thuẫn cho biết họ hiện kiểm soát hai thị trấn ở vùng Luhansk của Ukraine, theo báo cáo từ cơ quan mới RIA.

Báo cáo này được xác nhận bởi cảnh sát Ukraine và cho biết thêm, hai ngôi làng ở vùng Luhansk bị chiếm giữ.

Các hãng thông tấn Nga đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã dỡ bỏ cơ sở hạ tầng quân sự tại các căn cứ không quân của Ukraine và làm xuống cấp hệ thống phòng không của Ukraine.

Nga bác bỏ thông tin cho rằng, một trong những máy bay của họ đã bị bắn rơi ở Ukraine. Trước đó, quân đội Ukraine cho biết, 5 máy bay và 1 máy bay trực thăng của Nga đã bị bắn rơi ở khu vực Luhansk của nước này.

Huyền Anh

Nga tấn công Ukraina

Thanh Hà /RFI

24/02/2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Matxcơva, Nga ngày 24/02/2022. AP 

Quân đội Nga đã tấn công và tràn vào lãnh thổ Ukraina, từ hai hướng, Nga và Belarus, theo thông báo của chính quyền Kiev vào sáng hôm nay 24/02/2022. 

Trong thông cáo của lực lượng biên phòng Ukraina, được AFP trích dẫn, « các xe quân sự Nga, kể cả xe bọc thép, đã vi phạm biên giới trong các vùng Tcherniguiv (phía bắc, biên giới chung với Belarus), Soumy, (đông-bắc, biên giới chung với Nga), Lougansk et Kharkiv (phía đông, biên giới với Nga).

Các vụ chạm súng ác liệt đã xẩy ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Ukraian.

Trước đó, nhiều nhân chứng cho AFP biết là có nhiều vụ nổ lớn ở thủ đô Kiev, Odessa (phía nam, Kharkiv, gần biên giới chung với Nga. Các vụ nổ này xẩy ra ngay sau tuyên bố của tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vào lúc 3 giờ sáng, giờ quốc tế, hôm nay, tổng thống Nga Vladimir Putin, trên đài truyền hình, đã thông báo mở « chiến dịch quân sự » tại Ukraina, ngăn chặn cuộc « diệt chủng » chính quyền Kiev đã tiến hành từ 8 năm nay. Kremlin nhấn mạnh « không có ý định chiếm đóng quốc gia sát cạnh này .

« Tôi quyết định khởi động một chiến dịch quân sự đặc biệt với mục tiêu nhằm bảo vệ những người đang bị đàn áp và những nạn nhân của một vụ diệt chủng do chính quyền Kiev tiến hành từ 8 năm nay. Để đạt được mục tiêu này, Nga nỗ lực phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, đưa ra công lý những người gây nên tội ác đẫm máu nhắm vào thường dân mà trong đó có cả những công dân của Liên Bang Nga. Kế hoạch của Nga không nhằm chiếm đóng lãnh thổ Ukraina. Chúng tôi không có ý định áp đặt bất cứ điều gì với bất kỳ một ai ». 

Tổng thống Putin cảnh báo, nước Nga sẽ « dẹp trừ » tập đoàn quân sự » đang cầm quyền tại Kiev và theo quan điểm của Nga, đấy không hơn không kém là một chế độ « tân phát xít ». Nguyên thủ Nga kêu gọi các binh sĩ Ukraina  « buông súng » đồng thời cảnh cáo « tất cả những ai có ý đồ can thiệp, cản trở nước Nga hay đe dọa nước Nga, dân tộc Nga cần biết rằng nước Nga sẽ lập tức đáp trả » và sẽ phải lãnh lấy những « hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử ». 

Matxcơva biến lời nói thành hành động

Dù không đưa ra bằng chứng, tổng thống Vladimir Putin viện cớ « bảo vệ » hai nước Cộng Hòa tự xưng Donetsk và Lugansk trước một cuộc « diệt chủng » Kiev đang tiến hành để tấn công Ukraina.

Thông tín viên Anissa El Jabri từ Rostov một thành phố gần biên giới giữa Nga và Ukraina cho biết về sự chuẩn bị của nước Nga cho chiến dịch này:

« Matxcơva tiến hành chiến dịch trên nhiều mặt trận. Vừa rồi, các giới chúc tại hai nước cộng hòa tự xưng là Lugansk và Donetsk cho biết toàn bộ đường giáp ranh giữa hai nước cộng hòa này với phần lãnh thổ Ukraina vẫn do chính quyền Kiev kiểm soát đang bị tấn công. Thông cáo nhấn mạnh là thường dân và các nơi dân cư ngụ không bị đe dọa. Toàn bộ các đợt oanh kích chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự.

Đây cũng là lập luận của quân đội Nga. Bộ Quốc Phòng Nga cũng nhấn mạnh là nhắm vào các cơ sở hạ tầng của quân đội Ukraina. Xích về phía bắc so với Lugansk và Donetsk, có thêm một mặt trận khác, xuất phát từ thành phố Belgorod (của Nga) đối diện với Kharkiv của Ukraina. Tại đây, nhiều nhân chứng cho biết đã nghe thấy súng nổ, trực thăng bay lượn trên bầu trời, hỏa tiễn bay trên đầu. Tất cả các phi trường trong vùng nơi tôi đang có mặt đều đóng cửa như là trường hợp của sân bay ở Rostov, Krasnodar hay Sotchi ».

RFI

Trí thức, giới khoa học, nhà ̀báo và dân biểu Nga phản đối 'cuộc chiến của Putin' ở Ukraine

24/02/2022

The front page headline in Vedomosti, RBK and Kommersant that reads "I/we - Ivan Golunov"

Nguồn hình ảnh, RBC/Vedomosti/Kommersant/Chụp lại hình ảnh, 

Các báo Nga từng dũng cảm chạy tựa 'Chúng tôi là Ivan Golunov' khi nhà báo này bị bắt năm 2019

Kiến nghị chống chiến tranh ở Ukraine được hơn 100 nhà báo Nga ký tên, cùng các văn nghệ sĩ và dân biểu 150 đô thị trên toàn Nga, theo báo Moscow Times hôm 24/02.

Trang web Kommersant và phóng viên Elena Chernenko đã thu thập chữ ký của trên 100 nhà báo từ các kênh RBC, Novaya Gazeta, Dozhd, Ekho Moskvy, Snob và The Bell.

Bước tiếp theo là 'bắn tên lửa hạt nhân'?

Tổng biên tập báo Novaya Gazeta, người được Nobel Hòa bình 2021, ông Dmitry Muratov lên án hành động của Tổng thống Putin ở Ukraine, và kêu gọi người Nga đứng lên phản đối chiến tranh.

"Nút bấm cho kho vũ khí hạt nhân bị tổng tư lệnh nghịch trong tay dễ như việc xoay chơi chiếc chìa khóa của một xe hơi sang trọng. Bước tiếp theo là gì, là bắn tên lửa hạt nhân?" ông Muratov hỏi.

Nhà văn Sergei Lebedev nhắc lại tội ác của NKVD, công an thời Stalin, với người Ukraine, và cho rằng với cuộc chiến này, "người Ukraine sẽ không sớm tha thứ cho chúng ta". 

Hơn 30 kênh truyền thông độc lập của Nga đều công bố thư ngỏ phản đối "cuộc thảm sát do lãnh đạo Nga gây ra".

Một thư ngỏ khác, đăng trên mạng trv-science.ru được hơn 150 nhà khoa học và nhà báo chuyên về khoa học ký, gọi cuộc chiến tranh ông Putin gây ra ở Ukraine là chiến dịch "phi lý, vô nghĩa".

Trang TrV-Nauka bản tiếng Nga viết ý kiến của họ:

"Tung ra cuộc chiến này, nước Nga đã tự đày đọa mình vào vị trí bị cô lập và đặt mình vào vị thế quốc gia côn đồ (rogue state)."

Kommersant Vlast front cover

Nguồn hình ảnh, bbc/Chụp lại hình ảnh, 

Trang Kommersant từng bị phạt vì phê phán TT Putin

"Điều này có nghĩa là các nhà khoa học như chúng tôi sẽ không thể nào làm công việc của mình một cách bình thường. Nga sẽ bị cô lập khỏi thế giới và sự suy giảm, tụt hậu của nước chúng ta về văn hóa, khoa học sẽ chỉ tăng lên."

Cùng ngày, trang của tổ chức nhân quyền Memorial thì nói thẳng đây là một "trang nhục nhã trong lịch sử Nga".

Hơn 150 đại biểu cấp đô thị của các thành phố Nga cũng ký thư ngỏ lên án "cuộc tấn công chết người" vào Ukraine. 

Chiến lược on/off nguồn “dưỡng khí” châu Âu bằng Nord Stream 2 của Putin

Tâm Như 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/GettyImages-1237580619-1280x853.jpg

Sơ đồ Nord Stream 2 đưa khí đốt vào châu Âu (ảnh: Stefan Sauer/picture alliance/Getty Images) 

Chính phủ Đức đình chỉ phê duyệt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 quan trọng của Nga; các quốc gia phương Tây khác ban hành biện pháp trừng phạt, ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin rục rịch đưa quân vào Ukraine.

Ngày 21 Tháng Hai, Tổng thống Putin công nhận miền đất ly khai của Ukraine là các quốc gia độc lập, đồng thời điều động quân đội Nga tới cả hai khu vực này. Các quốc gia phương Tây phần lớn coi hành động nói trên là cái cớ để chính phủ Moscow thực hiện cuộc xâm lược sâu rộng tại Ukraine.

Trước đây đường ống Nord Stream 2 được chính phủ Berlin ủng hộ, bất chấp phản đối của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ba Lan và Ukraine. Đường ống này trị giá 10 tỷ euro ($11 tỷ) là sự phân chia tài trợ giữa các công ty năng lượng của Nga và phương Tây. Khi Tổng thống Putin gửi quân đến các khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine do phiến quân nắm giữ, chính phủ Đức tuyên bố tạm đình chỉ cấp giấy phép hoạt động của đường ống dẫn khí đốt giữa Đức và Nga, cho đến khi có thông báo mới.

Thông báo mơ hồ có chủ ý của Thủ tướng Olaf Scholz về tương lai của đường ống Nord Stream 2 vừa được công bố vào sáng ngày 22 Tháng Hai khiến nhiều người ngạc nhiên. Mặc dù nhiều người cho rằng hành động này không được cho là có hiệu lực, vì quá hạn từ lâu. Trong khi đó các nhà lãnh đạo trong Liên minh châu Âu khó đồng thuận về những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga.

Theo nhật báo The Guardian (Anh), câu chuyện về Nord Stream 2 chạy dọc đáy biển Baltic vốn bế tắc từ lâu. Hầu hết nhân vật ban đầu khởi xướng dự án là cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu Thủ tướng Ý Matteo Renzi, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko – đều đã rời sân khấu chính trị. Nord Stream 2 được ví như túi hành lý không có dây đeo ở phi trường, khó mang theo suốt cuộc hành trình mà cũng không thể vứt bỏ. Chỉ duy nhất một người vẫn kiên trì đứng đằng sau đường ống chìm sâu dưới đại dương, đó là Vladimir Putin.

Năm 2015 công ty năng lượng khổng lồ Gazprom thuộc sở hữu chính phủ Nga thông báo xây dựng Nord Stream 2, nhằm mục đích vận chuyển khí gas từ miền Tây Siberia, với dự kiến gia tăng gấp đôi công suất hiện có của Nord Stream 1. Sự xuất hiện Nord Stream 2 được xem như cây đũa thần kỳ diệu có thể giúp 26 triệu gia đình tại Đức luôn ấm áp khi mùa Đông đến và đặc biệt là họ sẽ nhận hóa đơn khí gas với giá phải chăng.

Nhưng Nord Stream 2 không phải là kế hoạch thương mại thuần túy. Đường ống tuy ở trong lòng biển sâu nhưng sẽ tạo ra hậu quả địa chiến lược rộng lớn. Từng centimét của đường ống là cuộc chiến chính trị và pháp lý gay cấn.

Có ít nhất bốn vấn đề quan trọng liên quan đến Nord Stream 2

1/ Chính phủ Berlin coi Nord Stream 2 là “kế hoạch thương mại” cần thiết cho ngành công nghiệp của nước Đức. Họ muốn đường ống nhanh chóng hoạt động. Một số quốc gia châu Âu đồng ý. Một số bất đồng hoặc không muốn có ý kiến.

2/ Hoa Kỳ định nghĩa Nord Stream 2 là công cụ địa chính trị mà Điện Kremlin sử dụng để làm suy yếu an ninh năng lượng và an ninh quốc gia của châu Âu.

3/ Ukraine cho rằng Nord Stream 2 không giúp tăng thêm công suất đưa khí gas đến châu Âu mà chỉ nhằm thay thế Nord Stream 1 – đường ống dẫn khí gas từ Nga đến châu Âu đi qua Ukraine. Họ lo ngại sẽ bị mất lệ phí trung chuyển vẫn nhận được từ Nord Stream 1. Lệ phí này tương đương 4% tổng sản lượng của Ukraine. Hơn nữa đường ống mới sẽ giúp gia tăng sự kiểm soát và thị phần khí gas của Nga tại thị trường khí gas châu Âu, tạo cơ hội cho Tổng thống Putin nắm được “khí quản” của châu Âu.

4/ Điện Kremlin mong chờ ngày hoàn tất Nord Stream 2 vì Nga sẽ không còn phải trả lệ phí trung chuyển khí gas qua Ukraine. Nước Nga và toàn châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.

Ý, Anh, Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic, và cả Ủy ban châu Âu đều ủng hộ nhận định của Ukraine về Nord Stream 2. Họ tin rằng Điện Kremlin sẵn sàng tắt đường ống dẫn khí gas khi muốn bảo đảm lợi thế địa chiến lược, như những gì chính phủ Moscow từng thực hiện.

https://saigonnhonews.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét