Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 21 tháng 6 năm 2020

Tưởng Năng Tiến - Mừng Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam

Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay.

Hữu Thọ

https://drive.google.com/file/d/1po_b65x6Rrbn8bU0fTAZT7loO-TzoOtG/view?usp=sharing

Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến.

Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn:

“Những người trong giới trí thức, nghệ sĩ miền Bắc chuyển vào Sài Gòn ấp ủ bao nhiêu hoài bão để thực hiện ở quê hương mới. Tuy nhiên, dù có nổi tiếng thì họ cũng phải đối diện với bao khó khăn để hòa nhập vào đô thị mà họ sẽ sống lâu dài này. Báo Đời Mới năm 1954 đã làm một chuỗi phóng sự Hồi mới vào của các văn nghệ sĩ, có nhiều chuyện cảm động đáng suy gẫm về những gì họ đã gặp.

Tuấn Khanh - Báo chí đảng & báo chí người Việt

20/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1UxbUmwVyTaY4pfNW5138W-68c22mWqsI/view?usp=sharing

Cũng cần có lúc, các nhà nghiên cứu về lịch sử nên đặt lại câu hỏi, vì sao ngày 21-6 hàng năm, được gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam? Dĩ nhiên, việc xét lại này, cần dựa trên lòng tự trọng và sự tử tế của trí thức Việt Nam có suy nghĩ tự do, không tư tưởng nô lệ đảng phái nào.

Tờ Thanh Niên, so với những bậc tiền bối của báo chí Việt ngữ, ra đời muộn hơn và thật lòng mà nói, ngoài chuyện chính trị, thì việc đóng góp mở mang nghề nghiệp không thể bì được các tờ hàng đầu như Gia Định Báo (15-4-1865), Nông Cổ Mín Đàm (1-8-1901), Nam Phong Tạp Chí (1-7-1917), Nữ Giới Chung (tháng 7-1918)…  Về lịch sử, Thanh Niên có hình thức như truyền đơn, in trên giấy sáp, tên báo viết bằng chữ Việt và chữ Hán, đầu trang 1 bên trái có hình ngôi sao 5 cánh, giữa ngôi sao có chữ số là số kỳ của tờ báo phát hành. Báo phát hành bí mật và bất định kỳ, (200 – 300 bản/kỳ), mỗi kỳ hai trang, có lúc 4 trang, khổ giấy nhỏ 13×18).

Nếu nói về truyền đơn, thì lúc đó ở Việt Nam xuất hiện vô số, trong phong trào kháng Pháp, đặc biệt phải nói là từ phía Việt Nam Quốc Dân Đảng. Với phương tiện và tài chánh hùng hậu nhất thời đó, cũng như con người vào giữa thập niên 20 và 30, ngoài truyền đơn kêu gọi yêu nước kháng Pháp, còn cả tin báo mỗi chi bộ tự phát hành rất rộn rịp cho việc kêu gọi gia nhập phong trào, tin chống Pháp… Để hình dung rõ hơn, vào thời điểm đó, không chỉ là tin báo, truyền đơn, Việt Nam Quốc Dân Đảng có khả năng dàn trải, đủ để mua súng đạn, và tự thành lập các nơi sản xuất bom (loại như tạc đạn ném tay) khắp tỉnh miền Bắc để xây dựng hệ thống quân chính và chiến khu.

Nguyễn Thị Hậu – Báo chí "cạnh tranh" với mạng xã hội

21/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1i0cSLDGQHR6k34IaTf94DkF7PljalhBu/view?usp=sharing

Không! Vì vai trò chức năng hai “trường thông tin” này khác nhau.

Vài năm gần đây cứ đến ngày Báo chí CMVN là thế nào cũng có những bài viết nói về vai trò trách nhiệm của nhà báo và báo chí, thế nào cũng có những khó khăn hiện nay mà báo chí phải đối mặt, thế nào cũng có một thực trạng “báo chí đang phải cạnh tranh với mạng xã hội”, “Báo chí đối đầu với mạng xã hội”... Đại để thế.

Nhưng có phải là MXH là đối thủ, và báo chí đang cạnh tranh với nó?

Hoài Nguyễn - Kính vạn hoa về xã hội dân sự ở Việt Nam

21.06.2020

https://drive.google.com/file/d/1spHTr0-UZOyTwj0bVCZDADYnNFeOz9F5/view?usp=sharing

Trong giới hoạt động xã hội dân sự, đúng là có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau quanh chuyện quyền được mở miệng.

 Tác giả Chi Mai trong bài viết “2/3 người Việt tin Việt Nam có dân chủ?!” (2) đã nhận xét đầy mỉa mai và rất đau rằng: “Nếu cứ đồng lòng tuân theo dân chủ xã hội chủ nghĩa, thì khéo tỷ lệ đánh giá mức độ dân chủ có khi lại lên đến 99,98%

Thế nhưng chỉ với 1000 – 3000 câu trả lời thu thập được  đánh giá Việt Nam có dân chủ cao, chẳng khác nào là thầy bói xem voi.

Một tỷ lệ mẫu nhỏ nhoi, chưa biết được có bao nhiều thành phần tham gia là thành viên của các Hội Cờ Đỏ, Lực Lượng 47, hay những người chỉ quen đọc báo đảng, báo chính thống; thì kết quả đầy phấn khích như trên là một món quà lớn dành cho tầng lớp lãnh đạo và đảng chính trị tại Việt Nam trước thềm đại hội 13”.

Phạm Cao Hoàng - Trần Hoài Thư, 20 năm in sách tặng bạn đọc

19/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1eMZmGwaxOrbCz0XK7mb_TH4Y-cGP8_Fx/view?usp=sharing

Chiều nay, 18/6/2020, tôi bất ngờ nhận được một món quà văn nghệ của nhà xuất bản Thư Ấn Quán: BÃO, tuyển tập thơ văn của Trần Hoài Thư.

Sách in quá đẹp do chính tác giả thực hiện từ A đến Z: tự dàn trang, tự trình bày bìa và ruột, tự in và tự đóng bằng chỉ. Cầm cuốn sách trong tay, tôi thực sự xúc động.

Xúc động vì chặng đường in sách của Trần Hoài Thư đi qua đã 20 năm. Kiên trì và bền bỉ. Tiền bạc và công sức bỏ ra. Hai mươi năm thực hiện những bộ sách đồ sộ - di sản văn chương miền nam 1954-1975 - để tặng thân hữu và bạn đọc. Hồi trước còn có chị Yến – người bạn đời của anh – giúp anh một tay. Năm 2013, chị Yến bị stroke, phải vào ở trong nursing home. Anh ở một mình. Cô đơn trong căn nhà rộng mênh mông. Những bữa ăn đạm bạc. Những giấc ngủ chập chờn.

Trịnh Thanh Thuỷ - Cuối cơn mưa là sự mất mát

21/6/2020

Vinh danh Ngày Từ Phụ

https://drive.google.com/file/d/1IHYfswOz9Yp7I1JVFD5sk7ZODkQsv7lo/view?usp=sharing

Sau mấy ngày bận rộn vì lo hậu sự cho bố, tôi mệt nhoài. Công việc làm tôi tạm quên. Tôi cố tìm mọi cách để óc không nghĩ ngợi về cái chết của ông và tạm giữ được tâm bình an. Tuy nhiên, khi mọi việc lắng xuống, óc bắt đầu thảnh thơi là lúc tôi bắt đầu nhớ. Bỗng dưng tôi thấy được sự trống vắng ùa tới. Hình như tôi có cảm giác mình vừa mất một cái gì đó mà không biết mình mất cái gì. Tri giác bảo tôi rằng, tôi rất mừng khi bố tôi được ra đi như ông ước nguyện, nhưng tàng thức lại báo rằng tôi đang thiếu đi một cái gì đó. Tôi loay hoay tìm kiếm.

Điểm tin báo ngày Chủ nhật 21 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1bx1UiouSbR-c-X2VJlDNpadD_Ts2Q6HV/view?usp=sharing

Nguyễn Quang Duy - Bê bối chính trị tại Victoria Úc và chuyện “Vành đai & Con đường”

20/6/2020

https://drive.google.com/file/d/19nb74BqVreyV8s57tVM33QeVLzqkEfYh/view?usp=sharing

Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, 2 bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra.

Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 21 tháng  6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1pqaozeRkOcQZvLXDMCZLCQPboQGvxKh9/view?usp=sharing

Tôn Vân – Đánh giá chiến lược của Trung Quốc về xung đột LADAKH

Yun Sun  - China’s Strategic Assessment of the Ladakh Clash

June 19, 2020

Tôn Vân là nghiên cứu viên chính và đồng Giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Stimson. Bà là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, và các chế độ chuyên chế.

Nguyễn Trung Kiên dịch

21/6/2020

FB Nguyễn Trung Kiên

https://drive.google.com/file/d/1BWh0p56HuYDx98lHx2X0iS3It5GHnuOf/view?usp=sharing

Đầu tháng Năm, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu với nhau dọc theo biên giới tranh chấp xa xôi của họ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Trong 40 ngày, cả hai bên đã tham gia vào một cuộc chiến đấu căng thẳng, nhưng sự hòa hoãn mong manh vẫn được duy trì. Vào ngày 15 tháng Sáu, tất cả đã thay đổi. Đánh nhau bằng những tảng đá và những thanh chùy gỗ cuốn dây thép gai, hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tay đôi dọc theo những rặng núi hoang vắng trên các hẻm núi. Một số binh sĩ đã bị chết do ngã từ độ cao hàng trăm mét.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét