Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 23 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Đại Ca & Đại Sứ 


Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo.

T.B.T Nguyễn Phú Trọng

Cách đây vài năm, có bữa, André Menras Hồ Cương Quyết (người thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam Nỗi Đau Mất Mát) đến gõ cửa Đại Sứ Quán Việt Nam – ở Czech – để giới thiệu tác phẩm độc đáo này. Sau đó, ông than phiền: 

“Chính tôi đã thấy tòa đại sứ trống trơn ... Một cô gái Séc đón tôi từ cửa vào. Cô nàng hoàn toàn bối rối lúng túng khi có nhiệm vụ truyền đạt lại cho tôi cái thông điệp siêu thực rằng: ‘Đại sứ không có ở đây, và trong tòa đại sứ không có viên chức người Việt Nam nào cả’...”

Tuần rồi, tôi lại nghe có đôi lời phàn nàn tương tự về tình trạng “nhà không vườn trống” tại ĐSQVN – ở Slovakia:
“Chúng tôi liên lạc với đại sứ quán Việt Nam để có được những bình luận về những thông tin mới nhất liên quan đến vụ bắt cóc ông Thanh. Mặc dù đã gọi lại rất nhiều lần trong tuần qua, vẫn không ai trả lời.”

73 Năm Nhìn Lại: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Thay Vì Một

Phạm Cao Dương (*)
Khởi sự viết năm 2012,  sửa lại Mùa Khai Trường năm 2018
22-8-2018


Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11/3/1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2/9/1945 bởi Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng cả hai lần, đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết, hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11/3/1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Vì sao Đảng cứ im lặng mãi  không dám lên tiếng?

Nguyễn Đăng Quang


Tác giả – cựu Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang – nêu lên một câu hỏi, cũng là một vấn đề có ý nghĩa then chốt, trong việc nhìn nhận thực chất giá trị và quyền lực của đảng cầm quyền đến nay còn hay mất trong con mắt và nỗi lòng đang cuộn sóng của dân chúng, nhằm chất chính những người có quyền thế và trách nhiệm trong bộ máy Đảng. Nếu cảm nhận được tình thế cực kỳ tế nhị nói trên đã trở thành bầu không khí ngờ vực lan rộng trong tâm thức mấy mươi triệu người Việt Nam, cũng như thực sự còn chút tỉnh táo, hẳn các vị không thể từ chối, tránh né một câu trả lời thật khách quan, dẫu rằng trên trang mạng RFA gần đây, một cây bút có tên Kami có hé lộ cho biết chính mình có liên quan đến việc truyền lan câu chuyện “Mật ước Thành Đô” này (http://www.rfavietnam.com/node/4590) – tuy nhiên bản thân lời nói của một người cầm bút không ai biết là người thế nào chưa có chút gì thuyết phục, vì sự kiện Thành Đô vốn là một cái mốc hiện thực đã xẩy ra năm 1990 để sau đó có câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Cơ Thạch: Một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.
Không biết các vị có hiểu được ý nghĩa sấm sét tích tụ trong mấy câu thơ của nhà thơ Thái Bá Tân:
Không thể nào tin nổi.
Nhưng nếu đúng, thì đây
Là tội ác cực lớn,
Loại ngựa xéo, voi dày!
Câu hỏi của ông Nguyễn Đăng Quang lần này, theo ý chúng tôi, cũng là một hình thức thông báo trực diện, không còn tính cách xã giao úp mở, rằng: đường lùi của các vị đã không còn nữa.
Bauxite Việt Nam

Điểm tin báo ngày Thứ năm 23 tháng 8 năm 2018


Ai đang sở hữu khối nợ chính phủ hơn 21 nghìn tỷ USD của Mỹ?

Thực ra, các chủ nợ nước ngoài chỉ nắm chưa đầy 30% nợ chính phủ Mỹ...


Tính đến cuối tháng 6, nợ quốc gia của Mỹ đạt kỷ lục 21,21 nghìn tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Diệp Vũ

22/08/2018
Các chủ nợ Mỹ hiện nắm 70% nợ chính phủ Mỹ, nhưng các chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Washington như Trung Quốc và Nhật Bản cũng nắm một lượng không nhỏ.
Trang Market Watch dẫn số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết, khoảng 70% nợ công của nước này hiện nay nằm trong tay Chính phủ Mỹ, các nhà đầu tư tại Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các chủ nợ nước ngoài chỉ nắm chưa đầy 30% nợ chính phủ Mỹ.

Australia cấm Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G

Lập trường của Australia đối với Huawei tương tự như lập trường của Mỹ. Washington gần như "cấm cửa" Huawei cũng vì mối lo an ninh quốc gia...


Thăng Điệp
23/08/2018 

Chính phủ Australia ngày 23/8 tuyên bố cấm hãng thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G đang được xây dựng của nước này. Lý do mà Australia đưa ra cho lệnh cấm này là mối lo an ninh quốc gia - Reuters đưa tin.
Việc Huawei tham gia vào kế hoạch triển khai mạng 5G của Australia và sự phản đối của các cơ quan an ninh nước này đối với Huawei đã trở thành một vấn đề làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Canberra với Bắc Kinh trong những tháng gần đây, trong bối cảnh hai bên mâu thuẫn vì cáo buộc cho rằng Trung Quốc can thiệp vào nền chính trị Australia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét