Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 13 tháng 7 năm 2020

Thư ngỏ của 10 tổ chức XNDS quốc tế Việt Nam, phát triển mà không cần đàn áp

13/7/2020

https://drive.google.com/file/d/11U078e-Nf_caXDIppOOmLfnuMXGqFpbN/view?usp=sharing

(Thư ngỏ của 10 tổ chức XHDS quốc tế yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm, và thực hiện cam kết quốc tế về nhân quyền)

Chúng tôi, mười tổ chức và cá nhân được ký tên dưới đây, lo ngại về việc đàn áp leo thang của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới truyền thông độc lập và giới bất đồng chính kiến trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2021.

Nguyễn Quang Dy - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

13/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1vf55oxNdOmkFoifWQUC0ui2J7cW3UID5/view?usp=sharing

Phán ứng mạnh hơn của Mỹ

Theo Wall Street Journal, (4/7/2020), tuyên bố cứng rắn của Mike Pompeo trùng hợp với việc Mỹ điều động nhóm tác chiến gồm ba tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt, tới Tây Thái Bình Dương (6/2020). Hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz được 4 chiến hạm hộ tống, bắt đầu tập trận lớn tại Biển Đông vào ngày độc lập của Mỹ (4/7), sau cuộc tập trận tại vùng biển Philippine (28/6).

Nguyễn Ngọc Chính - Bệnh nhân người Anh

13/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1sSHji-cxFJ_daRqSZspRUDrOCMgAWeuo/view?usp=sharing

 “Điều đó cho thấy bất cứ hành động tốt đẹp nào cũng có thể mang đến những tác dụng ngược lại. Đó là chưa kể sự chữa trị đầy quyết tâm của chính quyền và ngành y tế VN dành cho một cá nhân người nước ngoài đã làm chạnh lòng hàng triệu bệnh nhân người Việt đang sống dở chết dở trong những phòng bệnh chật ních con người, những thân nhân của họ có khi phải dùng cả gầm giường để làm chỗ ngủ qua đêm. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn công nhân VN bị mất việc, sống đói khát, cù bơ cù bất ở nước ngoài, chưa biết đến bao giờ được trở về quê hương, mà vẫn chưa thấy chính phủ có một quyết sách nào rõ ràng.

Kinh tế thời Covid-19: 'VN đừng mong đón đại bàng'

12 tháng 7 2020

https://drive.google.com/file/d/1TeNhn9dNQiGxe3Zpi1gAs65a5tu9NQV8/view?usp=sharing

Hai vấn đề chính: Thất nghiệp và Xuất khẩu bế tắc

Theo tin chính thức từ báo chí, số lao động thất nghiệp, nghỉ luân phiên hay giãn việc tại VN lên tới con số 7,8 triệu người tính đến cuối tháng 6.

Thế nhưng tình trạng thực sự còn căng thẳng hơn. Theo ước tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là "gần 31 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, giảm thu nhập..." Số người bị giảm thu nhập ước tính lên tới 57%. Số lao động mất việc tập trung vào các ngành xuất khẩu, nhất là trong công nghệ chế biến, và trong các ngành dịch vụ du lịch, hay các dịch vụ khác như buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, hiệu ăn...

Nguyễn Minh Quang – Nguồn gốc và sự di chuyển của Arsenic trong nước ngầm ở vùng Châu thổ sông Mekong

7 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1QExwI45wIFbwrVoNQDZGY1Dse_mMBF3U/view?usp=sharing

Phần dẫn nhập

Arsenic trong nước ngầm được xem là mối đe dọa đến sức khỏe của khoảng 137 triệu người trong 70 quốc gia [1].  Trong vùng châu thổ sông Mekong – vùng ngập lụt phía dưới Kratie bao gồm một phần của Cambodia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL) – arsenic nằm trong các lớp trầm tích, do do sự lắng đọng của phù sa phát xuất từ dãy Himalayas dưới dạng iron oxides.  Từ đó arsenic được phóng thích vào nước ngầm qua phản ứng sinh học hay sự phân hủy của iron oxides [2].  Arsenic được tìm thấy với nồng độ cao trong các lớp trầm tích cận đại (Holocene Alluvium) và trung đại (Pleistocene Alluvium) trong các châu thổ ở Nam và Đông Nam Á (ĐNA) như ở Ấn Độ [3], Nepal, West Bengal, Bangladesh, Cambodia và Việt Nam (sông Hồng và sông Cửu Long) [4].  Đặc biệt ở ĐBSCL, ngoài các lớp trầm tích cận và trung đại, arsenic có nồng độ cao còn được tìm thấy trong nước ngầm trong các lớp trầm tích cổ đại (Pliocene Alluvium và Miocene Alluvium) nằm sâu ở dưới đất.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 13 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1k3OSN4rPWWm_nIWRTWGlLjiDtcEuaEpx/view?usp=sharing

Phạm Văn Lương  - Chuyện Bên Đường -Tháng 7, 2020

12/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1XYMnEUDSJKjalC8upXTg6mjdNRL6mIDr/view?usp=sharing

CBĐ cảm ơn quý vị đã theo dõi tin tức về tình hình Virus, tình hình BLM (Black lives Matter) và đặc biệt tình hình bầu cử 2020 giữa hai ứng cử viên TT Donald Trump và Joe Biden.

Nhớ lại năm 2016, chuyện bầu cử MỸ không được người Việt Nam tại Hải Ngoại bình luận nhiều như mùa bầu cử năm nay. CBĐ lúc đó bị lẻ loi, như tại California, tới phút chót mọi người vẫn tin rằng Hillary Clinton thắng cử.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 13 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1_uYNJfRTIl6DN3CdPyf27fKfSa2egUAt/view?usp=sharing

Thư viện Trung Quốc thanh trừng sách có nội dung xa lý thuyết Cộng sản

In echo of Mao era, China's schools in book-cleansing drive

Huizhong Wu. In echo of Mao era, China's schools in book-cleansing drive. Thursday, July 09, 2020 by Thomson Reuters. Edited by Sara Ledwith.

Thursday, July 09, 2020 8:03 a.m. EDT by Thomson Reuters

https://drive.google.com/file/d/1PHbIJKdDTfyHTAuXHQu3E8Fg3WsvBK1H/view?usp=sharing

Sưu tập và lược dịch bởi TS Phạm Đình Bá

Tóm lược:

Tập Cận Bình đã lãnh đạo một chiến dịch củng cố Đảng Cộng sản Trung Quốc và tái khẳng định ý thức hệ Cộng sản. Năm 2013, Đảng đã ban hành một chỉ thị về bảy hiểm họa ý thức hệ từ phương Tây mà theo quan điểm của đảng đang gây nguy hiểm cho xã hội Trung Quốc. Đảng cũng lo sợ là các ý niệm như "giá trị phổ quát", "chủ nghĩa hợp hiến", "xã hội dân sự" và “chính trị dân chủ” đã trở nên phổ biến và được tranh luận rộng rãi ở lục địa. Bộ Giáo dục Trung Quốc chỉ thị vào tháng 10 năm 2019 cho các trường tiểu học và trung học loại bỏ khỏi thư viện các sách "bất hợp pháp" và "không phù hợp". Giáo viên đã gỡ bỏ các sách nầy ra khỏi các trường học tại ít nhất 30 trong số 33 tỉnh và thành phố ở đại lục. Cho đến nay, ước tính hàng trăm ngàn sách đã bị loại bỏ. Chiến dich nầy thể hiện phần nào quan điểm của đảng là các cuộc biểu tình quyết liệt ở Hồng Kông là vì thiếu “giáo dục yêu nước” ở thành phố nầy.

Cái gì mới từ bài nầy?

Những phát hiện chính:

Chính sách loại bỏ sách với nội dung không phù hợp với lý thuyết Cộng sản hiện nay sao chép lại chiến dịch “đốt sách” từ thời Mao Trạch Đông và chiến dịch “đốt sách chôn sống học giả” dưới thời bạo chúa Tần Thủy Hoàng.  

Đây là phong trào đầu tiên và rộng lớn nhắm vào các thư viện kể từ Cách mạng Văn hóa của thời Mao Trạch Đông.

Tập Cận Bình đã gia tăng kiểm soát của đảng trong giáo dục, từ đại học vào khoảng năm 2017, đến trung và tiểu học qua chiến dịch kiểm duyệt sách hiện nay.

Trung Quốc muốn cướp trắng 440 tỷ đô-la Mỹ của Hong Kong, đô-la Hong Kong sẽ biến mất?

Thiện Nhân

13/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1S8Lf_4q5CDH9TuGQPQkrag6cCXgNNHYJ/view?usp=sharing

Liệu ai sẽ đứng ra bảo đảm cho đồng đô-la Hong Kong ổn định tỷ giá? 

Hong Kong đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, điều đó có nghĩa là hệ thống tỷ giá hối đoái được liên kết tại chỗ trong vài thập kỷ qua – neo cố định tỷ giá đồng đô-la địa phương vào đồng đô-la Mỹ - cũng đang được chú ý.

Thành phố nhỏ này liệu có còn cần đồng tiền riêng? 

Như vậy, vì chính trị, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không ra tay cứu đô-la Hong Kong khi có sức ép tỷ giá quá mạnh, còn PBoC thì lăm le cướp lấy dự trữ ngoại hối gần 440 tỷ đô-la Mỹ tại HKMA và đương nhiên sẽ không đủ sức giúp đỡ HKMA bảo vệ tỷ giá vì chính Trung Quốc cũng cần sử dụng nguồn đô-la quý giá này trong bối cảnh chiến tranh kép tiền tệ và thương mại... Một khả năng rất cao là đồng đô-la Hong Kong sẽ không còn bền vững và có thể cũng không còn lý do tồn tại


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét