Một trang sử đau thương : Sự thất bại của tổng khởi nghĩa Yên Bái ngày 10 tháng 02 năm 1930
GS
Hàn Lâm TS Lê Mộng Nguyên
*Nhạc
sĩ, GS Viện Sĩ Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại, TS Quốc Gia Khoa Học Chính Trị,
nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris.
*
Thành viên sáng lập Viện Nhân Quyền Việt Nam
19/06/2020
‘’Tuyển
Tập Truyện Ngắn’’, được chính thức gọi như thế bởi vì tác giả khiêm tốn, dè dặt,
vì theo tôi, ĐTL có thể xem như là một truyện dài gồm 8 Chương (Giải Yếm Lụa,
Những Điều Không Thể... , Đường Thiên Lý, Người Thiếu Phụ Võng La, Hoa Việt Quốc,
Làng cách Mạng, Chi tiết Bất Ngờ, Vùng Trời Bao La), hoặc dôi lúc như một hồi
ký viết theo loại tùy bút về một đoạn lịch sử rất ngắn của Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc : ngày 25/12/1927 cho đến ngày 10 tháng 02 năm 1930...
... cuộc khởi nghĩa ngày 10 tháng 02
năm 1930 tại Yên Bái với những kết quả thảm thiết vì thất bại : ‘’Hai làng
Cổ Am và Võng La được bọn Việt gian mật báo với quan thầy là hai làng cách mạng
mà những yếu nhân của VNQDĐ thường về hội họp. Thế là trên bản đồ hình chữ S
thân yêu, hai làng nhỏ xíu thuộc vùng phụ cận Hà Nội, Hải Dương đã được bọn ngoại
xâm chọn làm thí điểm đầu tiên trong ý đồ tiêu diệt mầm mống cách mạng ! Và
ngày đau thương đã tới sau đó, không lâu. Trưa 16 tháng 02 năm 1930, nắng
vừa lên khỏi đầu ngọn tre thì bầu trời trong xanh, một đoàn phóng pháo cơ rầm rầm
bay tới làng Cổ Am. Chúng rải suốt từ đầu tới cuối làng 57 trái bom ! Những
khóm tre làng oằn mình trong đạn lửa, những thịt da người tan nát trên khắp ruộng
lúa nương dâu ! Những mái ấm, những miếu đình sập đổ hoang tàn !!! Tiếp đến là
các làng Phong Cầu, Đồng Tải, Võng La, Sơn Dương... đều bị bọn thực dân mang
lính Khố Xanh, trang bị súng đạn, dao găm, mã tấu... tới tàn sát, triệt hạ
dã man không nương tay ! Quả đây là ý đồ tận diệt mầm mống cách mạng !!!’’
(Làng Cách Mạng, Tr. 103-104).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét