Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

Cánh Cò - Hữu nghị: tiếng kẽo kẹt không hề mệt mỏi

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1nvQlj56ghaXocQFNcF7IOffrh1LiJd5S/view?usp=sharing

Sau khi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng với Giang Trạch Dân và Lý Bằng đặt bút ký các văn bản tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đất nước Việt Nam bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn của hòa bình hữu nghị, không còn chiến tranh tuyên truyền trên mặt trận báo chí nhưng trong lòng dân chúng Việt Nam lại nổi lên sự chống đối âm ỉ bởi nghi hoặc tình hữu nghị mà Trung Quốc từng nhiều lần mang ra chiêu dụ đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đến tình trạng mất tự chủ của đất nước và đưa tới cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy máu và nước mắt của dân tộc.

Cấp cao ASEAN 36 chuyển thái độ?

TS. Hoàng Đình Thắng
2020-06-28

https://drive.google.com/file/d/1xAs7wJ8wChHKFAfxqSkrT3UzGvZDTDnX/view?usp=sharing

Ngày 27/06/2020, Mỹ là cường quốc đầu tiên lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 26/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gửi đi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS” (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982). Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ”, đồng thời khẳng định thêm là Mỹ sẽ “sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”.

Sử Việt và những trận chiến mãn nhãn tựa Hollywood - Phần 2

Minh Bảo

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1-6SA9Cl0-nNGGEoijm76Yy0E7qDrAaNx/view?usp=sharing

600 - The impossible war: 600 - Cuộc chiến bất khả thi

Nếu như Phần 2 của bộ phim 300 kể về cuộc hải chiến khốc liệt của quân Hy Lạp chống lại quân xâm lược Ba Tư thì phần 2 của phim 600 sẽ kể về trận tập kích thủy công bộ chiến kinh điển đánh tan toàn bộ quân xâm lược Nguyên Mông trên đất Đại Việt. Là chiến công nối tiếp lấy lại giang sơn, trả thù cho trận đánh hy sinh oanh liệt của 600 tướng sĩ Thánh Dực Dũng Nghĩa Binh và tướng quân Trần Bình Trọng.

Bối cảnh và cốt truyện:

Sau nhiều cuộc rượt đuổi bất tận xuyên khắp đất nước phương Nam nhỏ bé mà vẫn không bắt được nhà vua Đại Việt và đánh tan quân chủ lực như ý đồ ban đầu, các tướng lãnh Nguyên Mông bắt đầu thấy bất an. Đặc biệt là sau trận chiến  bi tráng trong phần 1 với đạo quân Thánh Dực tử sĩ kỳ lạ kia, họ dần nhận ra một sự thật đáng sợ, bản thân dường như không còn là một thợ săn nữa mà đang biến thành một con mồi trong cái lồng to lớn là cả cái đất nước khó chịu này. Những “con mồi” kia vốn đã bị đánh tan tác trong các lần đọ sức trước không hiểu sao nay lại dần dần tụ tập lại đông hơn gấp 10 lần. Họ có mặt ở khắp nơi, nhẹ nhàng siết chặt tấm lưới để tiêu diệt các “thợ săn”. Đúng như câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông đã viết:

“Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ
Hoan Diễn vẫn còn mười vạn quân”...

Nguyễn Minh Quang – Đi tìm nguồn của sông Mekong

28 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1aRQJe45H6gkhYElLLeyoY6kxjM9rSxRb/view?usp=sharing

Phần giới thiệu

Sông Mekong, dài thứ 12th trên thế giới, là con sông dài nhất ở Đông Nam Á, với chiều dài 4.763 km [1].  Nó chảy qua 6 quốc gia Trung Hoa (gọi là Lancang Jiang); Myanmar (gọi là Meguang Myit); Lào và Thái Lan (gọi là Mae Nam Khong); Cambodia (gọi là Tonlé Thum); và Việt Nam (gọi là Cửu Long).  Từ lâu, sông được biết là bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Hoa, nhưng vị trí chính xác thì vẫn còn mơ hồ cho đến ngày hôm nay, mặc dù có nhiều đoàn thám hiểm đã thực hiện việc tìm kiếm từ cuối thế kỷ thứ 19th.

Bài viết nầy tóm lược các cuộc thám hiểm đó để xác định nguồn đích thực của sông Mekong, mà theo định nghĩa của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey), là nơi xa nhất đo theo dòng chảy từ cửa sông, ở đó, nước bắt đầu chảy.

Lê Hữu: “Về ngang trường Luật”

28/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZIgfCFSvKQPm5uMCtMzhdTuUxnBddgSs/view?usp=sharing

Lịch sử đã sang trang, chiếc bánh xe nặng nề của thời gian đã lăn đi một vòng. Chỉ mấy mươi năm mà tôi tưởng chừng dài đến cả trăm năm. Người từ trăm năm..., lúc này đây tôi hiểu ra câu hát ấy, câu hát về những đời người đã cũ, về những ngày vui mơ hồ còn đọng lại trong tôi như những giấc mơ ngọt ngào không bao giờ tắt hẳn. 

Con đường xưa cũ ấy không còn những “cây dài bóng mát”. Những “bạn bè cũ, mới” của tôi nay đâu?! Câu hát ngày xưa ấy chỉ còn ngân nga trong trí tưởng, nghe như một nỗi ngậm ngùi. 

Người từ trăm năm / về ngang trường Luật… 

Điểm tin báo ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1FVIjjDFjkpY-kAJHmtW_o2fSbbpZVBLm/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân  Ấn-Trung giao tranh biên giới: vì sao, đến đâu?

29/6/2020

https://vietquoc.org/an-trung-giao-tranh-bien-gioi-vi-sao-den-dau/#more-33228

Khi nghe Trung Cộng (TC) đụng độ quân sự với nước láng giềng nào thì biết rằng Tập Cận Bình lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là kẻ sinh sự….Vì bản chất của ĐCST có tính tham lam của một ông nông dân nhà quê thích đi lấn vườn, lấn ruộng người khác. Tàu Cộng thường hay dùng loại “văn minh ruộng” này để mở rộng biên giới và hải đảo đối với các nước láng giềng.  huyện này có từ ngàn năm trước đã thấm vào tim, chìm vào máu của người Hán.

Nay Hán tộc này lại thêm độc tố Cộng Sản nên đáng đề phòng hơn, việc làm của họ thường  “một mũi tên bắn nhiều con chim”.  

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1mRRYMOlTz2on8SSZ-jwuj1BnVfks3luQ/view?usp=sharing

Thế kỷ châu Á đang gặp hiểm họa

The Endangered Asian Century

By Lee Hsien Loong

Foreign Affairs

Tác giả: Lý Hiển Long

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 7-8/2020

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1lvrC0FEJaRp3UwETc0FGTej1S3fr0WCS/view?usp=sharing

...Thay vào đó, nếu Hoa Kỳ chọn cách cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì sẽ có nguy cơ gây ra một phản ứng có thể đặt hai nước vào con đường dẫn đến nhiều thập kỷ đối đầu. Hoa Kỳ không phải là một cường quốc đang suy yếu. Nó có sức bật và các ưu điểm tuyệt vời, một trong số đó là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới; trong số chín người gốc Hoa đã được trao giải thưởng Nobel về khoa học, tám người là công dân Hoa Kỳ hoặc sau đó trở thành công dân Hoa Kỳ. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc có tính năng động to lớn và công nghệ ngày càng tiên tiến; nó không phải là một ngôi làng Potemkin phồn vinh giả tạo hay nền kinh tế chỉ huy toàn diện thuộc loại hình Liên Xô trong những năm cuối cùng. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai cường quốc này đều khó có thể kết thúc theo cách Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhờ một quốc gia đã sụp đổ một cách hòa bình.

Trung Hiếu  - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1OiqxgTbGJhuwByoSECbKZAlC1iVMlfh0/view?usp=sharing

Các trạm nổi và cố định cũng như các thành phần khác trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc gây ra mối lo ngại lớn ở Biển Đông và hơn thế nữa. Trong khi CETC chủ yếu sử dụng mạng lưới như một hệ thống giám sát và liên lạc môi trường, các nền tảng trong mạng lưới rõ ràng có thể sử dụng cho mục đích quân sự.

Dữ liệu thủy văn về môi trường biển là rất hữu ích đối với lực lượng hải quân để vận hành hệ thống sonar trong các môi trường khác nhau. Trong một bài viết trên báo Quân giải phóng nhân dân của Trung Quốc vào tháng 4/2019 đã đề cập đến việc các trạm E sẽ được sử dụng để bảo vệ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét