Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 24 tháng 6 năm 2020

Tưởng Năng Tiến - Tập Cận Bình & Tiền Âm Phủ

China’s plan to replace the U.S. dollar.

Kimberley Amadeo – President of WorldMoneyWatch

https://drive.google.com/file/d/1DJYuFQars40pCztkwiL33juLRjynHpy6/view?usp=sharing

Tôi không thông rành tiếng nước ngoài nên chả mấy khi mon men vào những trang mạng ngoại ngữ. Chỉ cắm cúi vào những tờ báo tiếng Việt thôi, dù vừa coi vừa run:

Tuổi Trẻ (19/05/2020): Giá USD Bất Ngờ Giảm Mạnh.

Thời Báo (16/06/2020): Đồng USD Có Thể Sẽ Sụp Đổ Vào Năm 2021.

Thiệt đọc mà muốn ứa nước mắt luôn. Sao mà xui xẻo dữ vậy Trời? Tôi sống theo kiểu check by check, có đồng nào xào đồng đó, chưa bao giờ dư ra được một xu. Hai tháng trước, vì (hay nhờ) dịch Vũ Hán, nhà nước Hoa Kỳ thương tình gửi phụ thêm cho 1,200.00 USD. Trộm nghĩ mình cũng đã đến lúc gần đất xa trời rồi nên lật đật bỏ số tiền này vô ngân hàng, dành vào việc hoả táng. Vụ này tui đã dọ giá rồi, tốn đâu cỡ gần ngàn. Vài trăm còn lại để con cháu mua chút đỉnh hương hoa, cho nó giống với người ta, ngó cũng phần nào đỡ tủi.

... Té ra ngay cả khi xuống tới âm phủ rồi mà dân Trung Hoa Lục Địa vẫn cứ chê đồng Nhân Dân Tệ. Đốt vàng mã cũng phải bằng tiền (giả) Âu Kim hoặc Mỹ Kim thì họ mới chịu sài. Rứa thì biết khi mô đồng Yuan của chủ tịch Tập Cận Bình mới thay thế được US dollar hè?

Dù không thông minh lắm tôi vẫn nhìn ra ngay được vấn đề. Thế là chạy vội ra Bank of America bỏ tiền vô máy ATM trở lại. Dù chả ưa gì Mỹ, và suốt ngày cứ ỉ ôi chê bai cái chế độ lưỡng đảng (Cộng Hoà versus Dân Chủ) của xứ sở này nhưng tôi chưa bao giờ mất cảm tình (hay niềm tin) vào mấy tờ 100 dollars cả. Ha, ha…!

Công an bắt bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Phương tại Hà Nội

Jun 23, 2020

https://drive.google.com/file/d/1Ow_ApbcruHCmysT1q5bGwriUXfBzT_Hl/view?usp=sharing

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai mẹ con nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Phương bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ sáng sớm ngày Thứ Tư, 24 Tháng Sáu, tại Hà Nội.

Hiện chưa rõ lý do của vụ bắt giữ, nhưng có thể hiểu là vì những lời phát biểu và các thông tin những tháng gần đây mà anh Trịnh Bá Phương phổ biến trên trang Facebook cá nhân liên quan đến vụ đấu tranh chống cưỡng chế đất tại xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức.

Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên

24/06/2020

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1JaFdeZsQXq9aQQRXMLdOefLkYVebgej9/view?usp=sharing

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vừa gặp gỡ các tín hữu Tin Lành độc lập, các cựu tù nhân, và đại diện các nhóm tôn giáo khác nhau tại các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam. Theo những người tham dự, hai cuộc gặp tại Đăk Lăk và Gia Lai vào tuần trước diễn ra suôn sẻ, dù họ bị an ninh “theo dõi” cả trước và sau khi gặp phái đoàn Hoa Kỳ.

Mục sư Tin Lành Nguyễn Hồng Quang cho VOA biết nội dung trao đổi giữa các tín đồ và ông Noah Zaring, tham tán chính trị và ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị:

Bình dân Học vụ  - Kỳ thị, cảnh giác và những ranh giới mờ mịt

24/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1Keh-A5-uwreSd0fg91vdQwdfdd8BLHXn/view?usp=sharing

Bạn đi đường, thấy một người da đen trũi, môi dày, mắt trắng, bạn thấy… ghê ghê và tìm cách giữ khoảng cách an toàn. Đó có phải kỳ thị không, và tâm lý ấy có xấu không? Câu chuyện “kỳ thị và chống kỳ thị” lại đang nổi lên và gây chia rẽ ở “xứ An Nam”…

***

Kỳ thị, tức là ta nhận xét, đánh giá tiêu cực về một ai đó hoặc một nhóm người nào đó vì nguyên nhân xuất phát từ chủng tộc, dân tộc, giới tính, ngoại hình, quê quán/ địa phương, nguồn gốc xuất thân/ thành phần gia đình, khuynh hướng tình dục, chính kiến, tôn giáo, nghề nghiệp… của họ.

Kim Nguyễn - Hậu Quả Do Những Cuộc Bạo Loạn Gây Ra

June 22-2020

https://drive.google.com/file/d/1N-KI6t5s0KK7ULEnPF6iR7RMrtFqoMo6/view?usp=sharing

Trong nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc bạo loạn xảy ra.  Khởi đầu là cuộc bạo loạn đẫm máu tại Detroit, tiểu bang Michigan năm 1967.  Cuộc bạo loạn này là do sự đụng độ giữa cư dân Mỹ đen và cảnh sát, kéo dài tới năm ngày và rất gay cấn đến độ TT Johnson phải gởi Sư Đoàn Bộ Binh 82 và Sư Đoàn Dù 101 tới can thiệp.  Kết quả có 43 người bị thiệt mạng gồm thường dân và cảnh sát,  gần 1,200  người bị thương, 7,000 người bị bắt và 2,000 cơ sở thương mại bị đốt cháy.  Tiếp theo là những vụ bạo loạn khi Mục Sư Martin Luther King bị ám sát năm 1968, gây thương tích cho 2,600 người và 42 người bị tử vong.  Nhiều cuộc bạo loạn khác tiếp tục xảy ra tại Newark,  Miami, Ferguson và Baltimore đã gây tử vong cho hàng trăm người và thương tích cho nhiều ngàn người.  Thiệt hại về tài sản thì lên tới hàng tỷ dollars.  Và mới đây, từ cuối tháng 5 tới đầu tháng 6 vừa qua,  người dân Hoa Kỳ lại thêm một lần nữa phải sống trong tình trạng bất ổn sau cái chết của George Floyd vì những cuộc bạo loạn sau đó đã xảy ra tại nhiều thành phố.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 24 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1Qv7K_bUJzxgdupwT39i1ztdY_xLIWGsO/view?usp=sharing

Cạnh tranh Mỹ - Trung đã diễn ra như thế nào ?

Thùy Dương

RFI

23/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1GAmbkU8y608cnzyBNj4KQP2GBp90xPjo/view?usp=sharing

Trong những ngày qua, báo chí Pháp nói nhiều đến mối đe dọa của Trung Quốc đối với thế giới. Vậy quá trình vươn mình của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là cuộc đọ sức với Mỹ diễn ra như thế nào trong những thập kỷ qua ?

RFI Việt ngữ lược dịch bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nadège Rolland, chuyên gia về chính trị và an ninh châu Á, thuộc Văn phòng quốc gia về nghiên cứu châu Á, trụ sở tại Seattle và Washington. Bài viết được đăng trên báo Pháp Libération ngày 26/05/2020.

Sự cạnh tranh giữa chế độ Cộng Sản Trung Quốc và Hoa Kỳ có từ khi nào?

Đánh giá chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông

HOW EFFECTIVE IS CHINA'S A2/AD IN THE SOUTH CHINA SEA

WRITTEN BY VENGALIL VENUGOPAL

9 June 2020

Phó Đề đốc Vengalil Venugopal (nghỉ hưu)– người từng có 30 năm phục vụ trong lực lượng Hải quân Ấn Độ. Bài viết được đăng trên 9dashline.

Hồng Quyên lược dịch và giới thiệu

Thứ ba, 23 Tháng 6 2020

https://drive.google.com/file/d/1TxmV6ngys9PIL1Ijw5jzSr7xRzqY1e5M/view?usp=sharing

Chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (A2/AD) là chiến lược biển được xây dựng nhằm ngăn không cho lực lượng hải quân đối phương tự do di chuyển trong một không gian chiến đấu. Bài viết sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Trung Quốc thực hiện A2/AD tại Biển Đông.

Điểm tin thế giới ngày thứ tư 24 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1am0lEkCmuVkrHaVlzMnOk-YphO_hkZQm/view?usp=sharing

Đập Tam Hiệp: ‘Ai đã cùng Lý Bằng tạo ra công trình ngu ngốc này?’

Lý Văn Long

24/6/2020

https://drive.google.com/file/d/18gVfnjtRxkdiADyeBnW3rHUeLgkkWYBF/view?usp=sharing

Do phương nam Trung Quốc Đại Lục đang hứng chịu tình trạng mưa lũ ngập lụt nên vấn đề an toàn của công trình đập Tam Hiệp lại trở thành tâm điểm chú ý của giới quan sát. Trong một bài viết mới đây, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc Vương Duy Lạc lại một lần nữa đặt vấn đề: Ai đã cùng Lý Bằng tạo ra công trình ngu ngốc này?

Những nguồn tin gần đây cho thấy 24 tỉnh thành của Trung Quốc đã bị lũ lụt. Vào chiều ngày 22/6 trên mạng xã hội Weibo CCTV đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp: trong vòng 8 giờ tới Lưu vực Kỳ Giang – Trùng Khánh dự kiến ​​sẽ gặp trận lụt lớn nhất kể từ năm 1940, vì vậy 40.000 người đã được sơ tán. Trước đó vào ngày 20/6, lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp tăng lên 26.500 mét khối mỗi giây, tăng 6.000 mét khối mỗi giây so với ngày 19/6 là 20.500 mét khối mỗi giây. Hiện nay, mực nước trong khu vực hồ chứa là gần 147 mét, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ gần 2 mét.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét