Tưởng Năng Tiến –
Đất Đai Thủ Thiêm & Đồ Mã Ba Đình
Đề nghị chúng ta hãy
làm dân thường một vài giờ thì sẽ thấy tính mạng, nhân phẩm và tài sản của người dân dễ bị xâm hại, dễ bị
xúc phạm như thế nào.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Sinh lão bệnh tử là lẽ tự nhiên của kiếp người. Tuy
thế, khi còn trẻ, tôi vẫn cứ tưởng rằng đó là chuyện của người nào
khác (thôi) chớ không mắc mớ gì ráo tới mình. Tưởng vậy, tất nhiên,
là Tưởng Tầm Bậy. Mấy năm nay, những năm cuối đời, tôi phát bệnh tùm
lum (suyễn, thống phong, cao huyết áp …) nên mới chợt nhận ra là cái
chết – ngó bộ – cũng không còn xa xôi mấy.
Hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam gặp Tổng thống Trump
Trump Meets Victims of Religious Persecution at White House
2019 Ministerial To
Advance Religious Freedom
18/07/2019
Trà Mi-VOA
Hai nhà hoạt động tôn giáo Việt
Nam vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc hôm 17/7 cùng
với 25 nạn nhân khác bị đàn áp tôn giáo trên khắp thế giới.
Mục sư Tin Lành A Ga, một người
Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương, một tín đồ Cao Đài nằm trong
nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia gặp gỡ Tổng thống Trump tại
Phòng Bầu Dục trong nửa giờ đồng hồ.
Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'
Tina Hà Giang BBCvietnamese.com
6 giờ trước
BBC News
Cùng ngày tổ chức CSIS ở
Washington DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào
Việt Nam tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại
học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.
Việt Nam có thể buộc phải cứng rắn hơn với Trung Quốc sau vụ đối đầu ở
bãi Tư Chính
18/07/2019
Nguyễn Thảo Chi
Dịch từ bài “China, Vietnam:
What to Take From the South China Sea Flare-Up“, đăng trên website Stratfor
ngày 16/7/2019. Stratfor là một hãng phân tích địa chính trị của Mỹ.
Do tranh chấp lãnh thổ, việc
thăm dò năng lượng ở Biển Đông là nguyên nhân chính gây ra xung đột giữa Trung
Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Bắc Kinh đã ra sức hạn chế hoặc ngăn
chặn các quốc gia khác theo đuổi các dự án khoan thăm dò nằm trong khu vực mà họ
cho là đang tranh chấp. Một số quốc gia như Philippines chọn cách phản ứng nhẹ
nhàng là làm việc với Bắc Kinh. Nhưng những nước khác, chẳng hạn như Việt Nam,
đã quyết định tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng với các nước
khác.
Mục tiêu thương chiến tiếp theo của ông Trump: Việt Nam
RFA
2019-07-17
2019-07-17
Việt Nam đột ngột bị quật ngã
khi đang là người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thành kẻ chiến
bại tiềm năng kế tiếp bị Mỹ đánh thuế.
Nhận định vừa nói được tác giả
David Hutt đưa ra trong bài phân tích đăng tải trên Asia Times hôm 16/7/2019.
Theo đó, hiện nhiều ý kiến đồng
ý cho rằng Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất giữa chiến tranh
thương mại Mỹ và Trung Quốc, vì các chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển sản xuất ra
khỏi Trung Quốc vì bị áp thuế và hướng tới Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á có chi
phí thấp.
Phơi bày vụ án nhân viên Viettel bị Mỹ bỏ tù vì buôn lậu vũ khí
18/07/2019
Trong một sự việc ít được biết
tới, lãnh đạo một công ty con ở Mỹ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel -
thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Việt Nam - đã bị tòa án liên bang Hoa Kỳ tuyên
án tù về tội buôn lậu vũ khí vào năm 2017 trong tư cách là đại diện của công ty
viễn thông này.
Ông Bùi Quang Huy, phó giám đốc
điều hành của VTA Telecom Corporation, bị tuyên án 12 tháng và một ngày giam bởi
Tòa án Liên bang Khu vực New Mexico vào tháng 10 năm 2017, theo hồ sơ tòa án.
Sau khi chấp hành xong bản án, ông đã bị trục xuất về Việt Nam.
Điểm
tin báo ngày Thứ năm 18 tháng 7 năm 2019
Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump
Nguồn: Chris Horton, “Taiwan’s
Status is a Geopolitical Absurdity”, The Atlantic, 09/07/2019.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên
18/7/2019
Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà
ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên
trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ
bởi lính thủy đánh bộ Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công
dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi
nào khác trên thế giới.
Nhưng đây không phải là một đại
sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện
Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện
nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa
hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt,
nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 18 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019
Tổng Thống Donald Trump lại gây sóng gió, bắt đầu bằng một
thông điệp Twitter, như thường lệ. Báo, đài cả nước Mỹ chỉ nói về cuộc đối đáp
của ông Trump với bốn nữ dân biểu đảng Dân Chủ gốc Trung Đông và Châu Phi.
Không ai bàn hay phỏng vấn các chính khách về các chuyện chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung
Quốc, bom nguyên tử của Kim Jong Un, Iran tinh luyện thêm uranium làm nguyên tử,
tổng thống Đài Loan ghé qua nước Mỹ, thuế, bảo hiểm y tế, hay những người Trung
Mỹ đang xin ở biên giới. Dư luận chỉ quan tâm đến chuyện ông Trump đã “tuýt” và
sắp “tuýt.”
Tái diễn cuộc chạy
đua lên Mặt Trăng
Thanh Phương
RFI News
Thứ Năm, ngày 18 tháng 7 năm 2019
Kể từ sau các chuyến bay của
phi thuyền Apollo vào năm 1972, nhân loại chưa hề đặt chân trở lại Mặt trăng.
Nhưng nay, các cường quốc không gian, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang khởi động
lại cuộc chạy đua ( hay nói đúng hơn là cuộc bay đua ) lên vệ tinh tự nhiên này
của Trái đất.
Ngày 23/03/2019, tại « Rocket
City », ở Huntsville, bang Alabama, phó tổng thống Mike Pence thông báo Hoa Kỳ
sẽ đẩy nhanh việc đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng, trong giai đoạn từ
2024 đến 2028. Ông Mike Pence còn xác nhận: người đầu tiên trở lại Mặt trăng sẽ
là một phụ nữ Mỹ, được phóng lên bằng các tên lửa của Mỹ từ lãnh thổ Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét