Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 27 tháng 7 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Phi Thuyền & Bóng Đá

https://drive.google.com/file/d/18i7GlneinpTfeOP57HrGJpSRCvw78J8V/view?usp=sharing

Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình, không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc

Hà Sĩ Phu

Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!

Đây là một cú “nhẩy” lịch sử, được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, chớ đâu phải chuyện (khi khổng) “khi không” – cha nội. Chỉ cần xem lại mớ hành trang rình rang mà Phạm Tuân mang theo cho chuyến đi (ké) này cũng đủ thấy “ớn chè đậu” rồi:

Nguyễn Minh Quang  -  Vì sao sông Mekong ở Đông Bắc Thái Lan xuống đến mức thấp kỷ lục ngay trong mùa mưa 2019

20 tháng 7 năm 2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/07/vi-sao-song-mekong-o-ong-bac-thai-lan.html

Phần dẫn nhập

Trong mùa mưa 2019, mực nước sông Mekong ở vùng đông bắc Thái Lan tiếp giáp với Lào đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử đo đạc [1-3].  Có nhiều lý do đã được nêu lên.  Theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), tình trạng nầy xảy ra vì lượng mưa rất ít trên lưu vực Mekong từ đầu năm [1]; nhưng một số khoa học gia cho rằng các đập của Trung Hoa ở thượng nguồn đã kiểm soát dòng chảy [4] hoặc giữ lại nước không cho chảy xuống hạ lưu [5].  Còn ngư dân Thái Lan thì cáo buộc đập Xayaburi vừa hoàn tất của Lào là nghi phạm và lên tiếng chống đối [6-8].  Dĩ nhiên, Trung Hoa, từ lâu, vẫn luôn luôn bác bỏ các cáo buộc đó [9-10] và Lào cùng nhà thầu xây đập Xayaburi cũng phủ nhận trách nhiệm làm cho sông Mekong khô cạn [11].  Bài viết nầy nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện qua việc phân tích mực nước của sông Mekong đo được tại các trạm thủy học ở Thái Lan và Lào từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019.

Mỹ kiểm soát Lãnh sự quán TC ở Houston, LSQ Mỹ ở Thành Đô đóng cửa

Tổng hợp: Reuters, The Hill, Daily Mail

26/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1SjlvYJWZUb0tTB6Q2Fu4mz-QVKknMAq0/view?usp=sharing

Các giới chức chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu 24/7 đi vào trong lãnh sự quán Trung Cộng (TC) tại Houston, ít giờ sau khi các nhà ngoại giao TC rời khỏi khu nhà theo lệnh từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Một số video ghi lại cảnh các viên chức Mỹ dùng sức mạnh phá cửa sau của tòa nhà từng là lãnh sự quán của Trung Cộng, đồng thời, cảnh sát địa phương thiết lập một vành đai xung quanh tòa nhà vào chiều ngày 24/7.

Little Saigon: Người gốc Việt tuần hành ‘ủng hộ TT Trump, mở cửa trường học, tự do tôn giáo’

Thiện Lê/Người Việt

26/7/2020

https://drive.google.com/file/d/14oxSX5wxn5wo6xzbrw14o18BoQV-iUnZ/view?usp=sharing

WESTMINSTER, California (NV) – Nhiều người gốc Việt có mặt trên đại lộ Bolsa đối diện thương xá Phước Lộc Thọ vào chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Bảy, để tuần hành ủng hộ Tổng Thống Donald Trump. Họ cũng đến đây để kêu gọi mở cửa các doanh nghiệp, trường học và đòi tự do tôn giáo.

Đây là một cuộc tuần hành tự phát, do nhiều người kêu gọi nhau trên mạng xã hội trong tuần qua.

Từ lúc 4 giờ rưỡi chiều, nhiều người có mặt trước khu chợ Á Đông đối diện Phước Lộc Thọ, và cầm nhiều biểu ngữ để phát cho những người đến tham dự.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 27 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1JZG1C7q80-53HnXkfdAY2lv0ZTaJSDbP/view?usp=sharing

Collin Koh: ASEAN phải mạnh dạn đứng lên vì Biển Đông

Mai Vân

RFI

27/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1_oh2hn42Qlxign_ucAASgubyTXCQciLr/view?usp=sharing

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/07/2020 chính thức tuyên bố lập trường của Hoa Kỳ, xem các yêu sách trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp". Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ về Biển Đông, được cho là sẽ thúc đẩy những nước khác, cho đến nay vẫn bất bình trước các hành vi bất chấp luât lệ quốc tế của Bắc Kinh để thực hiện ý đồ chiếm trọn Biển Đông nhưng lại tránh không muốn trực diện đối đầu với Trung Quốc.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 27 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1vdeDMXSDdL2JogQYMcp8zQ8rYOqvfar_/view?usp=sharing

Trần Trung Đạo – Đảo nhân tạo của Trung cộng trong cuộc chiến Thái Bình Dương

FB Trần Trung Đạo

26/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1CQ_gZQxn2b7arNtDxjtPJ3vpBRI5sxO-/view?usp=sharing

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.” 

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất. 

Từ 2013, Trung Cộng (TC) lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của TT Barack Obama đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự. 

Nguyễn Kim - Thế Trận Của Hoa Kỳ và Đồng Minh Tại Biển Đông

26/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1rEyE01Ovt2YA54B7L8lsbfIZsnUUDea2/view?usp=sharing

Trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng thứ 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) ngày 17/3/2013, ông Tập Cận Bình đã đưa ra khẩu hiệu “Giấc Mơ Trung Quốc.”   “Giấc Mơ Trung Quốc” là sự phục hưng đất nước, phát triển kinh tế, đẩy mạnh thương mại toàn cầu để trở thành một cường quốc vào giữa thế kỷ 21.  Trong kế hoạch thực hiện “Giấc Mơ Trung Quốc”, Tập Cận Bình đã đề xướng dự án “Một Vành Đai Một Con Đường” mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tới Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.  Trung Quốc đã hung hăng xâm chiếm những quần đảo của các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á.

Nguyễn Quang Dy - Nguy cơ tính toán nhầm về chiến lược tại Biển Đông

The Growing Risks of Strategic Miscalculation in the South China Sea

By Nguyễn Quang Dy, Harvard Nieman Fellow and Former Vietnamese Diplomat

27/7/2020

Dịch từ bản tiếng Anh đăng trên Asialink 24/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1Mt9DD-Kf9Ry16vah_eETfI4Xh40f0hOB/view?usp=sharing

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và môi trường an ninh quốc tế đang xấu đi, tác động nhiều đến nội dung và hình thức tương tác khu vực trong năm nay. Tuy Việt Nam thành công về kiểm soát Covid-19, nhưng đại dịch đã làm Hà Nội bị hạn chế trong hoạt động “ngoại giao trực tuyến” (họp cấp cao qua video) làm trống vắng quan hệ con người trực tiếp và thân tình theo phong cách ngoại giao Châu Á.

Trung  Mỹ: Trận chiến cuối cùng

Mộc Trà

27/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1AuTkssrQPMRMXjAKxBuC8r4v_4zRzrQ0/view?usp=sharing

Các sai lầm chiến lược của Trung Quốc với Hồng Kông gần đây khiến chúng ta liên tưởng tới sai lầm chiến lược của Liên Xô tại Afghanistan trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20: sai lầm khiến cả hệ thống chủ nghĩa xã hội Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã... Phải chăng chúng ta cũng đang chứng kiến cuộc chiến cuối cùng giữa hai hệ tư tưởng sau 100 năm tranh cãi và đồng tồn...

Sai lầm chiến lược của Liên Xô tại Afghanistan khiến hệ thống XHCN của Đông Âu sụp đổ - Trung Quốc đang lặp lại sai lầm tương tự với Hong Kong 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét