Tưởng Năng Tiến – Đạo Quân Thất Trận
Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam,
một nền giáo dục của một nước độc lập.
Hồ Chí Minh (3 tháng 9 năm
1945)
Khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố như
trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà (chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục
của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? Gần hai phần ba thế kỷ
sau, cái giá này mới được ghi rõ –
trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:
“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ
tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh
điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao
nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn
đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.”
Sau ánh chớp… là nỗi niềm nuối tiếc
Chiến Thành
2020-05-31
2020-05-31
Thủ tướng đã nói thật, rất ít tập
đoàn công nghệ cao đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phúc lại không dám tiết lộ
nguyên nhân vì sao. Vâng, với vị thế chung chiêng hiện nay lại cộng thêm một hệ
thống chính trị mà chính Thủ tướng đã từng gào lên: Phải đổi mới thể chế, thể
chế và thể chế, Việt Nam chưa thể là một bến đỗ lý tưởng!
-------------------------
Một hiện tượng hy hữu: Tuần qua, hầu
như tất cả các báo giấy, báo mạng, kể cả lề phải và trái đều copy lại nguyên
văn bài viết “Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc” từ một cây bút có tên là
Lê Châu, đăng lần đầu tiên hôm 26/5/2020 trên baochinhphu.vn. Quả là một bài
báo lạ. Đọc qua, không thấy gì khác biệt so với thể loại “cúng cụ” xưa nay. Bài
viết ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm gióng lên hồi chuông cảnh
báo: Rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam sau đại dịch!
Nghi án Tenma: quan Việt ăn vặt 5,4 tỷ đồng
01/06/2020
Các chuyên gia về chính sách chống
tham nhũng của Nhật Bản nói với BBC News Tiếng Việt rằng Nhật Bản những năm gần
đây trở nên chủ động hơn trong điều tra cáo buộc các vụ hối lộ ở hải ngoại.
Bình luận đưa ra trong bối cảnh
truyền thông Nhật nói một công ty Nhật, Tenma Việt Nam, hai lần hối lộ tổng cộng
25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.
Trung Hoa khoá vòi nước
Mekong? Dữ kiện rất quan trọng cho việc hợp tác
(Did China close Mekong tap? Data matters for cooperation)
Tarek Ketelsen, Timo Räsänen and John Sawdon
The Thirdpole – May 29, 2020
Bình Yên Đông lược dịch
31/5/2020
Tranh cãi về hạn hán Mekong cho thấy mức nguy hiểm của việc
thiếu minh bạch và bí mật về các dòng sông chung.
Các phúc trình gần đây đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy
hạn hán Mekong trong năm 2019-20 do Trung Hoa gây ra – các nhà nghiên cứu của Hợp
tác Australia-Mekong về Hệ thống Tài nguyên Môi trường và Năng lượng (Australia
Mekong Partnership for Environmental Resources and Energy Systems (AMPERES)
không đồng ý. Phân tích gây tranh cãi sẽ
phân hóa thêm các bên liên hệ, hay khủng hoảng có thể chuyển sự hợp tác khu vực
sang không gian phong phú hơn?
Nền tảng năng lượng tái tạo kết hợp sóng - gió - mặt trời: thay đổi cuộc
chơi
01/06/20
Hãng SINN Power của Đức vừa đề xuất
một giải pháp giàn phát điện hỗn hợp nổi ngoài khơi, kết hợp các tuabin gió với
những tấm panel mặt trời và thiết bị thu năng lượng từ sóng, để tạo ra nguồn điện
đáp ứng nhu cầu của các thành phố ven biển.
SINN Power đã thử nghiệm các
mô-đun chuyển đổi năng lượng sóng trong năm năm. Phao gắn vào các thành phần
khung thép tạo ra năng lượng khi sóng đẩy chúng lên xuống. Bản chất mô-đun của
nền tảng là duy nhất trong ngành công nghiệp.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 1 tháng 6 năm 2020
Đại-Dương - TT Trump tả xung hữu đột vì thế giới tự do và minh bạch
31/5/2020
Chủ tịch Tập Cận Bình và đồng bọn ở
Trung Cộng cũng như rải rác khắp thế giới ôm tham vọng thống trị nhân loại bằng
bàn tay sắt, mồm mọc răng nanh đã liên tục bảo vệ các quyết định của Bắc Kinh.
Chúng không những đi ngược lại nguyện vọng ngàn đời của loài người mà còn huỷ
hoại mọi thành quả được xây dựng trên quả địa cầu kể từ thuở khai thiên, lập địa.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 1 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
By Helier Cheung BBC News,
Washington DC
1/6/2020
Lệnh giới nghiêm đã được ban bố tại
nhiều thành phố ở Mỹ, sau khi làn sóng bất ổn và phản đối lan rộng liên quan đến
vụ một người đàn ông da đen tên George Floyd chết khi đang bị cảnh sát khống chế.
Hầu hết các cuộc biểu tình khởi
phát một cách ôn hòa - trong số đó có nhiều cuộc vẫn duy trì được tình trạng
như vậy. Nhưng có rất nhiều trường hợp người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát,
đốt xe cảnh sát, phá hoại tài sản hoặc cướp bóc cửa hàng. Vệ binh Quốc gia đã
triển khai 5.000 nhân viên tới 15 tiểu bang và thủ đô Washington DC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét