Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

THE POWER OF PARTY INDENTIFICATION


VietNamNet would like to introduce a series of article about the presidential election in the US, by G. Calvin Mackenzie, the Goldfarb Family Distinguished Professor of Government at Colby College in the USA and currently a Fulbright scholar in Vietnam.

The power of party identification

How do Americans decide how to cast their vote in a presidential election? Why do they choose one candidate over another? These are questions that have challenged scholars and journalists––and candidates themselves––for as long as there have been elections in America.

Democratic theory would suggest that during a campaign the candidates carefully explain their views on policy issues, lay out their plans for the future, and identify the areas in which they agree and disagree with their opponents. Then voters, acting rationally, carefully examine the differences among the candidates and decide to vote for the one whose policy views and personal characteristics seem most likely to make him or her the best president.



No doubt there are some voters who operate that way. But they are rare. Although most Americans would like to believe that their vote is the result of a careful assessment of the strengths and weaknesses of the various candidates, the reality is quite different.

In the late 1950s, a group of political scientists at the University of Michigan examined in depth the results of what have come to be called the American National Election Studies (ANES). These were among the first and certainly the best public opinion surveys of American voters. They have since become the gold standard of studies of the American electorate. Every two years–that is every time there is a national election–the American people are surveyed about many things, but especially about the reasons why they voted the way they did.

The early Michigan study produced a book called The American Voter, and its primary conclusion was that the strongest predictor of how an American would vote was that person’s “party identification.” If you thought of yourself as a Republican, it was highly likely you would vote for the Republican candidate for president. If you thought of yourself as a Democrat, you were virtually certain to vote for the Democratic candidate. There might be issues or factors in a particular election year that could force some people to turn away from their party identification and vote for the candidate of the opposition. But such short-term factors would be rare, and they would have to be very powerful to overcome the strength of party identification.

That book was written at a time when parties were much more important in American politics than they are now and when party identification ran much deeper among the voters. Today many Americans profess only weak party identification or, in the case of about 10% of the electorate, no party identification at all. Yet even today the best predictor of a presidential vote is the voter’s connection to one party or the other.

In 2008, for example, Barack Obama got nearly 90% of the votes of self-identified Democrats, and John McCain got a similar percentage from self-identified Republicans. That was consistent with all the recent patterns in American presidential elections. Obama won in 2008 because there were more Democrats than Republicans and because he did slightly better among that small group that declines to identify with either political party.

This reality has a powerful impact on the campaign strategies of the two presidential candidates in 2012. Both are likely to have overwhelming support among voters of their political party. But supporting a candidate and voting for a candidate are two different things. And high on the list of imperatives for both candidates is getting their supporters to turn out and vote on election day.

Between now and then, the candidates will want to say and do everything they can to sustain the support and encourage the enthusiasm of their party faithful. At the same time, however, they will try to reach out to that small group of independent voters who may well determine the outcome of this very close election. And they may even try to wrest some support from people who traditionally identify with the other party.

For example, President and Mrs. Obama have worked hard to reach out to young military veterans. In recent years, military personnel have tended overwhelmingly to vote Republican. The Obamas hope that their outreach effort may attract some of the younger veterans to vote for the President.

At the same time, Mitt Romney, the Republican candidate, is trying to convince some traditional Democratic working-class voters that the President’s policies are the cause of the economic difficulties they currently face and, therefore, they should give their vote to him.

Because the election is likely to be so close, any one of these strategies could significantly affect the outcome. And, knowing that, the candidates will focus a lot of their attention in the weeks ahead on the potential voters with the weakest party identifications.

G. Calvin Mackenzie

Sức mạnh của Bản sắc Đảng phái

G. Calvin Mackenzie


Người Mỹ quyết định thế nào khi bỏ lá phiếu trong một cuộc bầu cử tổng thống? Tại sao họ chọn ứng viên này thay vì người khác? Đó là những câu hỏi thách thức với giới học giả và báo chí – cũng như chính bản thân các ứng viên – chừng nào còn có các cuộc bầu cử ở Mỹ.

Lý thuyết dân chủ sẽ cho rằng, trong một chiến dịch vận động tranh cử, các ứng viên sẽ giải thích cẩn thận quan điểm của họ về những vấn đề chính sách, phác thảo các kế hoạch của họ cho tương lai, và xác định các lĩnh vực họ có thể tán thành hay không nhất trí với những đối thủ khác. Sau đó cử tri, hành động một cách lý trí, sẽ thận trọng xem xét sự khác biệt giữa các ứng viên và bỏ phiếu cho một người có quan điểm về chính sách và tư cách cá nhân dường như có thể làm cho ông/bà ấy thích hợp nhất với vai trò tổng thống.

Không nghi ngờ gì việc có một số cử tri hành động theo cách này. Nhưng rất hiếm. Mặc dù hầu hết người Mỹ muốn tin rằng, lá phiếu của họ là kết quả sự đánh giá thận trọng ưu/nhược điểm của các ứng viên, nhưng thực tế lại là điều khác biệt.

Vào cuối những năm 1950, một nhóm các nhà khoa học chính trị tại Đại học Michigan đã tiến hành khảo sát chiều sâu các kết quả của những gì được gọi là Nghiên cứu Bầu cử Quốc gia Mỹ (ANES). Đây là nghiên cứu quan điểm công chúng đầu tiên và dĩ nhiên là sâu sắc nhất với các cử tri Mỹ. Kể từ đó, chúng trở thành chuẩn mực vàng cho các nghiên cứu về bầu cử Mỹ. Cứ hai năm/lần có một cuộc bầu cử quốc gia, người Mỹ lại được khảo sát về rất nhiều thứ, nhưng đặc biệt là về các lý tại sao họ bầu cử theo cách họ chọn.

Nghiên cứu ban đầu của Michigan đã cho ra đời cuốn sách gọi là Cử tri Mỹ, và kết luận chủ yếu chính là: Yếu tố dự báo mạnh nhất để một cử tri Mỹ chọn lựa bỏ phiếu là "bản sắc đảng phái" của người đó. Nếu bạn nghĩ bạn theo phe Cộng hòa, thì rất có khả năng bạn sẽ bầu cho ứng viên Cộng hòa làm tổng thống. Nếu bạn nghĩ bạn là người Dân chủ, thì hầu như chắc chắn bạn sẽ bầu cho ứng viên Dân chủ.

Có thể có một số vấn đề hoặc nhân tố trong một năm bầu cử cụ thể khiến một số người xa rời bản sắc đảng phái của họ và bầu cho ứng viên phe đối lập. Tuy nhiên, các yếu tố ngắn hạn như vậy là rất hiếm, và chúng sẽ phải rất mạnh mẽ để có thể lấn át sức mạnh của bản sắc đảng phái.

Cuốn sách được viết vào thời điểm vai trò các đảng phái trong hoạt động chính trị Mỹ quan trọng hiện tại và khi bản sắc đảng phái tác động với các cử tri sâu sắc hơn. Ngày nay, rất nhiều người Mỹ tuyên bố ít chịu tác động của bản sắc đảng phái hoặc thậm chí có trường hợp khoảng 10% đơn vị bầu cử hoàn toàn không có bản sắc đảng phái. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, yếu tố dự báo tốt nhất của một lá phiếu bầu tổng thông vẫn là sự kết nối giữa cử tri với một đảng nào đó.

Ví dụ trong năm 2008, Barack Obama có gần 90% số phiếu bầu của những cử tri tự coi thuộc đảng Dân chủ và John McCain cũng có tỉ lệ tương tự từ các cử tri tự coi thuộc về Cộng hòa. Điều này phù hợp với tấc cả các mô hình gần đây trong những cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Obama chiến thắng năm 2008 vì có nhiều cử tri Dân chủ hơn Cộng hòa, và vì ông đã gây ấn tượng tốt hơn trong nhóm cử tri nhỏ ít chịu tác động của bản sắc đảng phái chính trị.

Thực tế này có tác động mạnh mẽ tới các chiến lược tranh cử của hai ứng viên tổng thống trong năm 2012. Cả hai đều có khả năng giành được sự ủng hộ áp đảo từ các cử tri thuộc đảng chính trị của họ. Nhưng ủng hộ một ứng viên và quyết định bỏ phiếu cho một ứng viên là hai điều khác biệt. Và yêu cầu cấp bách với hai ứng viên là tập hợp được những người ủng hộ, khiến họ bỏ phiếu cho mình trong ngày bầu cử
Từ nay tới khi đó, các ứng viên sẽ muốn nói và làm tất cả những gì họ có thể để duy trì sự ủng hộ và khuyến khích lòng nhiệt thành theo đảng chính trị của họ. Cùng lúc đó, họ sẽ phải nỗ lực tiếp cận nhóm nhỏ gồm các cử tri độc lập - những người có thể xác định kết quả cuộc bầu cử này. Thậm chí, các ứng viên còn cố gắng tranh thủ sự ủng hộ từ những người có truyền thống theo đảng khác.

Ví dụ, vợ chồng tổng thống Obama đã nỗ lực tiếp cận với các cựu binh trẻ tuổi. Trong vài năm gần đây, tầng lớp quân nhân có xu hướng thiên về Cộng hòa. Vợ chồng ông Obama hy vọng nỗ lực vượt trội của họ sẽ thu hút các cựu binh trẻ bỏ phiếu cho tổng thống.

Cùng lúc đó, Mitt Romney, ứng viên Cộng hòa, lại đang cố gắng thuyết phục các cử tri tầng lớp lao động theo phe Dân chủ rằng, các chính sách của tổng thống đã gây ra những khó khăn kinh tế mà họ đang phải đối mặt, và vì thế, họ nên bỏ phiếu bầu cho ông.

Vì cạnh tranh trong cuộc bầu cử này rất sít sao, nên bất kỳ chiến lược nào cũng có tác động đáng kể tới kết quả bầu cử. Và, cần phải hiểu rằng, các ứng viên sẽ tập trung rất nhiều sự chú ý của họ vào nhóm cử tri tiềm năng ít chịu tác động nhất của bản sắc đảng phái.

Translated by Nguyễn Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét