Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 5 tháng 8 năm 2017


Tưởng Năng Tiến - Côn Đồ Trong Ngõ


Trời nắng chang chang, người trói người.

Cao Bá Quát

Có vị độc giả của trang Dân Làm báo đã viết một dòng phản hồi ngăn ngắn, bên dưới Tuyên Bố của Bộ Ngoại Giao Đức(về vụ Trịnh Xuân Thanh) như sau:


Cộng ơi: Chơi dao có ngày đứt tay.”

Dân làng Ba Đình Hà Nội quả là có thích chuyện dao búa, và cách mà họ xử dụng loại hung khí này đã khiến cho không ít nạn nạn nhân phải lên tiếng kêu than. Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Âu Châu, vào hôm 12 tháng 9 năm 2005, ông Phạm Văn Tưởng(thế danh của cựu tu sĩ Thích Trí Lực) cho hay:

Tôi bị chính quyền Cộng sản bắt ngày 2.10.1992 với nhiều Tăng sĩ khác. Mấy tháng sau thả ra nhưng bị đưa về quản thúc tại chùa Già Lam rồi Pháp Vân ở Saigon.

Bất Tuân Dân sự & Đấu Tranh Bất Bạo Động

Lưu Nguyễn Đạt

August 01, 2017


Phản Ứng Từ Lòng Dân   

Trong những năm trước đây tại Trung Đông và Bắc Phi, rồi tại Châu Á, và cả Việt Nam, đã dồn dập xẩy ra những phản ứng xác đáng từ lòng dân.  Đó là những cuộc đấu tranh cho công lý, tự do dân chủ và nhân quyền lâu nay bị chèn ép, tước đoạt bởi các chế độ độc tà, toàn trị; bởi các nhà cầm quyền tham nhũng, bất xứng, phản quốc, hại dân.  

LS Lê Công Định từ Sài Gòn bình luận các khía cạnh pháp lý trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh.


<iframe width="400" height="500" frameborder="0" src="http://www.bbc.com/vietnamese/media-40826360/embed"></iframe>

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định từ Sài Gòn bình luận các khía cạnh pháp lý và luật pháp, bang giao quốc tế trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang, 'ra đầu thú'.

Ông cho rằng nước Đức đã muốn mở một cánh cửa cho Việt Nam như một 'biện pháp mở' để sửa chữa 'lỗi vi phạm' trong pháp lý quốc tế khi 'đưa ông Thanh', người bị Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế, ra khỏi nước Đức mà không có sự đồng ý của chính quyền sở tại.

Phạm Chí Dũng: 'Khủng hoảng bắt cóc' phát sinh hậu quả gì?

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017


Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA)”.

Điểm tin báo Thứ bảy 05.08.2017






Tập đoàn Trung Quốc muốn làm tàu điện ngầm ở Việt Nam

19:14 - 04/08/2017


Thứ trưởng Bộ Giao thông cho biết hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đó có tập đoàn Trung Quốc này tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam.

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông, ông Trần Hiểu Hoa - Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc (CGGC) bày tỏ nguyện vọng đầu tư vào một số tuyến đường cao tốc, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Việt Nam.

Mưa hơn một giờ, phố lớn Hà Nội lại thành song




Dân trí Trưa 4/8, mưa lớn trong hơn một tiếng đồng hồ kịp khiến phố Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) ngập nặng, các phương tiện giao thông phải vất vả "bơi" trong biển nước.

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620.000

05/08/2017 05:40:28


BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”

Người Thượng tị nạn ở xứ Chùa Vàng

Phóng viên RFA
2017-08-04


Trong số những người Việt đang ở Thái Lan tìm qui chế tỵ nạn có những người Thượng. Cuộc sống của họ hiện nay ra sao nhất là khi chính phủ nước sở tại có chính sách khắt khe hơn với lao động nhập cư?

Phóng viên RFA tại Thái Lan ghi nhận.

Cảnh sát thường xuyên bố ráp

Từ cuối tháng 6 đến nay có 3 người Thượng Việt Nam hiện đang tìm qui chế tị nạn ở Thái Lan bị bắt khi đang đi làm xây dựng để kiếm sống. Tình trạng này khiến cộng đồng người Thượng ở đó thêm phần lo lắng, hoang mang.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét