Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 9 tháng 7 năm 2020

Nguyễn Văn Nghệ – Căn bệnh tham nhũng ở  Việt nam hiện nay đã "nhập lý"

8/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1tc2wFLGANiXCZsC7sPzQSCubh5-hGcAX/view?usp=sharing

Sáng 12.09.2016 đoàn công tác của Trung ương do Thường vụ Ban Bí thư Đinh Thế Huynh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ông Đinh Thế Huynh đã phát biểu: Phải xây dựng được một văn hóa, một nếp sống khinh bỉ những kẻ tham nhũng, hành vi tham nhũng[1].

Ông Nguyễn Phú Trọng đã ví nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay giống như “ghẻ ruồi”: “Không chỉ có tham nhũng lớn, mà “tham nhũng vặt” như ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu”[2]

Nguyễn Quang - Hãy cấp thời dân chủ hóa đất nước để tránh hỗn loạn!

08/07/2020

https://drive.google.com/file/d/1biu8tKT-XdIAQCMt0XeZjbmOST-8fA4N/view?usp=sharing

Tổng Tuyển Cử Tự Do tạo cơ hội cho tất cả mọi công dân Việt Nam trong việc bầu chọn người đại diện cho mình trong guồng máy chánh quyền, và đồng thời cũng tạo cơ hội cho những công dân có tư cách, khả năng và điều kiện được ứng cử trở thành tiếng nói đại diện cho nhân dân. Tiến trình dân chủ hóa ôn hòa này sẽ tạo yếu tố điều chỉnh những vấn nạn của xã hội hiện nay như tình trạng tham nhũng, quan liêu, lạm dụng quyền thế.v.v…

Dân Chủ Hóa Việt Nam qua bầu cử tự do bao gồm sự tham gia của các công dân Việt Nam trong và ngoài nước vì thực tế Việt Nam ngày ngay có hai nước, đó là người Việt trong nước và Việt Kiều hải ngoại. Các tổ chức xã hội kể cả đảng CS đang cầm quyền đều bình đẳng như các đảng phái khác.

LaoDai lao - Những con lươn trạch trong Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 

8/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1-Ljz4Ls0b2R7k2tAHJskX_ktTmWkylvn/view?usp=sharing

Nhưng có lẽ lãng phí và đau xót hơn là nhiều dự án lớn, là chương trình mục tiêu quốc gia có thể khắc phục, đưa vào hoạt động thì Chính phủ Xuân Phúc lại không dám đứng ra giải quyết dù thành lập cả Ban chỉ đạo quốc gia do Vương Đình Huệ làm Trưởng ban. Điều này còn lãng phí hơn nhiều lần khi Chính phủ Xuân Phúc tuyên bố sẽ cho giải thể, phá sản, coi như bỏ đi các dự án đang dang dở. Chính phủ né tránh như vậy, nói không đi đôi với làm như vậy thì có thể hiểu là con lươn , con trạch như Tổng bí thư Phú Trọng nói không ? 

Nguyễn Tường Thiết: Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ “Nguyễn Tường Tam: sống và viết” (Life and Writings of Nguyễn Tường Tam)

8/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1WOgV1nIITtoJgwGcCBLwMbOTQfTK5n38/view?usp=sharing

Cuộc phỏng vấn diễn ra qua trao đổi điện thư, kéo dài trong thời gian mươi ngày cuối tháng Sáu, 2020, giữa nhà văn Nguyễn Tường Thiết từ Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Maria Strasakova tại nước Cộng hòa Tiệp. 

Điểm đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là : các câu hỏi được đặt ra bằng tiếng Việt và người được phỏng vấn trả lời bằng tiếng Anh. Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đã dịch các câu trả lời sang tiếng Việt, nhưng vẫn giữ phần tiếng Anh ngay dưới.

Maria Strasakova: Vâng, ông nói rất đúng, quả là có rất nhiều tác giả phân tích về Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Tuy nhiên những phân tích này không toàn diện mà chỉ chú trọng về cuộc đời ông hoặc về văn chương ông. Trong khi viết luận án, tôi có hai tham vọng, thứ nhất, tôi muốn nhìn toàn diện Nhất Linh Nguyễn Tường Tam với một cái nhìn phức tạp hơn, đào sâu vào đời tư của ông, về văn nghiệp của ông, và cả về những hoạt động chính trị của ông nữa. Đặc biệt là những hoạt động chính trị này đã bị bỏ qua không nói tới, hoặc là bị diễn dịch sai lạc, và tôi cho rằng đề tài này cần được khai triển thêm.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 9 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1TYESccApgeyCFAV354NDYVH4OCeB9ywF/view?usp=sharing

Đại-Dương  - Kịch bản nào cho mối căng thẳng trên SCS?

8/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1C4OkiySF1n4SEfYe9aUiStHKOXzgGNCj/view?usp=sharing

Đại-Dương:- Bắc Kinh đang đẩy mạnh chính sách bành trướng, bá quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) trong bối cảnh cả thế giới tập trung nỗ lực chống Đại dịch Virus Vũ Hán.

SCS vừa là tâm điểm quan trọng nhất trong chính sách siêu cường Hải quân của Trung Cộng (TC) nên Bắc Kinh cần áp đặt luật pháp của Bắc Kinh lên tất cả các phương tiện hàng hải đi vào khu vực này làm đòn bẫy đẩy mạnh sự thống trị toàn cầu.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 9 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1nZGDV17OmSIcbtHAnPTUq0pvg_Yuopoy/view?usp=sharing

Phạm Phú Khải  - George Floyd, nội chỉnh và ngoại đốn

08/07/2020

https://drive.google.com/file/d/1zwUobHSevWc9oQX6m-No1aKPpmADvHwc/view?usp=sharing

Trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin tràn ngập nhanh chóng, Haass cho rằng những gì xảy ra ở bất cứ nơi nào có khả năng làm cho “Cả thế giới theo dõi” (The Whole World is Watching). Những gì bắt đầu tại Vũ Hán không chỉ ở lại Vũ Hán, và những gì xảy ra ở Minneapolis không chỉ ở lại đó thôi. Tất nhiên, cách đối phó đại dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đã làm củng cố thêm những ngờ vực về tài cán của Hoa Kỳ. Haass kết luận rằng, đứng trước một chương trình nghị sự đầy khó khăn này, Hoa Kỳ lại đang yếu, chia rẽ và sao lãng. Nhưng lịch sử không có nút ngưng: không thể mong đợi thế giới dừng lại để Hoa Kỳ tự giải quyết các vấn đề của mình. Ngược lại, Haass cho rằng: “nhu cầu cấp thiết của Hoa Kỳ là phải hợp tác với nhau để diệt trừ nạn phân biệt chủng tộc, khôi phục nền kinh tế và nối kết các chia rẽ chính trị của mình, sớm thì tốt hơn, là vì lợi ích của chính họ và thế giới.”

Vương Trùng Dương  - Ngọn Lửa Hận Thù “Cuốn Theo Chiều Gió”

8/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1ne5kK3fQELv4PH4HajNyAIez4YW1jtV4/view?usp=sharing

Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war – chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử.

Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.

Bàn chuyện chính trị ở Hoa Kỳ rất phức tạp, phe nầy phe nọ, kẻ bênh vực, người chống đối “miệng lưỡi thế gian, trăm đường lắt léo” khó phân biệt và phức tạp vì vậy tôi không đề cập. Đôi khi “chuyện làng mang vào nhà” vợ chồng, bạn bè thân tín tranh cãi, bất đồng quan điểm dẫn đến bất hòa thì chuyện xảy ra trên chính trường Hoa Kỳ như lằn ranh của hai bờ chiến tuyến.

Trở lại tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, nhà văn Margaret M. Mitchell rất tinh tế khi dẫn dắt qua từng mẩu chuyện, chẳng có gì đào sâu nạn kỳ thị chủng tộc nhưng sự tị hiềm nên “bé xé ra to”.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét