Tưởng Năng Tiến – Nước Mắt Tân Cương
https://drive.google.com/file/d/1dqU-IyMcbd-xeO13zMg1--Vpe8u0-EAc/view?usp=sharing
“Những gì xảy ra với người dân Duy Ngô Nhĩ… có lẽ là tội ác tàn tệ nhất mà chúng ta từng chứng kiến kể từ thảm họa Holocaust (What has happened to the Uighur people … is potentially the worst crime that we have seen since the Holocaust.)”
Morgan Ortagus – Phát Ngôn Nhân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Như bao nhiêu triệu người Việt Nam tị nạn khác, tôi là kẻ vượt biên và còn sống sót nhờ vào may mắn; bởi thế, mọi chuyện (xa gần) có liên quan đến ranh giới của đất nước này đều nhớ như in:
“Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh là bè bạn. Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn.
NS Tuấn Khanh - Nhà văn Túy Hồng, chứng nhân tình yêu và cuộc đời
23/7/2020
https://drive.google.com/file/d/17d2tirD93c8DB2H6KECkf7GuM0mq3a6h/view?usp=sharing
Nhà văn Túy Hồng, qua đời vào 19-7-2020 tại Mỹ, ở tuổi 82. Nghe tin mà nhớ lần được gặp bà, trong một chuyến đến Seatle nhiều năm trước.
Năm 1975, cùng dòng người ra đi khỏi Việt Nam bởi kết cục của một cuộc chiến, nhà văn Túy Hồng đến bên kia biển và ở lại, như nhiều danh tài khác của miền Nam Việt Nam.
Túy Hồng là một trong nhóm các nhà văn nữ nổi tiếng trước năm 1975 bao gồm Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái), Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng… Thời của một nền văn chương tự do và lộng lẫy đã tạo điều kiện cho rất nhiều nhà văn nữ xuất hiện, nhưng nhóm các nữ sĩ kể trên được coi như là tiền phong với những phong cách, cũng như đề tài của họ đầy cá tính và khác biệt.
Trần Đoàn - Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
https://drive.google.com/file/d/1Hx_2D0qLhm7PYtx0rCcc6wSSinyFOk6o/view?usp=sharing
50 năm, một nửa thế kỷ của cuộc đời đã trôi qua từ khi tôi về đảm nhận chức vụ Y sĩ Trưởng TĐ2ND. Trí nhớ cũng phôi pha theo thời gian. Thế nhưng một chặng đường gần 6 năm đội chiếc mũ đỏ vẫn là một dấu ấn khó quên, vì đó là một giai đoạn của tuổi thanh niên đầy nhựa sống, tích cực hăng hái đóng góp bàn tay bảo vệ Tự do cho Quê hương, vừa gian lao vừa hãnh diện.
Chiến tranh Quốc gia – Cộng sản từ năm 1965 bắt đầu sôi động dữ dội. Rối loạn chính trị miền Nam tạo cơ hội thuận tiện cho quân chính qui Bắc Việt dễ dàng xâm nhập khắp thôn ấp và các vùng ven đô thị.
Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn?
BBC News
23/7/2020
https://drive.google.com/file/d/16qj-xYdEXeHrLmJ1uRrsKU6iCdXatdEj/view?usp=sharing
Những ống kính máy quay, những chiếc điện thoại thông minh tràn ngập trong phòng phẫu thuật, nơi các bác sĩ đang tách hai bé song sinh Diệu Nhi và Trúc Nhi, làm dấy lên câu hỏi về y đức và đạo đức báo chí.
Vào lúc 6 giờ ngày 15/7, hai bé Diệu Nhi và Trúc Nhi, 13 tháng tuổi, dính nhau vùng bụng chậu, được đưa từ phòng Hồi sức sơ sinh, tới phòng mổ số 11, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM. Tại đây, 93 y bác sĩ, điều dưỡng chia thành 11 kíp mổ sẽ thực hiện ca đại phẫu tách rời hai bé.
Đấy là một ca mổ kéo dài 13 tiếng đồng hồ, với nhiều kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bác sĩ, điều dưỡng.
Andrew Lam - Cõi Già Trên Đất Lạ.
Aging in a Foreign Land
Andrew Lam
Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ
Song ngữ Việt Anh
https://drive.google.com/file/d/187-yTBrVZ1geI9Ojm_gtzCvgOL_Y5Qwz/view?usp=sharing
(Andrew Lâm là một nhà văn trẻ, Việt Kiều, khá thành công trong những bài viết của ông về cộng đồng Việt cho độc giả Mỹ. Anh là con trai của Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Bài được viết theo tâm sự của mẹ tác giả, bà Lâm Quang Thi.)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, dòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 23 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1Y9wQl9IY0E1oMYDhUCnqtB__fkOGKbit/view?usp=sharing
Bộ Tư pháp Mỹ: Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco che giấu tội phạm FBI bị truy nã
Minh Thanh
23/7/2020
https://drive.google.com/file/d/1C5IOKiyfghO4fiJ9I0U34NM3JzG4W-xo/view?usp=sharing
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc chứa chấp một nữ quân y Trung Quốc đang bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) truy nã. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích lãnh sự quán Trung Quốc là trung tâm gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hoa Kỳ.
Trang mạng tin tức Axios của Hoa Kỳ đưa tin, một ngày trước khi chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc một nhà nghiên cứu khoa học đã che giấu danh tính quân nhân thuộc quân đội ĐCSTQ. Sau khi bị FBI phỏng vấn trực tiếp vì vấn đề gian lận visa, người này đã trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco .
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 23 tháng 7 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1YTKvvdLZzLTeGxI7GIs35u056SJb1mDG/view?usp=sharing
Dầu và khí đốt gây thêm căng thẳng Biển Đông
Oil and gas fueling South China Sea tensions
US declaration that China's sea claims are 'illegal' could come to a head as Beijing presses Vietnam to stop offshore exploration
by Helen Clark
July 22, 2020
Ngân Bình dịch
https://drive.google.com/file/d/1Iz_I5tveTxPoR_PT3UlXoqeo-aMpuOFS/view?usp=sharing
Hoa Kỳ tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’ có thể đến đối đầu khi Bắc Kinh ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ngoài khơi
Helen Clark
Bỏ đi vì sức ép của Trung Quốc
Ngành khai dầu khí của Việt Nam đang bị siết chặt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng ở Biển Đông.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang ép Việt Nam chấm dứt hoạt động khai thác ngoài khỏi của Rosneft Vietnam, liên doanh Nga-Việt gần đây đã hủy hợp đồng với Noble Corp , công ty có trụ sở tại London.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Vì sao Hoa Kỳ chưa tham gia Công ước Luật Biển – UNCLOS?
23/07/2020
https://drive.google.com/file/d/1JuMsB73zgCpisDLFd7C7mDbK_jnwEBmV/view?usp=sharing
Quan ngại của Hoa Kỳ là gì?
Theo nghiên cứu và sử liệu, điều khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và cả lưỡng viện Hoa Kỳ không hài lòng nhất về UNCLOS là chương về đáy biển, tài nguyên đáy biển và phương pháp khai thác thương mại chúng (Chương XI).
UNCLOS ghi nhận đáy biển (seabed) là “di sản chung” của nhân loại.
“Di sản chung” của nhân loại thì thật là một cách chơi chữ cao quý sa hoa, nhưng trong quá trình đàm phán, nó lại bị biến thành giả định cho rằng bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải được hưởng lợi từ việc khai thác tài nguyên đáy biển. Trong khi đó, những quốc gia đầu tư công sức và tiền của vào việc phát triển, khai thác, thăm dò các khoáng sản lại không được hưởng lợi đúng với thành quả lao động của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét