Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 6 tháng 7 năm 2020

Trương Bảo Sơn: Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

6/7/2020

https://vietquoc.org/truong-bao-son-nhung-ky-niem-rieng-voi-nhat-linh-nguyen-tuong-tam/

Lê Thành Nhân: Lật lại chồng thư cũ, tôi thấy nhà văn Trương Bảo Sơn gửi cho tôi một bài viết “Những Kỷ Niệm với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” ngoài bì thư dấu bưu điện gửi ngày 20/11/2009 tức là đúng 6 tháng trước khi lão đồng chí Trường Bảo Sơn qua đời tại Canada.   Đọc lại thư này, tôi thấy nhiều nét lịch sử lên quan đến hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào những năm 1945-1946… Nay nhiều bài báo, bài viết đang có những nhầm lẫn. Hy vọng tài liệu này như là “original source” từ người viết để giúp cho người viết sai này viết chính xác hơn.

Việt Nam: Trí thức thế này sao xã hội không trì trệ?

Vương Trí Nhàn Nhà phê bình văn học, Hà Nội

5/7/2020

https://drive.google.com/file/d/1amn5KGBgjkYkVPJXu_HKPKYv_fwZcCYL/view?usp=sharing

Tồn tại chứ không phát triển không chỉ là đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện đại mà cũng là đặc điểm của xã hội Việt Nam thời trung cổ.

Khi tìm những nguyên nhân của hiện tượng đó chúng ta thấy trước hết do tình trạng lạc hậu lại cũng do chiến tranh đóng vai trò quá lớn chi phối đời sống cộng đồng hàng thế kỷ mà bộ phận trí thức ưu tú cần thiết, đáp ứng được nhu cầu vận động của xã hội không hình thành.

Câu chuyện người đỗ không giỏi và người giỏi không đỗ không chỉ tố cáo sự kém cỏi của hệ thống giáo dục mà còn cho thấy một phần thực chất con người của nhiều ông trạng. Họ chính là điển hình của loại học trò thuộc bài, chỉ biết tầm chương trích cú rồi làm theo những khuôn mẫu sẵn có, nói chung là những cá tính tầm thường, không có quan hệ gì tới tư duy độc lập và sự sáng tạo. Còn như muốn hiểu tại sao họ thi đỗ thì chúng ta có thể tìm đọc ngay những giai thoại về họ. Ví như trường hợp Nguyễn Giản Thanh mà trong dân gian thường gọi là Trạng Me.

Nguyễn Thị Ngọc Dung – Để có thể gọi là "quê hương"

https://drive.google.com/file/d/1CQusfHkSNhwpRV6QDXNIAS2oZjEjgwru/view?usp=sharing

Nếu có một ngày được gọi là ngày Hội lớn của Canada thì có lẽ phải là ngày 1 tháng 7, ngày CANADA DAY. Tiếng Anh gọi ngày này là National Day of Canada. Và tiếng Pháp thì gọi là ngày Tết của Canada (Fête du Canada). Vì ở Canada, hai ngôn ngữ chính thúc là Anh và Pháp. Nên cả hai tên gọi đều có cùng một ý nghĩa. Cũng có nghĩa là Ngày Quốc Khánh trong tiếng Việt.

 “Điều làm cho Canada đặc biệt, không phải vì người Canada biết rằng đây là một xứ sở tốt đẹp nhất trên thế giới- mà là chúng ta biết rằng Canada có thể trở thành như vậy.” (Trudeau)

Chúng ta ý thức rằng công việc chúng ta cùng nhau gánh vác còn chưa hoàn tất… (Trudeau).. Nhưng chính sự đoàn kết, gắn bó khiến chúng ta – người già cũng như người trẻ – cảm thấy hạnh phúc, an bình ( Lời ngườì dịch thêm cho trọn ý).

Rõ ràng là lời nói khéo léo của một nhà lãnh đạo trẻ tuổi, nhưng khôn ngoan; vừa khiêm tốn, lại vừa tự hào.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 6 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1Z9td8qoiy5tdnOGnJUW6_mWYMT4v2UOm/view?usp=sharing

Hàng trăm nhà khoa học cho rằng virus Corona Vũ Hán lây qua không khí, yêu cầu WHO sửa đổi các khuyến nghị

Văn Thiện

Theo Reuters

 06/07/20

https://drive.google.com/file/d/1fnK8VzxYy-qRUb_JQv5c1lAxFeCtQmrQ/view?usp=sharing

Hàng trăm nhà khoa học cho biết có bằng chứng cho thấy virus Corona Vũ Hán trong các hạt nhỏ hơn trong không khí có thể lây nhiễm sang người và đang kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sửa đổi các khuyến nghị, New York Times (NYT) đưa tin hôm 4/7.

Trước đó, WHO cho rằng virus Corona Vũ Hán lây lan chủ yếu từ người sang người qua những giọt bắn (droplet) nhỏ mang mầm bệnh phát ra từ mũi hoặc miệng khi người mắc COVID-19 ho, hắt hơi hoặc nói.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 6 tháng 7 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/14iifKcSWbZzgO0ZTRTECH-iHr5x3X-lL/view?usp=sharing

Lý Hiển Long – Thế kỷ Châu á đang gặp hiểm hoạ

6/7/2020

LÝ HIỂN LONG – Thủ tướng Singapore

Người dịch: Trần Ngọc Cư

https://drive.google.com/file/d/1P-bcZZfGcTFwlbpYVxacwxkw1GwmGOBp/view?usp=sharing

 “Trong những năm gần đây, người ta nói rằng thế kỷ tiếp theo sẽ là thế kỷ của Châu Á và Thái Bình Dương, như thể đó là điều chắc chắn. Tôi không đồng ý với quan điểm này.” Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lập luận đó với Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1988. Hơn 30 năm sau, Đặng tỏ ra đã biết trước. Sau nhiều thập kỷ thành công về kinh tế, châu Á ngày nay là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Trong thập kỷ này, các nền kinh tế châu Á sẽ trở nên lớn hơn so với phần còn lại của các nền kinh tế thế giới cộng lại, một điều chưa từng có từ thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, cảnh báo của Đặng vẫn còn giá trị: một thế kỷ châu Á vừa không phải là điều tất yếu vừa không thể định trước được.

Đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở rõ ràng về tầm quan trọng của việc các quốc gia hợp tác với nhau. Các bệnh tật không hề tôn trọng biên giới quốc gia, và vì thế hợp tác quốc tế là hết sức cần thiết để đưa đại dịch vào tầm kiểm soát và giảm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả nếu có các mối quan hệ tốt nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc đưa ra một phản ứng tập thể đối với COVID-19 cũng đã là rất khó khăn.

Tích trữ lượng dầu thô khổng lồ trên biển và mua dầu Venezuela bất chấp 'lệnh cấm vận'

Trung Quốc có ‘thúc ép’ Mỹ ra đòn trừng phạt nặng hơn?

Tâm An

 06/07/20

https://drive.google.com/file/d/1SpVDP2WLOH6rxdISmk-J7slEXfLh6y0M/view?usp=sharing

Lần đầu tiên giá dầu thô Mỹ rơi xuống dưới mức 0 vào ngày 20 tháng 4, tất cả các nước xuất khẩu dầu đều chịu tổn thương lớn. Tất nhiên, là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và với bản chất “con buôn” của mình, Trung Quốc không ngần ngại… "mua như điên” nhằm tận dụng cơ hội hiếm có này để gom những thùng dầu giá rẻ.

 “Kho lưu trữ nổi của Trung Quốc” đã tăng gần gấp 4 lần kể từ cuối tháng Năm và tăng gấp 7 lần so với mức trung bình hàng tháng trong quý I/2020. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 19% trong tháng 5 so với năm trước, và đạt mức cao kỷ lục 11,3 triệu thùng mỗi ngày, theo S&P Global Platts. 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét