Đừng trách dòng sông
không chảy
FB Trần Trung Đạo
20-8-2018
Trong buổi họp báo khi nhậm chức “Chủ tịch quốc hội” ngày
23/7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào
cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một
số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức
đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”
Làm gì cho đất nước là một câu nói quen thuộc được biết là của
cố Tổng Thống John F. Kennedy: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi
bạn đã làm gì cho tổ quốc” (Ask not what your country can do for you, ask what
you can do for your country).
2 "vết
chàm" khó tẩy của Bộ trưởng Công An Tô Lâm
Kami
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018
Báo Tiền Phong ngày 26/7/2018 cho biết, phát biểu tại Hội
nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo 138 và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ
trưởng Bộ Công an Tô Lâm bày tỏ nỗi lo lắng về tình trạng gian lận thương mại,
hàng giả, buôn lậu không chỉ ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà còn đến cả vấn đề
an ninh quốc gia. “Vấn đề này ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với
chế độ, gây mất trật tự khi cái gì cũng thấy giả”.
Bối cảnh của khu vực
và đòi hỏi của đất nước hôm nay không có chỗ đứng cho 3 đặc khu kinh tế
(tham luận)
Nguyễn Trung
Trong thư ngỏ ngày 08-06-2016 gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
và toàn thể Bộ Chính trị, tôi đã trình bầy các lý lẽ nên hoãn, tốt nhất là nên
hủy bỏ dự án về 3 đặc khu kinh tế. Tham gia tọa đàm của CODE hôm nay với chủ đề
“xây dựng luận cứ khoa học cho dự án ba đặc khu kinh tế”, tôi xin trình bầy
thêm một số ý kiến bổ sung sau đây.
Việt Nam: Tác động của
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018
Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường
quốc hàng đầu thế giới và cũng là hai thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất
của Việt Nam dĩ nhiên là có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng là
tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Cho nên các chuyên gia kinh tế đang
kêu gọi chính phủ Hà Nội phải có những biện pháp để đối phó với những tác động
này, từ việc phá giá đồng bạc Việt Nam đến ngăn chận hàng Trung Quốc tràn ngập
thị trường nội địa.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 21 tháng 8 năm 2018
Campuchia ngã theo
Trung Quốc và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của
Hoa Kỳ?
Cambodia's Troubling
Tilt Toward China
And What It Means for
Washington's Indo-Pacific Strategy
Charles Edel
Huỳnh Hoa chuyển ngữ
Huỳnh Hoa chuyển ngữ
21/08/2018
(Song ngữ Việt Anh)
Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng
áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế
đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc
nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố
cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây
đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng
mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia.
Trumponomics as a
Response to a Failing Globalization
Veronika Kyrylenko
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
August 21, 2018
(song ngữ Việt Anh)
Từ khi Donald Trump đặt tay lên Kinh Thánh và tuyên thệ, mỗi
bước đi của ông ta đều bị chỉ trích rất gay gắt. Trong khi chỉ trích dựa trên
lý trí là một nền tảng của chế độ dân chủ, thì cánh Tả ở Mỹ đã phản ứng một
cách điên cuồng trước tất cả các chính sách của chính quyền Trump. Tới mức, kế
hoạch kinh tế của Trump thường bị họ gọi là “thảm họa”, “hỗn loạn” hay thậm chí
là “tận thế”. Khi có kết quả tích cực thì họ lại bảo đấy là di sản của Obama.
Nhưng tất cả bọn họ đều không thể phân tích một cách khách quan và giải thích
các xu hướng toàn cầu của nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, mà đấy là nguyên
nhân dẫn tới những cách tiếp cận mới và phù hợp để làm cho nước Mỹ thịnh vượng
trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét