Mới
đây, trên diễn đàn talawas, tôi được ông Lâm Hoàng Mạnh ngỏ lời ngợi khen nức nở: “Không hiểu sao cứ mỗi
lần đọc xong bài của T.N.T tôi cứ ‘nở từng khúc ruột vì khoái’ cách viết thông
minh… của tác giả.” Ôi, tưởng gì chớ “thông minh” thì tôi nổi tiếng
ngay từ thưở nhỏ – trước cả khi cắp sách đến trường – và đã
khiến cho rất nhiều người phải xuýt xoa, hay tấm tắc!
Tuy
tôi thông minh, học giỏi, bằng cấp đầy mình nhưng đi làm thì không ma
nào mướn. Lý do: tôi được cái thông minh nhưng lại bị cái gương mặt
rất khó coi (ngó tối tăm thấy ớn) và cách ăn nói thì cũng rất khó
nghe, cứ như cắn vào mông người ta vậy. Chỉ thoáng nhìn thấy cái bản
mặt của tôi là thiên hạ đã xuống tinh thần. Và hễ tôi mở miệng ra,
dù chưa kịp nói dứt câu, là đã có đứa sấn (sổ) vào muốn… tát!
Vietnam’s
Social Media Battle
Vũ Quốc Ngữ dịch
25.1.18
( Song ngữ Việt Anh)
Nhìn xung quanh các đường phố của Việt Nam, bạn sẽ
nhận thấy đám đông thanh niên dán mắt vào màn hình điện thoại thông minh của họ.
Những cảnh như vậy không khác gì những nơi khác, nhưng ở đây, hơn bất kỳ nước
nào khác, có nhiều cơ hội cho họ tương tác trên Facebook.
Thống kê đưa Việt Nam vào vị trí thứ bảy trên thế giới
với số người sử dụng Facebook, với 64 triệu tài khoản từ gần 93 triệu người. Tại
khu vực Đông Nam Á, chỉ có Indonesia và Philippines có nhiều người dùng hơn.
YouTube cũng là một kênh tin tức phổ biến trong số rất nhiều người dùng
Internet ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là hàng chục triệu người Việt Nam đang
truy cập tin tức và thông tin trực tuyến mà không cần phải thông qua các kênh
tin tức của nhà nước, mặc dù các báo lớn như VnExpress và Tuổi Trẻ có phiên bản
online với số lượng độc giả lớn.
Các câu chuyện gần đây đã làm nổi bật sự phân chia
rõ nét giữa các tin tức được viết bởi truyền thông nước ngoài và báo chí nhà nước.
Tháng 8 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh, cựu viên chức chính phủ muốn xin tị nạn ở Đức,
bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở trung tâm Berlin và đưa trở lại Hà Nội để chịu tội
tham nhũng. Báo chí nhà nước đã đưa tin về các cáo buộc của Đức, nhưng nhấn mạnh
sự khẳng định của Bộ Ngoại giao rằng Thanh đã tự nguyện quay trở lại. Trong thời
kỳ tiền Facebook, rất ít người ở Việt Nam biết rõ hơn, nhưng các bài báo có các
chi tiết về vụ bắt cóc từ The New York Times và Reuters đã được chia sẻ rộng
rãi trên Facebook.
Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018
Nạn nhân đầu tiên bị trừng phạt là một đại gia công
ty TQ có tên là Sinovel Wind Group Co. Ltd., giao dịch chứng khoán trên thị trường
Thượng Hải được thành lập năm 2004. Đây là nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất ở
Trung Quốc. Đó đại gia Sinovel này bị cáo giác ăn cắp sở hữu trí tuệ phát minh
thiết kế của một công ty Mỹ là American Superconductor Corporation (NASDAQ:
AMSC) như việc trộm cắp phần mềm của AMSC.
Lý do cũng dễ hiểu, bởi vì công ty AMSC đã có kinh
nghiệm từ năm 1987, và công ty AMSC này trước đây được Bắc Kinh trải thảm đỏ mời
vào TQ đầu tư cũng như Bắc Kinh cũng nhiều lần đề nghị AMSC cung cấp hay trợ giúp
kỹ thuật vể công nghệ, kể cả đề nghị khiếm nhã là mua bản quyền sáng chế của
AMSC, thực tế AMSC bị như vậy cũng đáng là vì đã dại dột đào tạo cung cấp hàng
đống kỹ sư TQ thực tập và làm việc ở đây.
By Trịnh Hữu Long
Posted on 26/01/2018
Có thể nói, trong cái nhìn của phần lớn người Việt
Nam chúng ta, vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp chỉ kém Chủ tịch nước Hồ Chí
Minh một thứ, đó là một lăng mộ giữa quảng trường Ba Đình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếm giữ một vị trí đặc biệt
trong văn hoá chính trị của chúng ta. Vị trí ấy đặc biệt đến nỗi chỉ cần tôi viết
là “ông Võ Nguyên Giáp”, hay loại bỏ đại từ nhân xưng đi, chỉ gọi là “Võ Nguyên
Giáp” thôi, cũng đủ để tôi hứng chịu cơn thịnh nộ của không ít người.
Trong bài này, tôi gọi tướng Giáp là “ông”, “ông ấy”
và dùng các động từ có liên quan đến ông theo những nghĩa bình thường, trung
dung của từ đó. Theo tôi, mức độ tôn trọng như thế với một cá nhân đã khuất như
ông Giáp là đủ.
Vũ Linh
Friday, January 26, 2018
Đúng ngày kỷ niệm một năm chấp chánh của TT Trump,
Thượng Viện tặng ông món quà, ngon như xương cá kẹt trong cổ họng: đóng cửa Nhà
Nước.
Nhà Nước đóng cửa vì hai chính đảng không đi đến thỏa
thuận ngân sách, và không đi đến thoả thuận vì phe DC đòi cài việc giải quyết
đám trẻ di dân DACA vào ngân sách trong khi CH không chấp nhận.
Tại sao lại có vấn đề DACA?
DACA, viết tắt từ “Deferred Action for Childhood
Arrivals” là danh từ văn hoa của chương trình chấp nhận những trẻ vị thành
niên, di dân lậu, bị bố mẹ là dân Trung/Nam Mỹ, đẩy qua Mỹ qua ngã biên giới Mễ,
làm ‘mỏ neo’ để ở lại Mỹ, rồi sau đó có thể lấy lý do đoàn tụ gia đình, bảo
lãnh cho cả gia đình qua Mỹ theo. Trên căn bản, tất cả đều như là cô nhi, không
có bố mẹ, gia đình gì ở Mỹ. DACA là sắc lệnh Hành Pháp của TT Obama ký tháng
6/2012 mà không thông qua quốc hội, đúng vài tháng trước bầu cử tổng thống
tháng 11/2012, với mục tiêu lộ liễu là thu hút phiếu dân Mỹ La-Tinh.
How
Sharp Power Threatens Soft Power
Joseph Nye Jr.
Foreign Affairs, 24 January 2018
Foreign Affairs, 24 January 2018
Người dịch: Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh
Những cách thức đúng và sai trong việc ứng phó với ảnh
hưởng của chế độ chuyên chế
Joseph S Nye Jr. (*)
Washington đang vật lộn tìm một thuật ngữ mới miêu tả
một mối đe dọa cũ. “Quyền lực bén” (sharp power) - được Christopher Walker và
Jessica Ludwig của Quỹ quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) đặt
ra trong bài viết trên ForeignAffairs.com và trong một bản báo cáo dài hơn, đề
cập tới cuộc chiến tranh thông tin được tiến hành bởi các cường quốc chuyên chế
ngày nay, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Trong một thập niên qua, Bắc Kinh và Moscow đã chi
tiêu hàng chục tỷ đô la Mỹ để định hình quan niệm và hành vi của công chúng khắp
thế giới – sử dụng các công cụ mới và cũ nhằm khai thác sự bất đối xứng về độ mở
giữa hệ thống chính trị hạn chế tự do của họ và các xã hội dân chủ. Tác động có
tính toàn cầu, nhưng ở Hoa Kỳ, mối quan tâm được tập trung vào sự can thiệp của
Nga tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và vào những nỗ lực của Trung Quốc nhằm
kiểm soát cuộc thảo luận về các đề tài nhạy cảm trên các xuất bản phẩm, phim ảnh
và trường học ở Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét