Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
QUA SỬ CHÍ TRUNG QUỐC, THỬ TÌM HIỂU VÙNG BIỂN GIÁP GIỚI HAI NƯỚC VIỆT-TRUNG
Hồ Bạch Thảo
26-07-2012
...Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Minh Sử (2)! Biển lúc bấy giờ là mối hệ lụy, nên Trung Quốc chủ trương phòng thủ thụ động trên bờ, bỏ mặc đại dương không chiếu cố đến. Sách lược này
được phản ảnh một cách cụ thể trong trường hợp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang xin chế tạo nhiều thuyền để ra biển bắt cướp; bị vua Gia Khánh bác và khẳng định quốc sách là phòng thủ tại cảng và truy lùng những người trên bờ ngầm mua bán hợp tác với bọn cướp:
Ngày 2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]
….. Còn trong tấu triệp Ngô Hùng Quang trình bày rằng ‘ Thuyền cướp qua lại đợi chờ mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo tung tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế, nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt.’
“Ðiều này không đúng, về bọn cướp biển, gạo, nước, thuốc súng đều nhờ vào trên bộ. Bọn giặc trên bờ và dưới nước vốn quen nhau, ngầm giao dịch, cũng không phải chờ bọn cướp biển lên bờ tìm kiếm mới được tiếp tế. Tổng chi, đáng ra lệnh các quan văn võ tại cửa biển mật cho tuần tra, nghiêm bắt, trừng trị nặng; bọn phỉ trên bờ co rút lại, thì mới đoạn tuyệt việc tiếp tế.
Nếu làm theo lời tâu, chế tạo nhiều thuyền bè, xuất dương đánh bắt, theo sát gót tung tích thuyền cướp, không để cho chúng nhàn rỗi hoành hành. Nhưng không biết rằng trên đại dương có bao nhiêu thuyền cướp để theo bén gót, vả lại trên biển dòng nước bất đồng, gió bão không định, khó mà ra lệnh thuyền nào của ta theo dõi thuyền nào của giặc cướp. Hãy suy nghĩ nếu bọn giặc biển không biết bọn phỉ trên cạn, đột nhiên đến mua nước, gạo, thuốc súng, thì ai mà bán cho. Ðiều đó khẳng định rằng việc cấm bọn phỉ tiếp tế tất phải nghiêm tra trên bờ, làm vững rào dậu là biện pháp chính. Phúc Kiến nghiêm cấm tiếp tế tại cửa biển, thực hiện hữu hiệu, tỉnh
Quảng Ðông cần nhất luật thực hiện……” ( Nhân Tông Thực Lục quyển 189, trang 7)...
Mời đọc toàn bộ tài liệu nghiên cứu của Hồ Bạch Thảo ở đây:
https://docs.google.com/file/d/1ptYqHqy6LOgYSEGNTZTeDTjy_cR2MXLtgUcYQXGf52wMXncVX3JHZVCbQKTJ/edit
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét