Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 17 tháng 6 năm 2020

Tuấn Khanh - Nguyễn Thái Học : Cái chết của chủ nghĩa dân tộc tuyệt đối

17/6/2020

https://drive.google.com/file/d/19QyoniHBloDgvUfLfrbgWFzwkoAabdlr/view?usp=sharing

Không phải vô nguyên cớ mà lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Thái Học trở nên lưu danh thiên cổ trong lịch sử Việt Nam. Cái chết của ông chỉ là một trong những điều mà các thế hệ những người Việt yêu nước phải nghiêng mình kính trọng, bên cạnh đó, còn rất nhiều điều khác nữa vẫn ít khi được nhắc tới.

Trong lịch sử hôm nay, với sự mô tả rất dè sẻn dường như có chủ ý, phần lớn người Việt Nam chỉ biết đến các bậc tiền nhân Việt Nam Quốc Dân Đảng bằng thất bại và sự hy sinh mà thôi. Các ghi chép dễ tìm thấy, chỉ gói gọn trong câu chuyện Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của mình hiên ngang ra máy chém ngày 17-6-1930. Nhưng trên thực tế, một Nguyễn Thái Học nằm trong trái tim người Việt, còn là một nhà đấu tranh cải cách ôn hòa, trước khi chọn kháng chiến vũ trang như giải pháp cuối để dành độc lập tự do cho người Việt.

GS-TS Nguyễn Mạnh Hùng: KHÔNG THỂ COI THƯỜNG NGUY CƠ CHIẾN TRANH Ở BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc dọa thiết lập “nhận diện phòng không” (ADIZ, Air Defense Indentification Zone) ở Biển Đông để chống ai ?

16/Jun/2020

https://drive.google.com/file/d/1Wxdx-COvdO0xkTglGGF0aM7RhcIDh05g/view?usp=sharing

****

Phạm Trần

Lời giới thiệu:

Câu hỏi đang đặt ra ở Biển Đông là Trung Quốc có âm mưu gì khi bất ngờ gia tăng đe dọa và phủ nhận quyền chủ quyền của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, vào lúc cả thế giới lo phòng, chống dịch nạn Vũ Hán, xuất phát từ Trung Quốc từ đầu năm 2020 (Coronavirus disease 2019 (COVID-19).

Ngô Khôn Trí – VÙNG NHẬN DẠNG PHÒNG KHÔNG (ADIZ)

17/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1pPMdciuuq9h9HNM6XKTugg4U7fNGfsk7/view?usp=sharing

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ : Air Defense Identification Zone) là vùng bầu trời do một quốc gia TỰ ẤN ĐỊNH ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự của nước khác khi bay vào vùng này phải nhận dạng, minh định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó.

Nguyên do là vì Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định thống nhất rằng các quốc gia ven biễn có chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (22,2 Km), quá ngắn kề từ khi máy bay lạ bay vào vùng lãnh hải cho đến lãnh thổ (chỉ cần một phút đối với máy bay dân sự chở khách và vài chục giây cho máy bay phản lực). Quá muộn và rất nguy hiểm để đối phó khi xác nhận địch đã xâm nhập không phận. Do đó, ADIZ thường cách xa vùng lãnh hải để có đủ thời gian đối ứng khi có máy bay lạ xâm nhập. ADIZ không phải là không phận của nước đó, được xem như khu vực an ninh quốc phòng nhằm giảm rủi ro của một cuộc tấn công bất ngờ.

Bốn kịch bản TQ có thể thực hiện 'nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế'

BBC News

17/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1GY_FnBoW-0m4bK4vpYOv4QnIZLql_XiZ/view?usp=sharing

Tin chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế dường như đang khiến Trung Quốc bận lòng, ít nhất trong giới học thuật nước này.

Có học giả Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã' nghĩ kỹ' chưa nếu biết đến các khả năng mà Trung Quốc có thể làm nếu điều này xảy ra.

Trong bài "Liệu Việt Nam có nghĩ lại trước khi kiện TQ về vấn đề Biển Đông" trên SCSPI mới đây, ông Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) cho rằng Việt Nam đang muốn học theo vụ kiện của Philippines năm 2013. Và rằng, Việt Nam đã chuẩn bị 'công phu và toàn diện' để kiện Trung Quốc nhiều năm nay, sẽ kiện ngay khi mọi thứ đã sẵn sàng.

Cứu lấy Mekong , mạch máu kinh tế của toàn lưu vực

 (Saving the Mekong, the economic lifeblood of an entire region)

Michael George DeSombre .

Tác giả là Đại sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan

Bình Yên Đông lược dịch

The Nation – April 26, 2020

https://drive.google.com/file/d/1w-XT6e7CLL-Akz77ppoZHsIm1_zeFYnV/view?usp=sharing

Tôi được biết về vẻ đẹp của sông Mekong (hay Mae Nam Khong) rất lâu trước khi tôi đến Á Châu.  Người Mỹ và người Thái đều kính trọng những dòng sông của họ.  Tôi lớn lên gần sông Mississippi, con sông đóng một vai trò lớn lao trong văn học dân gian Mỹ và là mạch sống kinh tế trong suốt lịch sử của chúng tôi.  Người Mỹ bản xứ gọi Mississippi là “Cha của Nước”.  Nó là sự phản chiếu của mối quan hệ giữa chúng ta trong ngôn ngữ Thái Lan, Mae Nam có nghĩa là “Mẹ của Nước”.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 17 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1DJKp7YDEl82TSfX75KMPFx4ILnMKOwyo/view?usp=sharing

 Ký Thiệt: Ván bài lật ngửa

17/6/2020

https://drive.google.com/file/d/10Mdr4LX-78tVG03Q2GWfcrLlHbwE_non/view?usp=sharing

Khi bài ”Sổ Tay” này được viết, cuộc nổi loạn sau cái chết của George Floyd đã kéo dài hai tuần lễ và còn đang tiếp diễn tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, kể cả Thủ đô Washington, dù viên cảnh sát bị cho là nghi can, Dereck Chauvin, đã bị tống giam và bị truy tố về tội  sát (second-degree murder), ba cảnh sát viên khác cũng bị buộc tội đồng lõa.

Một lễ tưởng niệm Floyd đã được tổ chức rất long trọng tại Minneapolis ngày 4 tháng 6 vừa qua với sự tham dự của hàng ngàn người, trong đó có Thống đốc Minnesota Tim Walz, Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey, Nghị sĩ Amy Klobuchar, Mục sư Jesee Jackson, Martin Luther King III, và nhiều người tai mắt khác trong giới chính trị.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 17 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1OIsXfLHAA33TEQ98cv3-ruJUtN5NE16Z/view?usp=sharing

 Hoàng Lan - Kế hoạch khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc liệu có thành hiện thực?

Thứ tư, 17 Tháng 6 2020

https://drive.google.com/file/d/1vaC6ZeK65AeDWlwjuyyTXfpUxOVn75XZ/view?usp=sharing

Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.

 Mở đầu

Bộ Tài nguyên Thiên nhiên, Trung Quốc mới đây (26/3) đã công bố nước này vừa thiết lập 2 kỷ lục thế giới về tổng lượng khí tự nhiên thu được từ hoạt động khai thác thử nghiệm băng cháy và về tổng lượng khí thu được trong một ngày sau khi kết thúc đợt thử nghiệm lần thứ 2 kéo dài khoảng một tháng (17/2-18/3) tại khu vực biển Shenhu nằm ở phía bắc Biển Đông.

 Vũ Văn An - Một số nhận định đối với Pháp lệnh của Tổng thống Trump về tự do tôn giáo quốc tế

 17/6/2020

 https://drive.google.com/file/d/1XQwxjfofe4Yi_EPYtyIO5_vmuag--QWC/view?usp=sharing

 Theo hãng tin CNA, Tổng thống Donald Trump ký pháp lệnh “để thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế” sau khi viếng Đền Thánh Quốc Gia kính Thánh Gioan Phaolô II tại Washington D.C.

Nguyên lai pháp lệnh
Chuyến thăm viếng ấy được chính đền thánh hoan nghinh nhưng bị Tổng Giám Mục sở tại là Đức Cha Gregory Wilton chỉ trích nặng nề. Nhưng lời chỉ trích nặng nề của Đức cha Wilton không nhắc gì tới Pháp lệnh mà Tổng Thống Trump sẽ ký sau đó. Nên có thể nói nó nằm ngoài lời phê phán của Đức Cha Wilton.

... Ông viết: Có ai đọc pháp lệnh chưa? Những người vận động tự do tôn giáo có thể thất vọng vì hơi cay và tranh cãi đã che khuất một biện pháp mà mục đích chính của nó là nâng chính nghĩa tự do tôn giáo ra khỏi bóng tối. Câu thứ hai của pháp lệnh chứa đựng những chữ mà những người vận động này từng chờ đợi nhiều năm từ miệng một tổng thống: “Tự do tôn giáo cho tất cả mọi người trên khắp thế giới là ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ tôn trọng và thúc đẩy mạnh mẽ quyền tự do này”.

Tại sao những chữ ấy lại quan trọng? Câu trả lời nằm ở câu trước: “Tự do tôn giáo, Tự do đầu tiên của Hoa Kỳ, là mệnh lệnh luân lý và an ninh quốc gia”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét