Tưởng Năng Tiến –
Những Phụ Nữ Còn Ở Lại
Bao giờ các anh sẽ
thôi tán phét trong các quán nhậu?
Bao giờ các anh quyết
định thôi sống hèn?
Nguyễn Thị Từ Huy
Ở tù về chiều hôm trước, sáng hôm sau ông công an khu
vực đã ghé “thăm” và nhắc nhở đôi điều cần thiết:
Vì không có hộ khẩu ở thành phố nên tôi sẽ phải đi
kinh tế mới.
Trong khi chờ đợi, bắt đầu từ ngày mai phải sắm “một cuốn sổ đi lại.” Khi đi đâu phải
ghi ngày giờ khởi hành với chữ ký xác nhận của tổ trưởng dân phố,
và đến đâu cũng phải có sự xác minh của người ở nơi đó.
Mỗi tuần phải mang sổ lên phường để kiểm tra.
...
...
Nghe xong, mẹ tôi lặng lẽ móc túi đưa cho thằng con
hai đồng cùng lời dặn:
Mua cái bút nữa con ạ. Đi đâu, đến đâu cũng phải nhờ
người ký thì dắt viết theo luôn cho nó tiện ...
Dạ.
Làm thế nào để khởi
kiện quan chức Việt Nam ở Mỹ?
By Lê Công Định
10/08/2018
Năm 1999, khi đang viết
khóa luận cao học luật tại Mỹ, giữa nhiều đề tài luật pháp lý thú, tôi lựa chọn
nghiên cứu một đạo luật ít nhiều có thể giúp các nạn nhân Việt Nam bị nhà nước
cộng sản vi phạm nhân quyền đòi công lý ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ. Đó là
Đạo luật Trách nhiệm Dân sự phạm của Người nước ngoài (Alien Tort Statute (28
U.S.C. § 1350), sau đây gọi tắt là “Luật ATS”).
Khóa luận đó dài hơn 30 trang, nghiên cứu mọi khía cạnh lý
thuyết và thực tiễn của Luật ATS cùng án lệ được các tòa án Hoa Kỳ phát triển
trên cơ sở luật này trong thế kỷ 20, kể từ án lệ Filartiga năm 1980 như sẽ
trình bày dưới đây. Bản khóa luận, tiếc thay, đã mất vì nhân viên an ninh tịch
thu năm 2009 khi tôi bị bắt giam và khám nhà.
Sau năm 1999, đường hướng án lệ Mỹ về Luật ATS đã bổ sung
thêm nhiều nội dung mới mẻ, cũng như có nhiều vấn đề pháp lý mới phát sinh kể từ
đầu thế kỷ 21. Do đó, gần đây, trước tình hình vi phạm nhân quyền ngày càng
nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là tình trạng tra tấn và giết người phi pháp
tại các đồn công an gia tăng trên khắp cả nước, tôi đã nghiên cứu lại Luật ATS
và cập nhật thêm sự phát triển mới của các án lệ có liên quan. Tôi cũng thêm
xác quyết rằng đây là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp nạn nhân bị vi phạm nhân
quyền đòi lại công lý cho mình và thân nhân.
Bài viết này chỉ giới thiệu một cách vắn tắt nhất những khái
niệm và vấn đề liên quan đến Luật ATS, hầu giúp những ai quan tâm có thể chuẩn
bị một vụ kiện như vậy cho mình trong tương lai khi có cơ hội.
Tiếng Việt Mới và Tiếng
Việt “Truyền Thống”
Trần Văn Giang
August 08, 2018
Đời sống biến chuyển (dynamic) và liên tục thay đổi theo tiến
hóa của văn minh và kỹ thuật. Ngôn ngữ cũng tự nó tìm cách thay đổi theo cho
phù hợp. Những chữ gắn liền với lối sống cũ không còn thích hợp sẽ ít được dùng
hoặc sẽ không được sử dụng nữa. Như vậy, đời sống (living) của ngôn ngữ cũng gần
giống như đời sống của con người: sinh ra, lớn lên, già đi và đến lúc sẽ chết.
Chỉ khác là ngôn ngữ chết đi có thể sống lại; trong khi người chết thì không sống
lại được - Thí dụ: Người Do Thái đã hồi sinh tử ngữ (a dead language) Hebrew
thành một sinh ngữ (a living language) đang được dân Do Thái sử dụng.
Trong ngôn ngữ, sự thay đổi là cần thiết. Trong từ điển Anh Ngữ, một sinh ngữ rất phổ thông, có thêm chừng 750-800 chữ mới trong 1 năm (độ 2-3 chữ 1 ngày). Thay đổi để làm cho chữ nghĩa linh động và phong phú hơn là chuyện phải làm. Nhưng thực tế cho thấy trường hợp Việt Ngữ (văn chương chữ nghĩa Việt Cộng - “vi-xi”) từ sau 1975, riêng ở miền Bắc thì phải nói rõ hơn là từ sau ngày cộng sản cướp chính quyền - tháng 8 năm 1945 - đến nay, không thay đổi theo cái chiều hướng tốt đẹp và cần thiết đó. Mỗi lúc sự thay đổi càng thấy tệ hại hơn. Sau 1975, tiếng Việt bị bóp méo, sửa chữa bừa bãi mất chuẩn đến mức độ cần phải báo động.
Trong ngôn ngữ, sự thay đổi là cần thiết. Trong từ điển Anh Ngữ, một sinh ngữ rất phổ thông, có thêm chừng 750-800 chữ mới trong 1 năm (độ 2-3 chữ 1 ngày). Thay đổi để làm cho chữ nghĩa linh động và phong phú hơn là chuyện phải làm. Nhưng thực tế cho thấy trường hợp Việt Ngữ (văn chương chữ nghĩa Việt Cộng - “vi-xi”) từ sau 1975, riêng ở miền Bắc thì phải nói rõ hơn là từ sau ngày cộng sản cướp chính quyền - tháng 8 năm 1945 - đến nay, không thay đổi theo cái chiều hướng tốt đẹp và cần thiết đó. Mỗi lúc sự thay đổi càng thấy tệ hại hơn. Sau 1975, tiếng Việt bị bóp méo, sửa chữa bừa bãi mất chuẩn đến mức độ cần phải báo động.
Khi cán bộ sợ
Facebook, sợ đơn thư tố cáo
10 tháng 8
Ánh Liên (VNTB) Kể từ thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng (2014)
thừa nhận ngăn cấm các trang mạng xã hội như Facebook chẳng hạn là điều không
thể thực hiện. Cho đến nay, hội chứng sợ Facebook vẫn diễn ra trong đội ngũ
quan chức Nhà nước Việt nam.
Mới đây nhất, ông Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã đề
nghị đưa ra quy định cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội nhằm bảo vệ danh dự của
tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 10 tháng 8 năm 2018
Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn
trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ
Expanding US-India
Geoeconomic Cooperation Amid China’s Belt and Road Initiative
Daniel Kliman, Senior
Fellow, Center for a New American Security
Manpreet S. Anand, Distinguished Professor of Practice, Near East South Asia Center for Strategic Studies
Manpreet S. Anand, Distinguished Professor of Practice, Near East South Asia Center for Strategic Studies
Posted on 09/08/2018
by The Observer
Biên dịch: Trần Quang
Song ngữ Việt Anh
Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm
nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị
chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở
ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng
hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch
sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa
phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy.
Một đống nợ Trung Quốc
đang đến hạn nguy cơ vỡ nợ tăng khi Nhân
dân tệ mất giá
08/08/2018
Nếu Trung Quốc vỡ nợ, phản ứng đầu tiên từ các ngân hàng
trung ương có thể sẽ giống như hành động sau vụ sụp đổ của nhà băng Lehman
Brothers.
Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên 6,5% mỗi năm, Trung
Quốc đã phải đánh đổi bằng quả bom nợ tín dụng, từ cấp chính phủ đến cấp doanh
nghiệp. Chẳng hạn, nợ của khối doanh nghiệp đã tăng từ mức 101% GDP năm 2008
lên 170% hiện nay, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 73%.
Những khoản nợ này đang đến hạn phải trả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét