Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 3 tháng 7 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Tổ Quốc & Tổ Cò

https://drive.google.com/file/d/1D9V7p1kE1bcuNTxNk4DcB_iAxWr16iQx/view?usp=sharing

Tổ quốc thân yêu ơi có Đoàn tôi sẵn sàng

Hiến dâng người đây sức tuổi hai mươi

 Xuân Giao

Tôi có dịp sống qua nhiều nơi và nhận thấy là không nơi đâu mà những từ ngữ “tổ quốc,” “quê hương,” “dân tộc” …  được nhắc đến thường xuyên – như ở xứ sở của mình: tổ quốc trên hết, tổ quốc muôn năm, tổ quốc anh hùng, tổ quốc thiêng liêng, tổ quốc bất diệt, tổ quốc muôn đời, tổ quốc thân yêu, tổ quốc trong tim … “Quê hương” và “dân tộc” cũng thế, cũng: vùng dậy, quật khởi, anh dũng, kiên cường, bất khuất, thiêng liêng, hùng tráng, yêu dấu, mến thương …

Vũ Quốc Ngữ - Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm

3/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1xA12Nsu-oSgio1fH4hd5oWVKWsG6jt6J/view?usp=sharing

Số liệu thống kê mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền: Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm

Thông cáo báo chí của Người Bảo vệ Nhân quyền

Hà Nội, ngày 03/7/2020

Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defender- DTD), tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, chế độ cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 276 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác. Con số này không bao gồm ông Ngô Hào  đang bị đình chỉ thi hành án vì lý do sức khoẻ và hai ông Nguyễn Trung Lĩnh cùng Lê Anh Hùng  bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần mà không qua xét xử tại toà. Danh sách này bao gồm nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, người bị kết án tù giam nhưng bị quản thúc tại gia trong thời kỳ nuôi con nhỏ, công dân Hoa Kỳ gốc Việt Michael Minh Phương Nguyễn- người bị kết án về tội danh “lật đổ chính quyền” của mình theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015, và công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị kết tội “khủng bố” theo Điều 113 của bộ luật trên.

Nguyễn Thị Yến Nhi - Liệu có cứu được dòng Mekong?

3/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1xdDIshnUQG5_q7VkWLWdu5mg4GtM93UK/view?usp=sharing

Tiểu vùng sông Mekong đã trở thành trọng tâm trong những tính toán chiến lược của Bắc Kinh khi Trung Quốc phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ Mỹ và các nước khác. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) dường như đang củng cố một vài xu hướng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước thuộc sông Mekong. Trong kịch bản đang nổi lên này, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tập trung vào tiểu vùng sông Mekong trong giai đoạn hậu COVID-19.

Nếu các nhà lãnh đạo khu vực Mekong coi mối đe dọa của Trung Quốc đối với khu vực này một cách nghiêm túc và muốn chống lại hành vi bắt nạt của Bắc Kinh, thì các quốc gia này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao từ nước Mỹ xa xôi. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ủng hộ “cách tiếp cận dựa trên các quy tắc và minh bạch đối với sông Mekong”. Thất bại trong việc thách thức hiện trạng này sẽ đẩy khu vực với 66 triệu người sống nhờ vào sông Mekong phải dựa dẫm một cách tuyệt vọng vào ân sủng của Trung Quốc, hoặc gặp hiểm nguy khi bị các nhà các nhà lãnh đạo của họ bỏ rơi.

Biển Đông: Bình luận về đối đầu Mỹ - Trung, và diễn tiến sau vụ Repsol

3/7/2020

BBC News

https://drive.google.com/file/d/1Yc45cHxk4Htsv-e6tAUIqqTsO-h-X7XU/view?usp=sharing

Tình hình an ninh ở Biển Đông và khu vực hiện đang dần "nóng lên" và có chiều hướng 'xấu đi rõ rệt' với các diễn biến 'đối đầu' hay 'căng thẳng leo thang' giữa hai đại cường cùng hiện diện ở khu vực là Trung Quốc và Mỹ, theo một số nhìn nhận.

Tin cho hay, ngay trong cuối tuần này, Trung Quốc đang tổ chức một đợt diễn tập quân sự ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông mà Trung Quốc chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây từ năm 1974, với các lực lượng quân sự tham gia diễn tập gần một tuần từ ngày 01-05/7/2020.

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 3 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1LFg82Y9kGWxOtVtlrDDFWCXIlXc9m6KW/view?usp=sharing

10 điều cần biết về Luật An ninh Quốc gia Hong Kong

Hoang Nguyen lược dịch

3/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1Nk_ilnn0mWTCNE7SfMQyg65Y3ou92B30/view?usp=sharing

Dịch từ bài “Explainer: 10 things to know about Hong Kong’s national security law – new crimes, procedures and agencies” của Elson Tong, đăng ngày 1/7/2020 trên Hong Kong Free Press.

Vào ngày 30 tháng Sáu, cơ quan lập pháp trung ương Trung Quốc đã ban hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Nội dung của luật mới đã được tiết lộ với công chúng vào đêm khuya – và chỉ bằng tiếng Trung Quốc. Được công bố lần đầu vào tháng Năm, đạo luật hình sự chưa từng có tiền lệ này đã được soạn thảo tại Bắc Kinh, sau đó được nhanh chóng thông qua trong phòng kín và bỏ qua mọi sự giám sát của cơ quan lập pháp địa phương. Bộ trưởng Tư pháp của Hong Kong thừa nhận rằng luật mới sẽ không phù hợp với truyền thống thông luật của thành phố, trong khi các nhà phê bình cho rằng nó đánh dấu sự kết thúc của thể chế “Một quốc gia, Hai chế độ”.

Cảnh báo 31 ngày mưa liên tiếp, 304 con sông vượt mức cảnh bão lũ, Bắc Kinh đón trận mưa lớn nhất

Đông Phương

03/07/20

https://drive.google.com/file/d/1ZTXe1rkmkWaZ7ezvXdHpoCvdZ9ClD2yN/view?usp=sharing

Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa lắng xuống, thì 26 tỉnh ở Trung Quốc lại phải hứng chịu những trận mưa lớn. Tính đến 8h tối ngày 2/7 theo giờ Bắc Kinh, Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc đã liên tiếp đưa ra 93 cảnh báo mưa bão, đồng thời cũng đã đưa ra cảnh báo mưa bão trong 31 ngày liên tiếp. Bộ Thuỷ Lợi Trung Quốc cho biết, 304 con sông đã ngập trên mức báo động lũ lụt. Đài quan sát khí tượng trung ương dự đoán thêm rằng đêm 2/7 đến trưa 3/7, Bắc Kinh sẽ đón "trận mưa lớn nhất kể từ khi bước vào mùa lũ". Cùng lúc đó, khu vực Tam Hiệp ở sông Dương Tử lại rơi vào tình trạng khẩn cấp, Bộ Thuỷ Lợi Trung Quốc tuyên bố vào ngày 2/7 rằng "trận lũ số 1" trong năm nay của sông Dương Tử đã được hình thành ở thượng nguồn, làm cho lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã tăng vọt lên 53.000 m3/s, gần chạm tới mực nước lũ đỉnh điểm.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 3 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1Zh0hZmrYtpu31g-3R-pHoDMfE-ypl-46/view?usp=sharing

Trần Trung Đạo – " THE FOURTH OF JULY " và giấc mơ Mỹ 

3/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1J7Th9Acr7jHof3yz_7N2QP3csxtcz62K/view?usp=sharing

Edward Bannister, họa sĩ nổi tiếng về phong cảnh của Mỹ là một người da đen. Cha của ông sinh ra tại Barbados, West Indies. Tác phẩm Under The Oaks của ông là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn của nền hội họa Hoa Kỳ thế kỷ 19. Tác phẩm này đoạt giải nhất trong cuộc thi đánh dấu 100 năm hội họa tại Philadelphia Centennial Exposition. Khi khám phá ra Edward Bannister là người da đen, ban giám khảo có ý định thu hồi giải thưởng. Tuy nhiên, trước sự đấu tranh của những họa sĩ đồng nghiệp, nhất là của những họa sĩ da trắng đã từng cùng tranh giải với ông, Ban Giám Khảo đã hủy bỏ dự tính. 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét