Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

Sử Việt và những trận chiến mãn nhãn tựa Hollywood - Phần 3. Hết

Minh Bảo

 28/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1tx7QlOoeav-vA4T5uUBIpiJZR4Hbbcfi/view?usp=sharing

Thoát Hoan và các tướng lĩnh lên boong chỉ huy nhìn ra mặt sông và đều ngây người ra với cảnh tượng trước mặt: Hàng nghìn chiến thuyền Đại Việt to nhỏ đủ cỡ xếp thành đội ngũ chỉnh tề đang vây bọc hết mặt sông. Các soái hạm long thuyền khổng lồ với lá đại kỳ màu vàng thêu chữ “Trần” ngạo nghễ đứng ở trung tâm đoàn thuyền, xung quanh là các thuyền chiến xung kích tốc độ cao Mông Đồng bọc thép với hàng trăm tay chèo lực lưỡng sẵn sàng xung trận...

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau. 

Trận Bạch Đằng diễn ra ngày 8 tháng 3 năm mậu tý (9 - 4 - 1288) nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 4 đời vua Trần Nhân Tông bên Đại việt. Khởi đầu từ giờ Mão (5 giờ sáng), chấm dứt vào giờ Thân (17 giờ). Sau một ngày chiến đấu kịch liệt, toàn bộ thủy sư Nguyên Mông gồm 510 chiến thuyền, 15 vạn quân vừa thủy, vừa bộ bị bắt, bị giết cùng các tướng lãnh cao cấp như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống. Đây là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử vệ quốc của nước ta.

Hãy cứu sông Mê Kông trước mối nguy to lớn

https://stopexpansionism.org/hay-cuu-song-me-kong-truoc-moi-de-doa-lon-lao/

Bưu Điện Báo ASEAN 28 tháng 6 năm 2020

Mực nước của con sông lớn nhất Đông Nam Á có thể ở mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ.

Lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và các quy định lỏng lẻo về xây đập góp phần vào mực nước thấp nhất trong lịch sử của sông Mê Kông, gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của khu vực và dẫn đến sự khô cạn nhanh chóng.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1tabV2dtNa0lT774awnPXmBklA_Rn0UA6/view?usp=sharing

Đại Dương - Quan hệ Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ cứng hay mềm?

30/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1f7-LXFPjlHPMd3PBOSiwerLGxhqvRnUx/view?usp=sharing

Bóng ma Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô đã tan biến từ năm 1991 đem lại niềm hy vọng Chủ nghĩa Cộng sản sẽ rơi vào bóng đêm, chấm dứt nguy cơ chiến tranh nguyên tử toàn cầu.

Nhiều dân tộc từng ảo tưởng với Chủ nghĩa Cộng sản đã chọn con đường tự do dân chủ, phát triển hài hoà ở từng mức độ khác nhau tuỳ theo nhận thức của giới lãnh đạo và tầng lớp tinh hoa.

TS Nguyễn Tiến Hưng  - 'Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020'

TS Nguyễn Tiến Hưng Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Virginia, Hoa Kỳ

29 tháng 6 2020

https://drive.google.com/file/d/1ze8bJpTOhiD0-kGNosqko6PilNDnSuOA/view?usp=sharing

Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra.

Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.

Tháng 5/2020: một cảnh sát chận cổ, gây nên một cái chết đau đớn.

Tháng 5/1970: 29 Vệ binh Quốc Gia bắn 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây.

Vụ nổ súng của Vệ binh Quốc gia, còn được gọi là Biến cố tháng 5/1970: "Kent State Massacre", khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Lập tức, những cuộc biểu tình và bạo động lan tới cả thủ đô Washington.

Tôi có mặt ở đó thời gian biến động nên còn nhớ khác rõ và nay muốn chia sẻ các quan sát, so sánh hai biến cố cách nhau 50 năm.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1LQNbRIzGSgIbh3p2lGXFbs-TKMauTivZ/view?usp=sharing

Lâm Văn Bé – Minneapolis: biểu tượng của nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống ở Mỹ

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1p2iI7DHNet1MHwRTmkR9ylcSAWX2V5jX/view?usp=sharing

Nước Mỹ đang đối diện với hai đại nạn. Dịch Covid-19, tuy không phát xuất từ Mỹ nhưng đã làm Mỹ điêu đứng với hơn 2 triệu người nhiễm bịnh, hơn 115 000 người chết và 44 triệu người mất việc (đến ngày 15 tháng 6). Chỉ trong ba tháng, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng như năm 1930.... Hoa kỳ là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ số người có súng. Theo thống kê năm 2018, số vũ khí cầm tay hợp pháp và bất hợp pháp nhiều hơn số dân (120 súng cho 100 người dân) và mỗi năm có 40 000 người chết liên quan đến súng (theo gunpolicy.org). Quyền có súng là một quyền hiến định, dùng súng để tự vệ hay giải quyết các tranh chấp đã trở thành một thứ văn hóa Mỹ. Hàng năm, số người chết vì súng tương đương với số người chết vì tai nạn giao thông. Bởi lẽ người phạm pháp hay nghi phạm đa số là người da đen, cảnh sát sợ bị bắn nên cảnh sát phải ra tay bắn trước để tự vệ, đó là lý do tại sao người da đen bị cảnh sát da trắng bắn nhiều.

Tường thuật của một nhà báo: Năm ngày đáng sợ trong ”Khu Tự trị Capitol Hill”

 My terrifying five-day stay inside Seattle’s cop-free CHAZ

 By Andy Ngo

June 20, 2020

https://nypost.com/2020/06/20/my-terrifying-5-day-stay-inside-seattles-autonomous-zone/

Thanh Liên Lược dịch theo New York Post

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1LEIhXHlw87KklTkCJRsSLfwuxNlFfl0V/view?usp=sharing

Trải qua năm ngày đêm bí mật ở trong khu vực này, tôi đã liên tục trải nghiệm về tình trạng “vô chính phủ”, hỗn loạn và tội phạm bạo lực. Để tránh bị lộ thân phận là nhà báo (vì một số phóng viên đã bị cấm hoặc bị trục xuất), tôi đã ngủ và tắm bên ngoài khu vực này. (Những người bên trong khu vực này không có nhà tắm nhưng họ có các phòng tắm di động). Trong hầu hết thời gian, tôi đã dùng bữa và nghỉ ngơi uống nước ở nơi nào khác, vì tôi lo ngại rằng việc tháo khẩu trang ra sẽ dẫn đến nguy cơ tôi bị nhận diện. Mỗi ngày, tôi vào khu vực này hai lần qua biên giới bằng hàng rào được dựng lên của khu này - một lần vào đầu giờ chiều, một lần nữa sau khi mặt trời lặn, và ở lại cho đến nửa đêm.

Mở khóa vàng thả giao long: ‘Con rồng’ ở đập Tam Hiệp đang thức giấc?

Tiểu Lý

30/6/2020

https://drive.google.com/file/d/155RgJZkUr1wyEQVBM_K3jfdM082mEo_U/view?usp=sharing

Người ta đều nói, sông Dương Tử là một con rồng khổng lồ, cũng chính là long mạch của Trung Hoa. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vì thi hành nhiệt thành chính sách “bàn tay sắt”, dùng xe tăng, súng máy trấn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn mà được khen ngợi và trở thành Chủ tịch nước dưới sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình. Sau khi nhậm chức do không lập được công lao và thành tích gì, họ Giang bắt đầu thực hiện “trị thủy”, cũng chính là xử lý sông Dương Tử để lập công, thể hiện năng lực của mình. Do dậy, dù bị hơn 60% số người phản đối, Giang vẫn lên kế hoạch thực hiện xây dựng con đập hại nước hại dân này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét