Tưởng
Năng Tiến - Lữ Phương/ Nguyễn Trung
Tôn/ Nguyễn Công Khế & Nguyễn Thị Bình
Bút Ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ
Phương (nguyên) Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá, Chính Phủ Cách Mạng Lâm
Thời Cộng Hoà Miền Nam, có nhiều trang rất thú vị. Đọc lai rai vài
đoạn cho vui, nếu rảnh:
Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến
vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái
lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một
đoàn, không tưởng tượng nổi!
Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà
từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa
án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát
Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những
viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn
là ở đây người ta chưa có thói quen “chính trị hoá” mọi quan hệ xã hội.
Cái “chính quyền Sài Gòn” hồi đó, xem
ra, khác xa (và khác hẳn) cái chính phủ
Hà Nội bây giờ. Tuần qua –
vào ngày 9 tháng 4 năm 2019 –
FB Trang Nguyen vừa buồn bã, và ái ngại cho hay:
VỢ MỤC SƯ NGUYỄN TRUNG TÔN BỊ AN NINH THANH HÓA
KHỦNG BỐ TINH THẦN
Không chỉ thường xuyên xua quân đi canh cửa, an
ninh Thanh Hóa còn liên tục gửi giấy mời, giấy triệu tập như là một thủ trấn áp
tinh thần bà Nguyễn Thị Lành - vợ của Mục sư, TNLT Nguyễn Trung Tôn.
Chồng bị bỏ tù, một mình bà Nguyễn Thị Lành phải
vất vả gánh vác gia đình. Những ngày qua càng thêm vất vả bởi chăm mẹ chồng lớn
tuổi mắc bệnh phải nhập viện, và con bị tật nguyền. Nhưng bà Lành vẫn liên
tục bị an ninh tỉnh Thanh Hóa sách nhiễu, đe dọa…
Vợ chồng Nguyễn Trung Tôn chào đời không
đúng chỗ, và cũng không đúng lúc (wrong time and wrong place) nên gặp
phải lắm nỗi gian truân. Ông bà Lữ Phương sinh sống tại miền Nam (vào
một thời điểm khác) nên cuộc sống của họ cũng hoàn toàn khác, êm
thắm và khoẻ khoắn hơn nhiều.
Hồi đó bà Lữ Phương vẫn được mọi người,
“ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn hết lòng giúp đỡ
che chở.” Thỉnh thoảng, bà lại cùng cả đại gia đình “lúc nhúc một
đoàn” kéo nhau vô bưng để thăm nom và chăm sóc cho đức phu quân – dù
cuộc sống trong bưng biền không thiếu thốn hay nhọc nhằn chi cả:
Các nhân vật trong “Mặt trận 2” này đã được Đảng
chăm sóc một cách đặc biệt: bất cứ việc gì, từ sinh hoạt ăn uống, chỗ ở, quần
áo, tiền tiêu vặt mỗi tháng đều được cung cấp chu đáo bởi cả một khung cán bộ
và nhân viên chuyên lo việc tiếp phẩm và phục vụ phối hợp với một đội bảo vệ được
tuyển khá kỹ lưỡng về thành tích và lý lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét