Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 18 tháng 7 năm 2020

Quan hệ Việt – Mỹ: Tiến bộ, lạc quan nhưng VN không nên quên nhân quyền?

Quốc Phương

BBC News Tiếng Việt, London

17/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1V4ljvqv74-mdZXS-2WHvGWW3BFF6iRHQ/view?usp=sharing

Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia rất thực tế. Mỹ luôn đặt quyền lợi của nước mình, dân mình lên trên hết. Chính vì vậy, muốn là bạn sòng phẳng lâu dài với Mỹ, Việt Nam phải nỗ lực cải thiện để trở thành một quốc gia "tử tế, đáng tin cậy hơn" và quan trọng là phải có nội lực, phải biến mình trở thành một quốc gia mà các nước khác cảm thấy có như cầu cần phải làm bạn, lợi ich của hai bên trùng khớp với nhau chứ không phải chỉ muốn nước khác giúp mình, bảo vệ mình trong khi mình không làm gì cả, hoặc lại biến thành một con cờ, côn cụ trên bàn cờ địa chính trị của thế giới-điều mà Việt Nam đã cay đắng trải qua.

Nguyễn Hồng Thao - Mỹ-Trung tái hiện cuộc tranh luận Biển Đông ‘đóng hay mở’.

Phần 1:

16/7/2020

https://drive.google.com/file/d/19ID9bOIicbK88AEN5CDndPBKqAW-QSwc/view?usp=sharing

Bốn năm sau phán quyết vụ kiện Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc tái hiện cuộc tranh luận Mare liberum (biển mở - tự do cho tất cả) và Mare clausum (biển đóng - thuộc về quốc gia) có từ thế kỷ 17.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Michael R. Pompeo về Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông ngày 13/7 và phát biểu làm rõ của Trợ lý Ngoại trưởng David R. Stilwell, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương một ngày sau đó thể hiện quan điểm Biển Đông “tự do và rộng mở”, là “di sản chung của Đông Nam Á”. 

Nguyễn Hồng Thao  - Cuộc đấu khẩu Mỹ : Trung về thượng tôn pháp luật Biển Đông.

Phần 2

17/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1zuZ4EfAAy9YNCxAVN93qQmItsRhacE-S/view?usp=sharing

Trung Quốc cho rằng, Mỹ từ chối gia nhập Công ước LHQ về Luật biển 1982 và mới là kẻ gây rối hòa bình ổn định khu vực. Trái lại, Mỹ tuyên bố ‘ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ’.

Trung Quốc muốn thay đổi luật quốc tế

Bắc Kinh nêu lập luận, Mỹ nhiều lần hủy bỏ hiệp ước và rút khỏi các tổ chức quốc tế; áp dụng có chọn lọc luật pháp quốc tế, cái gì có lợi thì dùng, không có lợi thì bỏ; liên tiếp cử tàu chiến, máy bay quân sự tiên tiến, quy mô lớn tiến hành “quân sự hóa” tại “Nam Hải” (Biển Đông), thực thi “logic cường quyền” và “hành vi bá quyền”, từ chối gia nhập Công ước LHQ về Luật biển 1982. Mỹ mới chính là kẻ phá hoại và gây rối hòa bình, ổn định ở khu vực”.

Điểm tin báo ngày Thứ bảy 18 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1lyBt4Z22nbGkYivwgIhnOtxLbdO2tW_B/view?usp=sharing

Bài học từ nước Mỹ: biết can đảm nhận sai lầm và chân thành sửa sai mới trở nên vĩ đại

Nguyên Vũ

18/07/2020

https://drive.google.com/file/d/1kXjM7x0_1YJjEGtlag0_KmKyWTQ5lJRS/view?usp=sharing

Chính cơ chế tự nhận ra sai lầm và nhanh chóng sửa sai đã giúp nước Mỹ vượt qua được những khó khăn mà thế giới tưởng rằng họ không vượt qua nổi. Nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ từ khi lập quốc, chúng ta sẽ thấy điều đó.

Dư luận và báo chí thế giới đang dành sự quan tâm và lo lắng cho nước Mỹ vừa phải chịu đựng hậu quả của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến hơn 100 nghìn người chết, lại căng thẳng vì các cuộc biểu tình và bạo loạn sau cái chết của người da đen George Floyd. Trong bối cảnh ấy, người ta dường như đã quên mất những thành tựu ngoạn mục về kinh tế và xã hội mà Hoa Kỳ đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump, đồng thời dư luận có cái nhìn bi quan về tương lai của nước Mỹ. Nhưng nếu nhìn sâu và xa hơn về lịch sử của đất nước này, chúng ta thấy rằng, nước Mỹ đã không ít lần vượt qua những cuộc khủng hoảng tương tự và chứng tỏ rằng sức mạnh của đất nước này là khả năng sửa sai để thay đổi và sáng tạo nên những hoàn cảnh mới.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 18 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1AkApEjflEqSEOJNjY7pt-H17x734A1Wb/view?usp=sharing

EU thương lượng các thỏa thuận mua trước vaccine chống COVID

18/07/2020

Theo Reuters

https://drive.google.com/file/d/1ACPK5gwnIWgBeaYSFC1GFxfiur126l9m/view?usp=sharing

Liên hiệp Châu Âu đang thương lượng các thỏa thuận mua trước vaccine tiềm năng chống COVID với các hãng bào chế thuốc Moderna, Sanofi và Johnson & Johnson và hai công ty công nghệ sinh học BioNtech và CureVac, hai nguồn tin EU nói với Reuters.

Những cuộc đàm phán này tiếp theo một thỏa thuận đạt được hồi tháng Sáu của 4 nước EU với AstraZeneca về việc mua trước 400 triệu liều vaccine tiềm năng chống COVID, trên nguyên tắc tất cả 27 nước EU đều có thể có được.

Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

Cập nhật thống kê Corona ngày 17 tháng 7

https://drive.google.com/file/d/1xgC881SOlVpk9yOjITUNax40NIn8uL5T/view?usp=sharing

Nguyễn Kim - Hai Ứng Cử Viên Tổng Thống, Hai Chủ Trương Khác Biệt

17/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1QeGMXmDjvCn4-HfS1pB4gc4Ra6nPQnog/view?usp=sharing

Năng Lượng Xanh 

Sau mấy tháng dài im lặng, ỨCV Joe Biden đã bắt đầu xuất hiện.  Trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư vừa qua, ngày 14/7, ỨCV Joe Biden đã tiết lộ sẽ chi 2 ngàn tỷ dollars cho dự án “Năng Lượng Xanh” và kiến thiết đường xá, cầu cống, . . Trước đây, ngay sau khi đắc cử, ngày 17/2/2009, TT Obama đã ban hành luật cứu nguy kinh tế với ngân khoản $825 tỷ nhằm kiến thiết hạ tầng cơ sở và chống biến đổi khí hậu qua đề án “Năng Lượng Xanh”.  Năng lượng xanh là nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió, mưa, thủy triều, . . .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét