Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 7 tháng 7 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Đi Sing

https://drive.google.com/file/d/1uBNDZpzGLupYZ_aoAT74R_QHzyLna9qH/view?usp=sharing

Cứ nghĩ đến 1 chuyên cơ riêng để chở 1 người từ Anh về Việt Nam, cứ nghĩ đến cả Bộ Y tế dồn sức cứu chữa cho 1 bệnh nhân ngoại quốc, cứ nghĩ đến hàng chục người đứng chờ trong mưa trước cổng Đại sứ quán, cứ nghĩ đến 3000 người đã 3 tháng vật vờ xung quanh phi trường Singapore, mà ứa nước mắt.

FB Nguyễn Ngọc Chu

Trước 1975, ở bùng binh ngã Sáu (kế góc đường Gia Long và Lê Văn Duyệt) có cái biển nhỏ xíu xiu: Sài Gòn – Nam Vang 280 KM. Mỗi lần đi ngang qua đây, tôi đều nhớ đến cái câu ca dao mà mình được nghe từ thưở ấu thơ: Nam Vang đi dễ khó về…

Nhớ về Nhất Linh

7/7/2020

https://drive.google.com/file/d/16At4lbORG5w5A2HGIP6CClTmmjm2f_XH/view?usp=sharing

Cách đây đúng 57 năm, ngày 7 tháng 7 năm 1963, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam noi gương Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu – theo di thư của chính ông – đã uống độc dược quyên sinh tại Sài Gòn để phản đối nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đối lập chính trị và bức hại Phật Giáo Việt Nam.

Trong chúc thư để lại cho gia đình và bạn bè chiến hữu, ông viết:

“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.

Sự việc đem các đảng phái quốc gia đối lập ra xét xử là một trọng tội đối với quốc gia, chỉ đưa đất nước rơi vào tay Cộng Sản.

Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do.

Ký tên: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam,

Ngày 7 tháng 7 năm 1963.”

Nhất Linh - Nói chuyện cũ

Trước ngày 22 Septembre 1932

https://drive.google.com/file/d/1UdZXLYqS9dLFgq-XW3rKHhjmdIb81qKz/view?usp=sharing

Ðầu tiên muốn chống lại cái vẻ đạo mạo, già khụ của các tờ tuần báo quốc ngữ, chúng tôi định cho ra một số báo lấy tên là Tiếng cười; tờ Tiếng cười đó đã được giấy phép xuất bản của chính phủ, nhưng không thể ra đời được, vì một lẽ rất giản dị là không kịp thu xếp xong trước ngày hết hạn giấy phép. Tiếng Cười vì thế đổi thành Tiếng Khóc.

Mới bắt đầu vào nghề làm báo đã gặp ngay một sự thất vọng, một sự thất bại.

Một sự lạ chưa từng thấy

Lúc chúng tôi sắp nhận làm báo Phong Hóa thì các tuần báo không có vẻ thịnh vượng; ít tờ xuất bản được tới hai nghìn số. Chúng tôi lúc đó mong bán được ba nghìn số và đã tự cho là “tham lam vô độ”.

Nguyễn Thị Hậu – Tản mạn về du lịch sau mùa Covid

7/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1mBPRvhugSN-eIKDJmxcBac16lmP9-5l7/view?usp=sharing

Majestic một ngày tháng Bảy. Vắng lặng đến giật mình - mặc dù đi đâu, chúng ta cũng nghe cả nước, các bộ, ngành… đang bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau dịch COVID-19. Nhưng khi đặt chân vào một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất Sài Gòn, nhìn cái cảnh bàn ghế chỏng chơ, vướng bụi, tôi bất chợt tin rằng, có lẽ còn lâu nữa, chúng ta mới thực sự trở lại trạng thái bình thường.

Nhớ về những nơi đã đi qua tôi nhận ra một điều: ngay trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế thì ở nhiều quốc gia, du lịch địa phương vẫn duy trì và phát triển nhờ vào nguồn khách nội địa. Thị trường khách nội địa luôn được ưu ái, chính nguồn thu từ đây sẽ giúp những thành phố lớn là trung tâm du lịch - dịch vụ có thời gian “dưỡng sức” để bùng nổ trở lại và mạnh mẽ hơn. Thực hiện được điều này là nhờ quan điểm phát triển du lịch phải coi di sản văn hóa là “mâm cỗ” cho người trong nước trước khi là “đặc sản” cho du khách nước ngoài.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 7 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1uN6WeJhKqwMXFwoLJTfLGFOYEelJVt3t/view?usp=sharing

Võ Văn Quản  - 5 câu hỏi giúp bạn hiểu cách hệ thống bầu cử Mỹ vận hành

06/07/2020

https://drive.google.com/file/d/13n3_7HIvHW58DR4kec7Y5uYkcqRMVP2I/view?usp=sharing

Joseph Stalin từng nói một câu đại ý rằng: Vấn đề không phải là những người đi bầu, vấn đề là ai đếm phiếu.

Thật vậy, tại Liên Xô, và tại nhiều quốc gia cùng dòng máu, bầu cử phổ thông thật ra chỉ được sử dụng để hợp pháp hóa, hay chính danh hóa các quyết định nhân sự do nội bộ đảng cộng sản đưa ra. Thậm chí, ngay cả khi đại đa số cử tri không ủng hộ một ứng cử viên nào đó, các đảng độc quyền vẫn tìm cách để bảo đảm vị trí nhân sự như đã định.

Nhưng còn sự tình ở Hoa Kỳ thì sao? Với chế độ bầu cử phổ thông tại 50 tiểu bang, rồi lại kèm với quá trình bỏ phiếu đại cử tri; ai bỏ phiếu, ai đếm phiếu, cơ chế bầu cử do ai quyết định… đều là những câu hỏi đáng giá ngàn vàng trong thời buổi dân chủ thế giới đi xuống như hiện nay.

Nguyễn Quang Duy - Tranh cử Mỹ 2020: Khu Tự trị Capitol Hill, Seattle.

7/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1nAMC_c51jF4xRwuOBKkZarZmvqkXmxsJ/view?usp=sharing

Càng gần ngày tranh cử, càng nhiều người biểu lộ yêu mến Tổng thống Donald Trump và ngược lại cũng lắm người bày tỏ chán ghét ông Trump.

Có những người ghét ông chỉ vì họ yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa vô chính phủ, lợi dụng cơ hội ông George Floyd bị cảnh sát đè cổ chết đã chiếm khu Capitol Hill, nội đô Seattle, tiểu bang Washington, trong suốt ba tuần trước khi bị giải tán.

Nhân 244 năm người Mỹ giành được độc lập từ Anh Quốc, và sau biến cố George Floyd, thử xem nền dân chủ và chính trị Hoa Kỳ sẽ chuyển đổi ra sao?

Đoàn Hưng Quốc - Bầu cử 2020: đám cử tri lừng khừng (swing voters)*

7/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1tsWh5N6pCyL5mKQXkRZe4AlQuFVrQ2kr/view?usp=sharing

Kết quả cuộc bầu cử năm 2020 sẽ tùy thuộc vào đám cử tri lừng khừng (swing voters) cho đến giờ này vẫn chưa chắc chắn sẽ chọn Trump, Biden hay…ở nhà. Con số này chiếm khoảng 15-25% lá phiếu. 

Trong khi Trump làm sôi động quần chúng gây ra nhiều tranh cãi thì Biden lại giống như một kép hát già đã qua thời hương sắc nên đôi khi lẩn thẩn phát biểu đầu đuôi lộn xộn. Bên trong lớp son phấn bề ngoài cho có vẽ trẻ trung là mối lo âu của dân Mỹ liệu Biden có còn đủ năng lực lèo lái nước Mỹ qua cơn khủng hoảng hiện thời và trước đối thủ vô cùng lợi hại từ Trung Quốc?

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 7 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1zDuzYqsg243APIbrBqozvfiAc4Ft4MFW/view?usp=sharing

Mỹ đóng quân ở Đức: Đức chi gần 1 tỷ Euro trong 10 năm, nhưng chỉ là phần nhỏ của tổng chi phí thực

07/07/2020

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)

Nguồn: Tuần báo Der Spiegel

https://drive.google.com/file/d/1SbRkCrHDaIARdDe47SBQ7e1wduMwONyY/view?usp=sharing

Hôm qua ngày 7-7-2020, tờ Der Spiegel, một tuần báo có uy tín nhất nước Đức và có tiếng trên thế giới, đã đăng một bài báo nói về nguyên nhân tại sao Tổng thống Trump tuyên bố rút bớt lính Mỹ đóng quân tại Đức. Sau đây là bản dịch.

Nghiên cứu gần nhất về tác động kinh tế là được thực hiện cách đây 6 năm, nhưng cho đến nay vẫn được sử dụng như một thước đo trong vùng này. Hồi đó, người ta tính ra rằng sự hiện diện của quân đội sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế 2,347 tỷ Mỹ kim: 1,123 tỷ Mỹ kim tiền lương, 400 triệu Mỹ kim từ xây dựng, dịch vụ, vật liệu, vật tư và thiết bị và 824 triệu đô la sẽ chảy vào vùng này thông qua các chỗ làm được tạo ra một cách gián tiếp.

Rõ ràng Trump không sanh nạnh với Đức về thu nhập này. Ông đã không giấu giếm kế hoạch rút quân của ông như là một biện pháp trừng phạt, mà sẽ được rút lại nếu Đức chi phí nhiều hơn cho quốc phòng. “Chừng nào họ (người Đức) chưa trả tiền, chúng tôi rút lính của chúng tôi, một phần binh sĩ của chúng tôi.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét