Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 21 tháng 7 năm 2020

Trần Gia Phụng – Hiệp định Genève (20-7-1954) không đề cập đến tổng tuyển cử.

30/07/2018

https://drive.google.com/file/d/1fn7nsgFc5bUb3pbPHpD0GKsml78-a0dN/view?usp=sharing

Vừa qua, trong kỳ thi Trung học phổ thông ở trong nước, điểm thi môn lịch sử thấp hơn bao gờ cả.  Lý do đơn giản là vì học sinh không thích học môn lịch sử nên không thuộc lịch sử và điểm thi môn lịch sử bị thấp.  Hiện nay, học sinh trong nước không thích học môn lịch sử vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) dùng môn lịch sử để tuyên truyền cho chế độ, sửa đổi, bóp méo lịch sử để phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS, nên học sinh chán học môn lịch sử của CS.

Một ví dụ đơn giản là gần đây, những tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đại học, là những người có học vị và học hàm cao cấp của CS về lịch sử, đã tuân lệnh đảng CS, bịa đặt chuyện hiệp định Genève (20-7-1954) quy định việc tổng tuyển cử, để vu cáo rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1955, ở Nam Việt Nam (NVN), vi phạm hiệp định Genève và biện minh cho chế độ CS Bắc Việt Nam (BVN) tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), về việc động binh gây chiến năm 1954.

Tại sao  Asean nên xem Mekong như Biển Đông

(Why Asean should treat the Mekong like the South China Sea)

Bilahari Kausikan – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 17 July 2020

https://drive.google.com/file/d/1qMfMQihzY3J2wYP2QRXM7K3MnooQFxlb/view?usp=sharing

·        Các diễn đàn khối Đông Nam Á (ĐNA) giúp quân bình sự xác nhận của Trung Hoa trong các tranh chấp ở Biển Đông

·        Nhưng trong lưu vực Mekong, nơi Trung Hoa nắm giữ yết hầu của ½ ASEAN, sự chia rẽ được phơi bày

Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)) được chia đều giữa các quốc gia ven biển và trong lục địa.  Tuy nhiên, khuynh hướng chiến lược của ASEAN từ lâu luôn thiên về biển.  Bốn trong 5 quốc gia sáng lập là các nước ven biển.  ASEAN được thành lập để ổn định vùng biển có đường hàng hải quan trọng để tránh cho các quốc gia đó bị lôi cuốn vào chiến trường của Chiến tranh Lạnh trên lục địa.

Chương trình và sách giáo khoa môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước năm 1975

PGS.TS. Nguyễn Công Lý

Tuesday, July 21, 2020

Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP. HCM

https://drive.google.com/file/d/150DIWD_8SWojLGHaugqMMKvrXsHS48d5/view?usp=sharing

 1. Giới thiệu về chương trình khung môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước 1975

1.1. Tên gọi môn học

Trong chương trình Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (nay là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) ở miền Nam trước năm 1975 thì tên môn học là Quốc văn, nhưng các soạn giả khi biên soạn sách giáo khoa thì ghi là Quốc văn hay Quốc văn độc bản như bộ sách của Trần Trọng San; Việt văn như bộ sách của Võ Thu Tịnh; Giảng văn như bộ sách của Đỗ Văn Tú và bộ sách của Thậm Thệ Hà (một số quyển có sự cộng tác của Xuân Tước và Bằng Giang); Việt Nam thi văn trích giảng như sách của Tạ Ký. 

Cần lưu ý là trước năm 1975 ở miền Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ ra Sắc lệnh hoặc Nghị định về chương trình khung (nội dung giảng dạy, tác giả, tác phẩm, thời lượng cho từng tác giả tác phẩm, v.v..) cho từng lớp của cấp học, chứ Bộ không độc quyền biên soạn hay chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa mà việc này Bộ để cho các nhà giáo có khả năng, có kinh nghiệm và uy tín đang giảng dạy cấp trung học trực tiếp biên soạn, thông qua Ban Tu thư của một vài Nhà xuất bản như Sống Mới, Khai Trí, Văn Hào v.v.. tổ chức in ấn. Dĩ nhiên những bộ sách giáo khoa này trước khi xuất bản, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trung học toàn miền Nam thì chúng phải được Hội đồng thẩm định thuộc Trung tâm học liệu của Bộ Giáo dục xét duyệt, bỏ phiếu đồng ý tán thành.

Nghiên cứu: Miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 có thể ở dưới ngưỡng phổ thông

Vũ Phong

21/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1JGuICgloTCHHu0qXNm2cwaYq9qX13F-d/view?usp=sharing

Theo kết quả của nghiên cứu mới đây dự đoán, khả năng miễn dịch của cộng đồng đối với COVID-19, đại dịch do virus ĐCSTQ gây ra, là có thể đạt được với số ca nhiễm ít hơn so với ước tính trước đây...

Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford (pdf), ngưỡng miễn dịch cộng đồng (HIT) có thể thấp hơn so với ước tính trước đó, vì nhiều người có thể đã có miễn dịch bẩm sinh đối với COVID-19 - mà không bao giờ mắc bệnh.

Giáo sư Sunetra Gupta dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc khoa Động vật học của Oxford đã tạo ra một mô hình, theo đó cho thấy: chỉ cần 20% dân số có thể kháng được virus là có thể ngăn chặn sự tái sinh của đại dịch.

Nghiên cứu trên đã được công bố vào ngày 16/7/2020 và đang chờ thẩm định.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 21 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1oZebJr6avtBSk54kkfFPHGLkYqYpBF3W/view?usp=sharing

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Tina Hà Giang

BBC News Tiếng Việt

21 tháng 7 2020

https://drive.google.com/file/d/1idaKT6ebkHjvSJHlqYJNBNhbd2cgj7Zm/view?usp=sharing

Chỉ còn hơn ba tháng là đến 3/11, ngày cử tri Mỹ đi bầu để chọn Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 46. Hai ứng cử viên tham dự cuộc đua là tổng thống Donald Trump, đảng Cộng hòa và cựu tổng thống Joe Biden, đảng Dân chủ.

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn một số cử tri gốc Việt thuộc nhiều giới và nhiều lứa tuổi cho loạt bài phản ánh suy nghĩ của cử tri gốc Việt trong kỳ bầu cử được cho là hết sức gay cấn này.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 21 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1YIAMmTMjByMlWUG8HEKdbr0E44lu99M4/view?usp=sharing

Sơn Hà - Hoa Kỳ Là Một Quốc Gia Cộng Hoà Chứ Không Phải Dân Chủ

20/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1Hh9NQV5jOuVzAO1WL4iTvSHqNuF3VSJX/view?usp=sharing

Sống ở Hoa Kỳ mấy mươi năm, có bao giờ ta tự hỏi làm sao phân biệt sự khác nhau giữa hai chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Có người đã ví hai đảng ấy như nước với lửa, như ánh sáng và bóng tối. Đâu là ánh sáng, thế nào bóng tối. Ranh giới ở đâu và làm sao phân biệt? Chúng ta vẫn sống dửng dưng giữa ánh sáng và bóng tối như ngày và đêm. Mùa bầu cử 2020 năm nay đã cho ta thấy được dấu hiệu của ngày và đêm, của ánh sáng và bóng tối. Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ quyết ăn thua đủ để chiếm lợi thế trong chính quyền.

Chiếm được lợi thế để đưa quốc gia Hoa Kỳ đi về đâu? Đó là điểm chính yếu của bài viết này.

Dựa trên Hiến Pháp, James Madison, Alexander Hamilton và John Jay đã viết các bài quảng diễn và tập hợp thành một tập tài liệu gọi là The Federalist Papers. Từ đấy rút ra các yếu tố cần thiết cho việc thành lập chính phủ liên bang. Tất cả 13 tiểu bang đầu tiên đã phê chuẩn Hiến Pháp; rồi mười Tu Chính Án đầu tiên được ra đời, gọi là Đạo Luật Nhân Quyền (Bill of Rights). Chính đạo luật này giới hạn chính phủ liên bang (Bill of Limitations on Government). Dân số Hoa Kỳ tăng theo thời gian, rồi thành lập tiểu bang, sau khi phê chuẩn Hiến Pháp, rồi gia nhập vào liên bang, lên tới 50 tiểu bang như ngày nay. Mỗi tiểu bang có quyền tự trị và chấp nhận các ràng buộc với liên bang, được ghi trong Hiến Pháp liên bang và Hiến Pháp tiểu bang.

Trần Vũ - Ông Biden từng ngăn chận người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ

18/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1oFgVJ6SBtVTKv0vZe0IcaPD0or4UTq35/view?usp=sharing

Theo tờ Washington Examiners ngày 04 tháng 7 năm 2019, ông Joe Biden, hiện là ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 của đảng Dân chủ đã từng ngăn chặn hàng trăm ngàn người Việt tị nạn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Lúc đó ông Biden là Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ.

Ông đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ "không có nghĩa vụ đạo đức” hay nói cách khác là “không có trách nhiệm di tản các công dân nước ngoài". Ông đã bác bỏ về những lo ngại cho sự an toàn của người dân miền Nam Việt Nam khi cộng sản  Bắc Việt và Việt Cộng chiếm Sài Gòn năm 1975.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét