Lê Học Lãnh Vân - Tình yêu nước Mỹ trong tôi
22/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1S-L4Ypo24dt9gPpbVWHgmBr9MQoWn_hi/view?usp=sharing
Cuộc đời làm việc đưa tôi đi rất nhiều châu trên thế giới, Á, Mỹ, Âu… với một lịch trình rất dày đặc khiến đôi khi tôi có cảm giác trái đất chỉ như một hòn giả sơn! Trong các nước đã sống, làm việc và đi qua, đọng lại sâu sắc nhất trong tôi là ba nước, nước Việt của tổ tiên, nước Pháp nơi tôi xem như cái nôi khoa học của mình, và nước Mỹ. Với tôi, tình yêu nước Mỹ thật kỳ lạ. Mãnh liệt và êm đềm, rõ rệt và phân vân, tất cả đến với tôi một cách tự nhiên khó phai mờ.
Sau nhiều năm suy xét, phân tích, tổng hợp, tôi có thể nói mình yêu nước Mỹ vì hai lý do chính: tính thực dụng của nó và tính đa chiều trong tính cách của nó.
Giữa giờ một buổi hội thảo khoa học, vị giáo sư Mỹ da trắng đã nói với tôi rằng đa số người da đen tại Mỹ nằm ở lớp đáy. Quốc gia đưa họ rất nhiều ưu đãi, họ không biết cách dùng hay không muốn dùng để tạo thành quả tương xứng. Đó là một khối nặng kéo nước Mỹ đi chậm! Số người nói ra như vị giáo sư kia không nhiều, nhưng câu nói đó khiến ta cảm nhận gì? Một quan tâm về tính hữu hiệu của chính sách, hay một quan điểm phân biệt màu da?
Hồi Ký Bạch Cung, John Bolton. Phần 1
22/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1DbuL5_E2k8fx06W5lz1dohXpjm-qt5LP/view?usp=sharing
Lời dịch giả: Dưới đây là một trích đoạn trong quyển sách sắp xuất bản của John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia dưới quyền Donald Trump từ tháng 4, 2018 đến tháng 9, 2019. Nguyên bản tiếng Anh đến từ Wall Street Journal. Gồm 2 phần. -ianbui
Người dịch: -ianbui
Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong hơn bốn thập niên qua được dựa trên hai mệnh đề cơ bản. Thứ nhất là nền kinh tế Trung Quốc sẽ thay đổi và không thể đảo ngược bởi sự thịnh vượng ngày một gia tăng do các chính sách thiên thị trường tự do, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, sự kết nối với thị trường toàn cầu ngày càng sâu sắc, và các chuẩn mực kinh tế quốc tế sẽ ăn sâu vào hệ thống. Cho phép Trung Quốc gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2001 là hiện thực của ý tưởng này.
Hồi Ký Bạch Cung, John Bolton . Phần 2, Hết
22/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1d_IhPWuep40KBy9qBUcva80V2xMBLZ20/view?usp=sharing
Lời dịch giả: Đây là phần hai (và hết) của trích đoạn từ quyển “The Room Where It Happened: A White House Memoir” của John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia từ tháng 4, 2018 đến tháng 9, 2019, đăng trên Wall Street Journal. -ianbui
Người dịch : -ianbui
Sau khi tôi từ chức, những cuộc thương thuyết có dẫn đến một “thoả thuận” tạm vào tháng 12, 2019. Nhưng trên thực tế nó không đáng kể như ta tưởng.
Những cuộc nói chuyện với Tập không chỉ phản ảnh sự bất nhất của Trump trong chính sách mậu dịch, nó còn cho thấy sự nhập nhằng giữa lợi ích chính trị cá nhân với lợi ích quốc gia. Trump hay lẫn lộn việc tư với việc công, không những trong thương mại mà xuyên suốt mọi vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tôi không nhớ có bao giờ ông ta đưa ra một quyết định quan trọng nào mà không có những tính toán cho việc tái đắc cử trong đó.
Hiến pháp Mỹ bao giờ cũng là bên thắng cuộc
Thesaigonpost June 22, 2020
https://drive.google.com/file/d/1o2yFEMHKJ3VHCBtr6P2BSaJkM30lWTBq/view?usp=sharing
Cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới nó vượt ra ngoài phạm vi hình tượng cá nhân của hai ông Trump và Biden. Có nghĩa là nó không căn cứ trên việc ông Trump ,Biden là mẫu người như thế nào,chính sách ra sao... Đó là một phần nhỏ. Từ lâu bầu cử Mỹ đã là một sự thay đổi chính sách giữa giới chủ và giới cần lao.
Cánh hữu với chủ trương giảm thuế luôn đại diện cho giới chủ và cánh tả với chủ trương tăng thuế luôn đại diện cho giới cần lao. Đó là vấn đề chủ yếu nhất phân biệt sự khác nhau giữa hai đảng. Khi giảm thuế thì giới chủ từ tầng lớp trung lưu được lợi nhất và khi tăng thuế thì tầng lớp dân nghèo hưởng lợi do ngân sách tăng và các quỹ an sinh,phúc lợi xã hội tăng theo.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 23 tháng 6 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1pZukiAT1ZaNfOaSkpi9fqNdz3RlyuAEJ/view?usp=sharing
Chuyện dài cựu cố vấn của TT Trump – và “tự truyện” của Bolton
Tin tổng hợp
23/6/2020
https://drive.google.com/file/d/13_DhUiceQXPZNMeUBu00Z5-5IM9F3103/view?usp=sharing
Cố vấn thương mại của Bạch Ốc, ông Peter Navarro, hôm 21/6 cho biết rằng ông có mặt trong phòng khi Tổng thống Trump và Chủ tịch TC Tập Cận Bình gặp nhau, nhưng ông chưa từng nghe TT Trump nhờ Bắc Kinh giúp ông tái đắc cử, theo tin Reuters.
Ngay cả chính Bolton đã từng nói rằng ông sẽ sẵn sàng “nói điều gì đó [ông] biết là sai”, và đảng Dân chủ cho đến tận năm 2005 đã tấn công sự thiếu tin cậy của Bolton.
Hồi năm 2005, có đến 36 Thượng nghị sỹ yêu cầu TT George W. Bush không cử ông Bolton làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Lý do chính là ông Bolton là người “không đáng tin cậy” sau các cuộc phỏng vấn của thượng viện Mỹ.
Đại Dương - Cạnh tranh cộng nghệ Mỹ-Trung: quốc tế cần chọn lựa
23/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1tqzWF_SZJjH03fMdf79mMBTUtsUdS8Iw/view?usp=sharing
Trong Đệ nhị Thế chiến, chẳng có quốc gia nào có thể đứng ngoài theo kiểu “Toạ Sơn Quan Hổ Đấu” giữa Khối Đồng Minh và Phe Trục.
Hoà bình vãn hồi vào năm 1945, mỗi quốc gia đã chọn thể chế chính trị và đường lối phát triển đất nước theo ba khuôn mẫu điển hình.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 23 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1dL4YsScfm8OskaRuruAbiD76rJCjlYWe/view?usp=sharing
Kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Trung - Ấn, xung đột đẫm máu khiến quan hệ 2 nước 'đóng băng'
Đông Phương
23/06/20
https://drive.google.com/file/d/1QJxgCfHRcvwi7HpwvGRF2Gtjv2NYF2yI/view?usp=sharing
Năm 2020 vốn là kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Bắc Kinh và Delhi. Tuy nhiên gần đây, lần đầu tiên kể từ năm 1975, binh lính hai nước đã nổ ra một cuộc xung đột nghiêm trọng dẫn đến thương vong ở khu vực biên giới có tranh chấp.
Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, vào chiều ngày 15/6, thượng tá Ấn Độ Santosh Babu và 50 binh sĩ không có trang bị vũ trang của đội tuần tra đã đến khu vực thung lũng Galwan ở Ladakh thuộc biên giới phía đông Ấn Độ, để chấp hành nhiệm vụ nhằm đảm bảo phía Trung Quốc sẽ tuân thủ theo thoả thuận đạt được giữa quân đoàn hai bên hôm 6/6, đó là dần rút quân đội khỏi khu vực đang tranh chấp.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Giật tượng đài: Hoa Kỳ, thế giới và tương lai cho Việt Nam
23/06/2020
https://drive.google.com/file/d/1JB9yWdB6_ncwhuhQ5UeO3lSvH3RH1Q6C/view?usp=sharing
Một bộ phận người dân Hoa Kỳ đang nổi giận.
... Sẽ thật khó để làm hài lòng mọi nhóm chính trị trong xã hội, đặc biệt khi môi trường thảo luận chính trị ngày càng mở và tự do. Và giật sập một tượng đài, hay phá hủy một tượng đài, không nhất thiết là làm thay đổi được cách nhìn, tư tưởng và sự tiềm ẩn của một lý tưởng chính trị âm ỉ trong dân chúng.
Đối với tượng đài, đền điện và các công trình mong muốn ghi nhớ ký ức, lịch sử của cộng đồng, cách tốt nhất là biến chúng thành nơi ghi nhớ của mọi ký ức, chứ không phải là nơi để chọn lọc ký ức nhằm làm lợi cho một diễn ngôn chính trị nào cụ thể.
Khi nào chúng ta còn xem lịch sử là công cụ, khi đó đền đài còn bị nhìn bằng con mắt hoài nghi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét