Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 9 tháng 1 năm 2018




Phạm Hưng Quốc

Phần II


Trong cuôc chiến chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo thì cái khó không phải là tìm ra những vụ án tham nhũng khủng, hay cực khủng của các quả đấm thép (tập đoàn kinh tế nhà nước) thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì chúng quá nhiều và quá lộ liễu. Ngược lại sẽ rất khó, thậm chí là không có, dự án lớn nào của các “quả đấm thép” lại không xẩy ra những tham nhũng nghiêm trọng. Cái khó cho Nguyễn Phú Trọng và lực lượng của ông ta là phải chọn ra những vụ án mà không làm “vỡ bình”.


Vũ Linh

Thoáng đọc qua, cái tựa bài viết coi bộ không ổn lắm. Tự do ngôn luận có quan hệ gì đến chuyện tiền bạc? Tự do ngôn luận đâu phải là món hàng có thể mua hay bán đâu mà lại liên hệ nó đến tiền bạc, giá cả?

Sự thật là vấn đề phức tạp hơn cách suy nghĩ đơn giản này nhiều. Muốn có tiếng nói, phải có tiền, không có tiền, mất tiếng nói.

Quý vị muốn có bằng chứng?


Thuở xưa không gian Internet chia làm hai thế giới, sống tách biệt, nước sông không phạm nước giếng. Một bên là các công ty cung cấp dịch vụ kết nối Internet như ở Việt Nam là VNPThay Viettel; ở Mỹ là AT&T hay Comcast và bên kia là các nơi cung cấp nội dung, ứng dụng và các dịch vụ khác như đủ loại báo chí, nơi lưu trữ phim ảnh, chia sẻ nhạc… Thế nhưng sự tách biệt này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Thoạt tiên, các công ty cung cấp dịch vụ kết nối Internet mà thông thường cũng là nơi cung cấp đường truyền điện thoại mới nhận ra các bên cung cấp ứng dụng trên Internet là đối thủ của chính họ trong nhiều trường hợp. 




Posted on 08/01/2018

HongLoan

(song ngữ Việt Anh)


Nguồn: “The strange geopolitics of rising oil prices”, The Economist, 26/11/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một nghịch lý kỳ lạ đang nằm sau sự gia tăng gần đây của giá dầu lên mức khoảng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Một mặt, nó phần nào phản ánh sự lạc quan rằng khi các nhà sản xuất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) họp tại Vienna vào ngày 30/11/2017, họ sẽ kéo dài thỏa thuận với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm sau. Mặt khác, nó phần nào phản ánh sự lo ngại rằng căng thẳng khu vực giữa Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ đến mức làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Reuters, những căng thẳng trong nội bộ OPEC đã gia tăng đến mức các quan chức dầu mỏ vùng Vịnh đã ngừng sử dụng một nhóm chat WhatsApp vốn từng là một công cụ phối hợp hữu ích giữa họ với nhau. Vậy có thể tưởng tượng rằng những người không thể nói chuyện với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội vẫn có thể đồng ý về những mức cắt giảm mạnh sản lượng, một điều quan trọng để giữ mức giá cao, hay không?




Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Trong hành động mới đây một số nhà đầu tư thắc mắc Ông Trịnh Văn Quyết:

“Năm 2018, VN-Index tiến đến mốc 2.000 điểm là có thể xảy ra”:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/ong-trinh-van-quyet-nam-2018-vnindex-tien-den-moc-2000-diem-la-co-the-xay-ra-213483.html ,

điều đó là thế nào thưa chị Phương Thơ, vì tập đoàn ngân hàng đầu tư của chị là Morgan Stanley (NYSE: MS) là chủ đầu tư và là nhà thiết kế ra chỉ số MSCI là viết tắt của Morgan StanleyCapital International, chỉ số thị trường toàn cầu đầu tiên, được tạo ra vào năm 1968, nó giải thích thế nào với phát biểu của Trịnh Văn Quyết, FLC.


January  6 – 2018

HẬU THUẪN CỦA TT TRUMP

Một tuần sau khi TT Trump ký luật thuế mới, tỷ lệ hậu thuẫn của ông nhất loạt tăng trên tất cả các cơ quan thăm dò dư luận.

Tổng hợp tất cả các thăm dò, theo cơ quan Politico, hậu thuẫn đã tăng từ 37% giữa tháng Chạp lên tới 40% cuối tháng Chạp. Tỷ lệ chống giảm từ 58% xuống 55% trong cùng thời điểm. Một chiều hướng thuận lợi, chứng tỏ dân Mỹ chuyển hướng về TT Trump nhờ luật thuế mới.

Tuy khoảng cách bất lợi đã giảm từ 21% xuống 15%, nhưng vẫn còn quá cao.
Nhắc lại, mới tháng trước, cơ quan thăm dò Gallup đã cho biết tỷ lệ hậu thuẫn của bà Hillary chỉ là 36%, tệ hơn TT Trump nữa. Dân Mỹ có vẻ không thích thái độ cù nhầy của bà, không chịu chấp nhận mình thua, cứ lèo nhèo giảng giải, phân bua rồi đả kích, chê bai TT Trump.


BẮT NẠT.

Từ đêm hôm qua, sau khi viết mấy dòng như phản ứng trước "cơn" choáng shock đầu tiên khi "bị" đọc stt tồi tệ kia tôi vẫn cứ bị nó ám ảnh mãi. Tôi không còn tức giận vì những ngôn từ sặc mùi kỳ thị sắc tộc và giới tính đó nữa. Nhưng tôi không ngừng tưởng tượng đến nỗi đau của nạn nhân và người thân của cô ấy. Tôi tự hỏi, nếu có ai đó so sánh cái mũi hay cái miệng của con gái hay em gái anh ta với một cái gì đó tương tự như anh ta đã ví von thì anh ta sẽ cảm thấy thế nào? Liệu anh ta có thấy trái tim mình quặn thắt đau đớn vì thương xót vì bẩt lực khi không thể bảo vệ con, em mình?



China vs. America

Graham Allison
Foreign Affairs, Sept-Oct 2017

Người dịch: Huỳnh Hoa


Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét