Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 9 tháng 8 năm 2018


Tàn bạo, thâm độc hơn thực dân

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018 



Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thư khuyến cáo Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế Việt Nam sớm đặt định các giải pháp hạn chế sử dụng bia, rượu.

Những thông tin mà ông Shin Young-soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nêu ra không có gì mới (Lượng tiêu thụ bia, rượu ở Việt Nam không chỉ quá cao – mức cồn nguyên chất mà mỗi người Việt từ 15 tuổi trở lên sử dụng hàng năm trung bình là 8,3 lít – mà còn tăng rất nhanh – trong năm năm từ 2010 đến 2015 tăng khoảng 15%. Lạm dụng bia, rượu đã trở thành lý do dẫn tới nhiều vấn nạn trầm trọng về y tế, xã hội: Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 79.000 người chết vì rượu bia, hàng trăm ngàn người cần điều trị những chứng bệnh do bia, rượu gây ra. Bia, rượu gia tăng tai nạn giao thông, các vụ bạo hành. Bia, rượu ngốn từ 1,3% đến 3,3% GDP để giải quyết hậu quả) vì đã được các chuyên gia, báo giới Việt Nam lập đi, lập lại hàng chục năm! Điểm mới của thư khuyến cáo vừa kể chỉ là lạm dụng bia, rượu tại Việt Nam khiến WHO phải tiếp tục cảnh báo (1).

Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng 

Nguyễn Đình Cống
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018


Được ông Lý Quang Diệu cho phỏng vấn là một vinh dự lớn. Tôi không phải là phóng viên chuyên nghiệp nên không dám mơ tưởng đến chuyện đó. Về suy nghĩ và việc làm của ông, sự đánh giá về ông, tôi đã có dịp tìm hiểu qua các tác phẩm, các bài báo được công bố. Tôi chỉ ao ước được hỏi để nghe ông trả lời một vài vấn đề mà tôi còn phân vân. Tôi chưa tìm được cách nào để thực hiện mơ ước thì được tin ông đã qua đời. Tôi nghĩ đến việc nhờ các nhà ngoại cảm lập đàn tràng, tìm cách gọi hồn ông để hỏi, nhưng ngẫm đi nghĩ lại thấy việc đó rất khó và tốn kém. Tôi ngày đêm cầu khẩn được gặp ông ở trong giấc mộng. Và rồi lòng thành đã được đáp ứng. Tôi mơ thấy được Thiên sứ dẫn đi gặp ông. Tôi xin phép bỏ qua quang cảnh nơi gặp gỡ và các nghi lễ ngoại giao ban đầu mà đi ngay vào cuộc phỏng vấn.

Tôi Hỏi: Thưa ngài, tôi rất khâm phục ngài và đất nước Singapore. Xin cho biết ngài đã theo chủ thuyết nào mà được như vậy? 

Thêm Mỏ Sao Vàng  Đại Nguyệt: Có Nên Tiếp Tục Phát Triển Ngành Dầu Khí?

Hoàng Mai
9-8-2018


Thành ngữ Việt Nam có câu, nước ta “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, vị trí địa lý thuận lợi cho việc sinh sống, phát triển cũng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà trong đó phải nói đến là tài nguyên dầu khí. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – từ khi Trung Quốc hoàn toàn chiếm lấy Hoàng Sa sau trận chiến năm 1974, phía ta luôn nỗ lực đàm phán để giành lại hai quần đảo này, mặc dù đa số các đảo diện tích đều nhỏ, không phù hợp cho con người sinh sống. Việc đấu tranh cho chủ quyền biển đảo quan trọng vì nó không chỉ mang ý nghĩa chính trị, mà còn có giá trị kinh tế do nằm gần các bể trầm tích có tiềm năng chứa dầu khí cao.

Vào những năm đầu thế kỷ 21, sản phẩm dầu thô chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với đỉnh điểm là năm 2004, khi nước ta xuất khẩu trung bình 395.7 thùng/ngày. Tính cả dầu mỏ và cát dầu bitum, tổng giá trị dầu xuất khẩu lên đến 5,6 triệu USD.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 9 tháng 8 năm 2018


Mỹ sẽ thúc ép Việt Nam và các nước Đông Nam Á mở cửa thị trường protein động vật giữa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?

27/07/2018 


Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể buộc các nhà xuất khẩu thịt Mỹ phải tìm kiếm thị trường và tranh giành thị phần tại Đông Nam Á. Cơ hội xuất khẩu nội tạng lợn và các phần gà cắt miếng cho Mỹ đang tăng lên nhưng khó có thể mang lại những cơ hôi lớn do các biện pháp phi thuế. Thâm hụt thương mại với Đông Nam Á có thể thúc đẩy Mỹ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường nhưng phản ứng của nước này vẫn chưa rõ. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể lan tỏa tác động tới thương mại protein động vật của Đông Nam Á.

Cuộc chiến Thương Mại Tự Do hay Thương Mại Bình Đẳng?

TS. Phạm Đỗ Chí
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018


Trong vài tuần qua, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã đi vào giai đoạn quyết liệt hơn. Dưới đây là một số vấn đề được giải đáp bởi một chuyên gia quốc tế, TS Phạm Đỗ Chí, đã từng làm việc tại IMF trong gần 30 năm về các vấn đề ngoại thương và tiền tệ. Bài viết do tác giả gởi cho VOA từ Florida.

Trung Quốc sẽ phải nối lại nhập khẩu đậu tương Mỹ trong những tuần tới

08/08/2018 


Theo các nhà phân tích thị trường hạt có dầu Oil World tại Hamburg, Trung Quốc có thể sẽ phải bắt đầu nhập khẩu đậu tương Mỹ trở lại trong những tuần tới, bất chấp cuộc chiến thương mại giữa hai nước do các nhà cung cấp khác không thể kịp cung ứng đủ đậu tương để đáp ứng nhu cầu đậu tương của Trung Quốc.

Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu lên một danh sách các hàng hóa Mỹ, bao gồm đậu tương, do cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và đang tìm kiếm các nguồn cung đậu tương thay thế, đặc biệt là từ Nam Mỹ, nơi nguồn cung khả dụng xuất khẩu đang giảm. “Trung Quốc sẽ buộc phải nối lại nhập khẩu đậu tương Mỹ”, Oil World nhận định trong báo cáo phân tích mới nhất. “Thiếu hụt nguồn cung đậu tương Nam Mỹ sẽ khiến Trung Quốc, theo quan điểm của chúng tôi, phải nhập khẩu 15 triệu tấn đậu tương Mỹ trong giai đoạn tháng 10/2018 – 3/2019, ngay cả nếu cuộc chiến thương mại hiện tại không giải quyết được”. Oil World nhận định rằng hoạt động nhập khẩu đậu tương Mỹ của Trung Quốc sẽ tái khởi động trong “vài tuần tới”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét