Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 29 tháng 7 năm 2020

Phạm Trần - Muốn Mỹ cứu nguy nhưng CSVN vẫn sợ bỏ Tàu!

28/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1QCOD4Xwxx1R2X1rEfVknvHa1NORvJveK/view?usp=sharing

Nhưng nếu Bắc Kinh hành quân xâm lược Việt Nam cả trên bộ lẫn ngoài khơi thì Việt Nam làm gì? Chắc chắn CSVN sẽ không được Mỹ  “tự động yểm trợ và  bảo vệ” như Mỹ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân khi bị nước ngoài tấn công. Thỏa hiệp Quốc phòng Mỹ-Phi ký ngày 30/08/1951 tại Hoa Thịnh Đốn gồm 8 Điều đã minh thị rằng: ”Hai nước sẽ yểm trợ nhau nếu, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ bị tấn công bởi lực lượng bên ngoài.” (The overall accord contains eight articles and dictates that both nations would support each other if either the Philippines or the United States are attacked by an external party.”

Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Việt Nam: nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho Trung Quốc

28/7/202

https://drive.google.com/file/d/1IlGSwC6vAFDig89Enj7R3nzbovxedsV6/view?usp=sharing

DU LỊCH HOA LỤC ĐỂ CẤY GHÉP TẠNG:

Ghép tạng là một kỹ nghệ dễ phát tài ở TC. Các số liệu chính thức cho thấy có khoảng 60.000 ca ghép thận, 6.000 ca ghép gan, 250 ca ghép tim được thực hiện ở Hoa Lục từ năm 1993 tới 2006.Theo BBC, trong năm rồi Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TC đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.

Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép tạng TC đua nhau đáp ứng nhu cầu: chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Do nhu cầu thúc đẩy, nhiều người giàu có từ các nước phương Tây, từ Nhật Bản, Hàn Quốc… kéo sang TC  để được ghép tạng. Như ở Anh, dù 1/5 dân, khoảng 13 triệu người đã ký giấy hiến tặng sau khi chết, nhưng mỗi năm chỉ có thể ghép được khoảng 3.000 ca trong số hơn 8.000 ca có nhu cầu, do đó Hoa Lục là điểm đến “du lịch ghép tạng” lý tưởng.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 29 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1SljmTC6R5xRn7pYDAYHHzD2HlgjJ2Esv/view?usp=sharing

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Biểu tình biến thành bạo loạn là một ‘cuộc tấn công vào chính phủ’

Quý Khải

29/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1hqzAXRF3RRlaAaaQjK3KQtMB9Lcpl2An/view?usp=sharing

Attorney General Barr condemns ‘rioters’ in much-anticipated House testimony

Xuất hiện trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm thứ Ba (28/7), Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã có cuộc tranh luận với các nghị sĩ đảng Dân chủ.

Bộ trưởng Tư pháp (Tổng chưởng lý) Barr bảo vệ quyết định của mình trong cách hành xử với các cuộc biểu tình và bạo loạn, tuyên bố các cuộc biểu tình hợp pháp ở Mỹ đã bị các nhóm cánh tả cực đoan như Black Lives Matter và Antifa cùng các nhóm cực đoan khác lợi dụng nhằm kích động bạo lực, theo The BL.

Có phải quân đội Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào nghiên cứu y học của Hoa Kỳ?

Văn Thiện

29/7/2020

https://drive.google.com/file/d/16LHt0O7Wq0EvUU2r1uMZOktNhKlQ7Cif/view?usp=sharing

Tại sao người nhà nghiên cứu vừa bị chính phủ Hoa Kỳ bắt Juan Tang lại lựa chọn Đại học California, Davis, là nơi đến? Liệu có liên quan gì đến quân đội Trung Quốc không? Hoa Kỳ có thể cần một cuộc điều tra toàn diện về các chương trình trao đổi nghiên cứu y học giữa nước này và Trung Quốc.

Có một thực tế được thừa nhận rộng rãi là Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đô la.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 29 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/16GVlOFUiZZ_mChVRcImsbgYuPqZLXDYw/view?usp=sharing

Hạ Long Lưu Văn Vịnh: Trước Khi Bàn Luận Tình Thế Hoa Kỳ

Những Dữ Liệu Xã Hội Kinh Tế Nhân Chủng Không Thể Bỏ Qua.

28/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1Mg1EUJKjKK6dsPrLlpXSY2y2SmwgXdbM/view?usp=sharing

BÀN : chuyện xẩy ra ở New York, ở Cali vẫn không hề hấn gì, vụ 911 xẩy ra ở NY xa quá ! Bạo loạn ở vài khu Chicago, Minnesota, Seattle, Portland…chỉ là muối bỏ bể, media nói hàng giờ, nhưng ở Orange County, ở San Jose cũng chỉ biết qua TV. Cho rằng bạo loạn vài bang bờ Đông Bắc hay bờ Tây, thì cả 40 tiểu bang khác chắc không cuốn theo chiều gió độc.

Nhiều so sánh, như Y tế Canada (dân số bằng 1/10 dân số Hoa Kỳ) với Mỹ là chuyện không khách quan, so sánh với nước nhỏ, dân thuần chủng như Đức, Pháp… với đa chủng Mỹ cũng không ổn, nước Mỹ có những điểm độc đáo, không giống nước nào khác.

Mỹ muốn cấm đảng viên Trung cộng nhập cảnh – nhưng họ là ai?

U.S. Wants to Bar Members of China’s Communist Party. Who Are They?

With more than 90 million members and led by Xi Jinping, the party encompasses people at the heights of Chinese power and the civil servants of everyday life.

By Paul Mozur

Phỏng dịch bởi Christine Nguyen

28/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1e3qBqotysZ4qLVBXgLzDJMnhMaZnJoPv/view?usp=sharing

Khi chính quyền Trump cân nhắc kỹ càng lệnh cấm các đảng viên cộng đảng và người nhà nhập cảnh, là đang cân nhắc việc cắt khỏi một bộ phận to lớn cộng đồng Trung Hoa – 92 triệu người – thường bất chấp các định kiến, bao gồm những người dạo gót trong các đại sảnh đường đầy quyền lực ở Bắc Kinh, giám sát các trường học của Trung cộng và điều hành các công ty lớn.

Quốc Hội và sự tái lập chế độ thân hữu trong nền chính trị Hoa Kỳ

Tác giả: Francis Fukuyama

Chuyển ngữ: Nguyễn Quỳnh Như

Hiệu đính: Minh Anh

https://drive.google.com/file/d/1E-1Ewu-6pK3l0eeGP9BLCbrwMhGfVUfN/view?usp=sharing           

...Ví dụ, dự luật chăm sóc sức khỏe được chính quyền Obama theo đuổi năm 2010 đã bị biến dạng thành một thứ quái dị trong quá trình làm luật, đó là kết quả của tất cả những nhượng bộ và chi phí bên lề cho các nhóm lợi ích bao gồm từ các bác sĩ đến các công ty bảo hiểm rồi ngành công nghiệp dược phẩm. Chỉ mình hóa đơn thanh toán đã dài tới 900 trang làm cho các nghị sĩ không thể theo dõi một cách chi tiết. Trong trường hợp khác, các nhóm lợi ích có khả năng làm cho những đạo luật gây hại cho họ không được thông qua. Hành động ứng phó đơn giản nhất cũng như hiệu quả nhất đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các gói cứu trợ dùng tiền thuế của dân dành cho các ngân hàng lớn mà rất không được lòng dân chính là một đạo luật đặt ra mức trần cứng cho quy mô của các thể chế tài chính hoặc một đạo luật nâng mức yêu cầu về vốn một cách đáng kể, một cách làm cũng có hiệu quả tương tự.

Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như  thế nào? 

Wie China die Globalisierung beenden könnte

Eine Kolumne von Henrik Müller

Vũ Ngọc Yên biên dịch

29/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1yweOAlb-LCPOXfUu4PEfk8Rt7yGyBp_g/view?usp=sharing

... Trong tinh thần này, Hoa Kỳ đã mời Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở đường cho việc gia nhập vào năm 2001. Đó là một thời gian lạc quan. Lúc bấy giời  báo chí , truyền thông liên tục tường thuật về kỳ vọng và đánh giá đây  là một bước  chiến thắng kế tiếp của hệ thống tự do, như chúng tôi đã trình bầy trong một nghiên cứu cho Quỹ Bertelsmann. Vào thời điểm đó,  “cải cách” và “hy vọng” thường được đề cập –  những cơ hội mà Trung Quốc sẽ mang lại cho các công ty phương Tây qua sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

... Năm ngoái, Hiệp hội liên bang các ngành kỹ nghệ Đức (BDI)  công bố một tài liệu lên án các hành vi không công bằng của Trung Quốc và kêu gọi “đảm bảo trật tự kinh tế thị trường ở Đức và châu Âu”. Sự công kích này cho thấy nhiều tập đoàn Đức  đầu tư mạnh vào Trung Quốc với kỳ  vọng về sự chuyển hoá chính trị xã hội dần dần –  đã  tỉnh ngộ lâu rồi và nay đang lo sợ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét