Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 4 tháng 6 năm 2020


Đại hội 13 Dự luật Đặc khu - chính sách thất bại khi không dựa vào dân
TS. Phạm Quý Thọ
2020-06-03
Hiếm khi có chính sách thất bại khi đảng cộng sản cầm quyền với chế độ toàn trị kiểm soát mọi hoạt động của người dân và nhà nước, đặc biệt về ban hành chính sách. Thế nhưng Dự luật Đặc khu Hành chính Kinh tế ven biển là một trường hợp điển hình hy hữu về sự thất bại chính sách ngay từ khi xây dựng.
Hai vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phân tích nguyên nhân sâu xa của sự thất bại chính sách trên: Một là, Dự luật đã trở nên ‘lạc hậu’ về thời điểm áp dụng. Hai là, quy trình chính sách đã không dựa vào dân và hướng tới người dân.
‘Chính sách lỗi thời’
Cát Linh  Hà Đông: ‘Dư luận Việt Nam chê Trung Quốc, Trung Quốc trách Việt Nam’?
BBC News
4/6/2020
Dư luận ở Trung Quốc "quy trách nhiệm" cho Việt Nam về Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, theo một chuyên gia cho biết.
Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được Việt Nam phê duyệt đầu tư tháng 10/2008, dựa chủ yếu vào vốn vay ưu đãi của Trung Quốc.
Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là tổng thầu.
"Bẫy nợ" tại các dự án của Tổng thầu Trung Quốc
Tôi Thích Đọc Blog
4/6/2020
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang gây xôn xao dư luận.
Không chỉ ở Việt Nam, trong khi Tổng thầu Trung Quốc là Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (CRSG) liên tục "lỡ hẹn" dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thì nhiều nước đang lo ngại rơi vào bẫy nợ công ty mẹ của CRSG khi đang có nguy cơ chậm tiến độ, như dự án đường sắt cao tốc trên cao nối Jakarta - Bandung (Indonesia). Ảnh Tập đoàn Kỹ thuật số 2 Đường sắt Trung Quốc (CREC-2) đang chịu trách nhiệm thi công một phần tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.
Bùi Văn Thuận - Tin Sới chọi Chó ĐH 13 ngày 03/6/2020

4/6/2020


1. Huyện Mỹ Đức "đòi xử lý kỷ luật" ông Lê Đình Kình. Tuy nhiên, ông Kình đã bị giết chết một cách tàn bạo trong cuộc tấn công khủng bố của 3000 tên công an vào thôn Hoành, Đồng Tâm hôm 09/01/2020.

2. Tổng thầu Trung Quốc yêu cầu thêm 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ) để vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đây là cái tát tiếp theo vào mặt những kẻ coi giặc là đồng chí. Dĩ nhiên, lũ giặc nội xâm sẽ đè dân ra để lột tiền cho dự án này.

Công thư Mỹ phản đối Trung Quốc  ở Biển Đông: 7 điểm quan trọng 

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao* 

Pháp luật TP HCM
4/6/2020


Bằng việc gửi công thư lên Liên Hợp Quốc, Mỹ đang cho thấy họ nhận thức rõ về mối đe doạ đối với an ninh khu vực xuất phát từ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc.

Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lí công hàm 2.0 về mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông do Malaysia khởi xướng khi đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa phần phía Bắc lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) vào ngày 12-12-2019. 

Vũ Thư Hiên – Trần Độ, người yêu sự thật
4/6/2020
FB Vu Thu Hien
(Nhân sự kiện Vũ Mão qua đời và lời trần tình muộn màng về bài điếu văn đáng xấu hổ trong tang lễ Trần Độ)
1
Tôi ra tù cuối năm 1976. 
 Gia đình tôi đã rơi xuống đáy vực nghèo khổ khi vắng người đàn ông trụ cột. Tôi không để ý đến mọi thứ khác ngoài đủ thứ công việc có được để kiếm sống. 
Phải hai năm sau, cuối năm 1976, tôi mới gặp lại Trần Độ. 
... Khi lâm bệnh, anh không dùng một viên thuốc nào của nhà nước cấp – anh không tin thứ thuốc từ những người mà anh biết là không tử tế. Anh chỉ dùng thuốc đồng bào gửi cho anh. Có hai người rất sốt sắng lo cho anh có thuốc đủ dùng là Tưởng Năng Tiến và Đinh Quang Anh Thái. Khi anh qua đời, những bọc thuốc cuối cùng vẫn còn ở trên đường. Trần Độ không bao giờ quên nhắn tôi gửi lời cảm ơn hai người bạn thiết anh không biết mặt.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 4 tháng 6 năm 2020
Y Chan - Từ Thiên An Môn đến Vũ Hán: Hơn 30 năm học lùi, học lủi và học lụi
04/06/2020
Trong suốt hơn 30 năm qua, ngày 4/6 tại Hong Kong mang một ý nghĩa đặc biệt. Vào ngày này mỗi năm, hàng triệu người dân Hong Kong lại tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện Thiên An Môn.
Biến cố Thiên An Môn không xảy ra tại Hong Kong. Nó diễn ra cách đó gần 2.000 km. Trong khi người dân Hong Kong mỗi năm đều tổ chức tưởng niệm, thì tại đại lục, kể từ năm 1989 đến nay, mọi ký ức về cuộc thảm sát này bị rửa sạch khỏi tâm trí hàng tỷ người dân trong nước.

Điểm tin thế giới ngày thứ năm 4 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Đường Thư -Tổng thống Trump Âm mưu nào đằng sau chiếc mũ "phân biệt chủng tộc"?
04/06/20
... Mục sư Martin Luther King  người đã nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc đã từng nói về cuộc đấu tranh nhân quyền đó bằng những lời này:
"Có một điều mà tôi phải nói với những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của lâu đài công lý, rằng trong quá trình lấy lại địa vị đáng có của chúng ta, chúng ta không được phép để bản thân phạm phải tội lỗi. Đừng thỏa mãn cơn khát tự do của chúng ta bằng cách uống chén hận thù và cay đắng. Chúng ta vĩnh viễn phải cư xử dựa trên nền tảng phẩm cách và nguyên tắc cao. Chúng ta không được cho phép cuộc kháng nghị sáng tạo của chúng ta trở nên bạo lực. Xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nâng bản thân lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất có thể gặp được sức mạnh tâm hồn."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét