Tưởng Năng Tiến - Lữ Phương/ Nguyễn Trung Tôn/ Nguyễn Công Khế & Nguyễn Thị Bình
https://drive.google.com/file/d/1FekcS6JU3CleAmc39M4Ak6R2DDb7YtYB/view?usp=sharing
Bút Ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ Phương (nguyên) Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam, có nhiều trang rất thú vị. Đọc lai rai vài đoạn cho vui, nếu rảnh:
Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!
Cao Văn Thức - Phan Châu Trinh : từ ý thức hệ Phong Kiến đến Dân Chủ Tư Sản
1/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1VsNs6Bgh1xGhNnD6jK7YmtTwhHBVBaPY/view?usp=sharing
Phan Châu Trinh (1872-1926), là một nhà yêu nước, chủ xướng phong trào Duy Tân ở miền Trung từ năm 1905 đến 1908. Chủ trương Duy Tân của ông là “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” với mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến tới giành độc lập dân tộc. Từ một thiếu niên từng theo cha trong phong trào Cần Vương ở cuối thế kỷ XIX (1885-1887), rồi trở thành nhân vật lãnh đạo của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX (1905-1908) là một quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh.
Ngô Nhân Dụng - Bịt miệng dân, có cần hay không?
1/7/2020
https://drive.google.com/file/d/14UfT35jMdculZK_5wvHrO8i45lRUgiro/view?usp=sharing
Cơn bệnh dịch Covid 19 có nguy cơ xóa bỏ bản hợp đồng xã hội đó; không những trong nhiều quốc gia mà còn trên cả việc bang giao quốc tế. Chế độ dân chủ tự do thực sự có ích lợi hay không?
Hiện nay Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách tuyên truyền rằng chế độ “Xã hội Chủ nghĩa với Đặc tính Trung Hoa” là ưu việt, đáng làm gương mẫu cho cả thế giới. Họ đưa ra bằng chứng: Trung Quốc đã ngăn chặn được Covid 19 nhanh chóng, kinh tế đã được mở cửa lại sớm hơn nhiều nước dân chủ tự do.
Bất đồng chính kiến Việt Nam: Góc nhìn qua các thế hệ
Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
30 tháng 6 2020
https://drive.google.com/file/d/1O64r0izXydTc9O_SQdPC4As-0kHPwfiJ/view?usp=sharing
Qua bút đàm hôm 29/6, các nhà hoạt động nói với BBC News Tiếng Việt về việc liệu các thế hệ tiếp nối các nhà bất đồng nổi tiếng như Trần Khuê hay Hoàng Minh Chính v.v..., nay có thể làm được gì hay không.
... Với thế hệ đầu quả tình họ đã lãnh hội được những kiến thức sâu rộng và có vị thế nên tiếng nói của họ có uy tín và thức tỉnh cho thế hệ sau. Nhưng lúc đó họ quá ít và bị đàn áp khốc liệt. Nhưng thế hệ bây giờ có lợi thế là mạng Internet đã gắn kết và có thể lan rộng một vụ việc. Do đó hiệu quả nhờ lan toả thông tin mà đã có nhiều người dân thức tỉnh và ngày càng nhiều người tham gia khi nhà cầm quyền không thể bưng bít thông tin như trước.
Hiệu Minh - Lan man về trường Công, Tư, Chuyên và Quốc tế
Phụ huynh kéo đến trường yêu cầu hiệu trưởng công khai tài chính, trả tiền thừa
1/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1WOaQnX-R-dkzBFwukmad5mHPVdKzGv6q/view?usp=sharing
Người Việt hướng ngoại là đương nhiên vì quan lớn, nhà giầu toàn gửi con du học. Kêu gọi “người Việt yêu hàng Việt” hơi bị khó do không có tấm gương nào để soi. Thăm dò trên phản ánh trung thực bức tranh nền giáo dục xứ ta.
Trong 4 loại hình trường trên, trường Quốc tế sẽ phát triển, có thực chất, có khi chỉ là tên gọi… nhưng là xu hướng của nước nghèo, sinh ra cho nước giầu đến mở trường. Trường Tư èo uột dù có nhiều tên tuổi nhưng tâm lý dân ta “ăn chắc mặc bền”, chọn nhà nước là đương nhiên do được ưu tiên.
Như vậy chỉ còn Chuyên và Công do nhà nước đẻ ra và nuôi nấng. Chuyên được ưu tiên tuyệt đối và Công như đứa con rơi. Đó chính là sự bất bình đẳng trong giáo dục… nhà nước. Chuyên dành cho nhà giầu, Công dành cho nhà nghèo và vừa vừa. Học phí có chênh lệch chút thì không thể so với học phí Công (miễn phí) – Tư (giá trên trời) bên Mỹ.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 1 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/17IpacI1XY3ti_uvkTQNaruFiGSdlBEEZ/view?usp=sharing
Đập Tam Hiệp mực nước vượt quá xả lũ, Vũ Hán thông báo khẩn, Nghi Xương gần như biến mất
Minh Thanh
01/07/20
https://drive.google.com/file/d/1GiFtWrv2NUf9gVFI_RHuCgXld8wKM5CJ/view?usp=sharing
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc tiếp tục kéo dài. Vào lúc 6h sáng ngày 30/6, Đài quan sát khí tượng trung ương liên tiếp đưa ra cảnh báo mưa bão, dự kiến mưa lớn vẫn xảy ra ở phía nam và tây nam. Ngày 29/6, đập Tam Hiệp đã bắt đầu khẩn cấp xả lũ, gây ra áp lực rất lớn đến các thành phố ở hạ lưu. Hiện tại, nhiều thành phố bị ngập lụt, và cũng có thông tin rằng nhiều người rơi xuống nước bị điện giật tử vong. Những dữ liệu này đều thuộc về "bí mật quốc gia".
Theo cảnh báo sớm do Đài truyền hình vệ tinh trung ương đưa ra, ước tính từ 8h sáng ngày 30/6 đến 8h sáng ngày 1/7, lưu vực phía nam Tứ Xuyên, đông bắc Vân Nam, hầu hết các khu vực ở Quý Châu, tây bắc Quảng Tây, miền trung Hồ Nam, tây và đông bắc Giang Tây, bắc Phúc Kiến, nam Chiết Giang và những nơi khác có mưa bão lớn.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 1 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1IOcI8TDDNz0NvNdhpvtc3dggoucUhKcL/view?usp=sharing
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel - Paul Krugman khá lạc quan về nền kinh tế Mỹ
Đức Thiện
Theo Bloomberg
01/07/20
https://drive.google.com/file/d/1E3-S_uo6df8j29VHq8VX2ZE-WTfdIx6i/view?usp=sharing
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Bloomberg, Paul Krugman không thấy khả năng đại khủng hoảng kéo dài nhiều năm tại Mỹ. Ông cho rằng đây sẽ chỉ là một cuộc khủng hoảng bình thường như bao cuộc khủng hoảng khác, không phải sự kết thúc cuối cùng.
Cho rằng Mỹ không có sự mất cân đối kinh tế trước đại dịch, nhưng bản thân đại dịch có thể đang tạo ra những mất cân đối mới ngay bây giờ, các doanh nghiệp phải đóng cửa kinh doanh - họ cần thời gian để phục hồi. Ngoài ra ngay cả khi Mỹ không có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô lớn từ trước, nhưng đại dịch có thể tạo ra những thay đổi dài hạn. Chẳng hạn như sự thay đổi vĩnh viễn sang tập quán bán lẻ từ xa nhiều hơn và bán lẻ trực tiếp ít hơn, sự dịch chuyển này kéo theo dịch chuyển nhân công, sẽ mất nhiều thời gian điều chỉnh lao động. Đó là một cuộc tranh cãi mà nhiều người đã đưa ra vào năm 2009, lúc đó không đúng nhưng giờ nó có thể đúng.
Trung Quốc kiểm duyệt Zoom: Khó khăn cho các trường đại học Hoa Kỳ?!
Chinese Censorship on Zoom Is a Major Problem for U.S. Colleges and Universities
Benjamin Wilhelm
01.07.2020
Khánh An lược dịch
https://drive.google.com/file/d/1BQ0llHqAoQsYeoagJ2vuvLTLJPVU5g79/view?usp=sharing
Nhưng chính “giải pháp “ của Zoom đối với sự kiểm duyệt Trung Quốc là một vấn đề khó khăn cho nhiều trường cao đẳng và đại học ở Mỹ hiện đang phụ thuộc vào Zoom sau khi đóng cửa trường vì đại dịch, James Millward, giáo sư lịch sử Trung Quốc tại Đại học Georgetown cho biết.
Có khoảng 370.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ, nhiều người trong số đó đã trở về Trung Quốc trong thời gian ngừng trường học đóng cửa vì COVID-19. Việc cấp thị thực và lệnh cấm đi lại do dịch bệnh đã khiến một số sinh viên Trung Quốc và sinh viên nước ngoài khác không thể quay trở lại Hoa Kỳ kịp thời vào đầu học kỳ mùa thu. Gần đây trên Medium, Millward kêu gọi các trường đại học thiết lập “Kế hoạch B” trong trường hợp Zoom kiểm duyệt sinh viên theo lệnh của chính phủ Trung Quốc. Millward và các giáo sư khác xem kịch bản tiềm năng này là mối đe dọa đối với tự do học thuật tại các trường đại học Mỹ.
Trung Quốc thực sự đã sở hữu bao nhiêu ở nước Mỹ?
Theo Fox News
Băng Thanh biên soạn
1/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1Q2RANSnLBkqn7dPfi765XIi6aavDuyX0/view?usp=sharing
Đại dịch Covid-19 đã phần nào làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Mỹ. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào Hoa Kỳ, hiện đang thống trị nhiều lĩnh vực như thuốc, thực phẩm, truyền thông, giáo dục… của Mỹ.
Viện An ninh Hoa Kỳ gần đây đã công bố một báo cáo và đưa ra một chiến dịch, bao gồm một bảng quảng cáo ở Quảng trường Thời đại, để thu hút sự chú ý hơn nữa vào các đầu tư ở Mỹ của chính phủ Trung Quốc. Nhưng chính xác, chính phủ độc tài này đã sở hữu bao nhiêu ở Mỹ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét