Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 09 tháng 9 năm 2021

 


Trần Gia Phụng  - Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân

12/3/2016

https://docs.google.com/document/d/174u_NbtmPtMg-pAeGUKPO0829nXYiTQC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bên cạnh những hoạt động chính trị, Phan Châu Trinh đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm đủ loại: thơ, tuồng, văn, nhất là văn chính luận. Ngoài khoảng năm mươi bài thơ bằng chữ Nho (theo lời Huỳnh Thúc Kháng), những tác phẩm khác là : Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự (1907), Tỉnh quốc hồn ca (1907), tuồng Trưng Nữ Vương (soạn chung với Huỳnh Thúc Kháng và Phan Thúc Duyện tại Côn Lôn năm 1910), Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký (1911), Giai nhân kỳ ngộ (1913-1915), Tây Hồ Santé thi tập (1914-1915), Ký Khải Định hoàng đế thư (1922), Bức thư trả lời cho người học trò tên Đông (1925), Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và luân lý đông tây (1925). Ngoài ra, còn có một số bản thảo chưa xuất bản do gia đình con gái của Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng cất giữ.

Kỷ niệm 95 năm húy nhật Phan Châu Trinh, xin hãy cùng nhau nhớ lại câu nói tiêu biểu cho chủ trương của ông: "Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được." Câu nầy đã được Phan Châu Trinh phát biểu cách đây đúng một trăm năm, nhưng ngày nay cũng còn thật đầy đủ ý nghĩa, khi chế độ cộng sản toàn trị, một chế độ đã bị lên án trong nghị quyết 1481 ngày 25-1-2006 của Hội đồng Âu Châu, vẫn còn độc quyền thao túng trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Tư liệu lưu trữ mới tìm thấy có thể gây bất lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa

RFA
08/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1m3Ilcaci5IhJQLngK7Thx9-9IQzeOk2t/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Stein Tonnesson - nhà sử học Na Uy đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông nói rằng bức thư “có thể giúp khẳng định các nguồn tin khác cho rằng nhà Thanh khi đó không xem Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”.

“Tuy nhiên, vào năm 1909 nước này đã tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ và tôi không chắc việc thiếu vắng tuyên bố chủ quyền vào năm 1899 có vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền mà nước này đưa ra sau đó 10 năm không”.

Ông Ian Storey, một nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS) cảnh báo: “Trung Quốc sẽ làm xáo trộn vấn đề bằng cách đặt câu hỏi về tính xác thực của bức thư.”

Trên mạng xã hội, những dòng  trạng thái (status) của Hayton về bức thư đã khuấy động dư luận. Một số nhà phê bình đã đặt dấu hỏi về tính chính xác của bản dịch tiếng Anh của bức thư.

Hayton nói ông tin rằng “Sẽ có bản phiên âm chữ cái của bức thư tiếng Trung ở đâu đó” và ông đang tìm kiếm nó.

Trần Trung Đạo – Tác dụng của tầm nhìn chính trị

08/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1CwTrFhxljd5S0PdJq6BDTWHSitb5GdL7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Con người dù sinh ra ở đâu trên trái đất này cũng có những ước mơ và khao khát giống nhau. Khác nhau chăng là tầm nhìn về phía trước của giới lãnh đạo. Thời điểm những năm đầu thập niên 1990 là thời điểm đầy thách thức về tầm nhìn đối với 15 giới lãnh đạo của 15  nước vừa thoát ra khỏi Liên Xô. Cuộc đấu tranh cân não giữa họ là những bài học vô giá mà các thế hệ trẻ Việt Nam cần học thuộc. Một tầm nhìn xa sẽ đưa đất nước cất cánh bay xa và tầm nhìn bảo thủ, hẹp hòi, cổ hủ và lạc hậu sẽ  đẩy đất nước vào hố thẳm.

Ngày này năm xưa. 9 tháng 9 là ngày sinh cụ Phan Châu Trinh

Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam

https://docs.google.com/document/d/1iaydJNXAT4z062iDyAGTDxehVbzaCWQK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 9/9 là ngày sinh cụ Phan Châu Trinh (1872–1926), cụ là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1901 triều đình mở khoa thi, cụ đỗ phó bảng, bổ làm Thừa biện Bộ Lễ, năm 1905 cụ từ quan.

Phan Châu Trinh vận động cuộc duy tân, diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi ba

09/9/2021

https://docs.google.com/document/d/19FsIS416EueA5LbFV2agu6g9HRp1In2O/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phóng sự được quay trực tiếp tại khu cấp cứu đặc biệt dành cho các sản phụ bị mắc virus Vũ Hán: Bệnh viện Hùng Vương. Lần đầu tiên, người xem thấy được không khí làm việc căng thẳng, áp lực nặng nề đè trên vai những y bác sĩ, những người trên tuyến đầu chống dịch. Lâu nay trên báo chí, trên truyền hình, người ta chỉ được xem lướt qua những hình ảnh đã được sắp sẵn, được lựa chọn cho đẹp khung hình phục vụ cho việc thông tin tuyên truyền. Giờ đây trong Ranh giới, những người thật, việc thật, không khí thật, khung cảnh thật, nhân vật thật khiến người xem nhói lòng. Xem đến đoạn cô bác sĩ điện thoại cho người nhà bệnh nhân báo phải mổ để cứu mẹ đành bỏ con mới 21 tuần, tôi không xem được nữa, nước mắt cứ ứa ra không ngăn được. Không nghe được câu nói của người cha, anh đang bị kẹt vì giãn cách ở Vũng Tàu, không về được. Khuya lại mở ra xem tiếp, đến cảnh cô gái chết, bảng đo nhịp thở, huyết áp tụt xuống con số 0, nhưng khuôn mặt thẫn thờ của y bác sĩ, những đôi mắt tiếc nuối, thất vọng, buồn đau.

Việt Nam: Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè

Ts. Nguyễn Phương Mai / ĐH Khoa học Ứng dụng Amsterdam

09/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1A9JD0felfigj9mssco5UAGUsQ3ziXr8q/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đối với khách du lịch, cảnh sinh hoạt buôn bán trên vỉa hè và đường phố là nét văn hoá Việt đặc trưng và cuốn hút.

Mẹ tôi từng là một người bán rong.

Suốt cả tuổi thơ, tôi lẽo đẽo theo mẹ bê một cái mẹt hàng đi bán. Cái mẹt chỉ bằng cái mâm ăn cơm, trên có vài bao thuốc lá, hai cái bát đựng ô mai, một nhúm táo ta, vài củ đậu, chục gói lạc rang và mấy trái dưa chuột. Mẹ để cái mẹt trên ghi-đông xe đạp, vừa giữ cho nó không bị lật, vừa điều khiển xe, vừa ngồi yên để tôi ngồi sau bám lấy bụng cho thật chặt.

Lê Văn Quý - "Baby in the box", tấm hình thay đổi cả một đời người

Vietnam war picture that touched a nation can still surprise

07 /9/2019

https://docs.google.com/document/d/1GvYz1IRx31NxKvwEwz8ryw6DfbnDw0IT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tấm ảnh trắng đen nổi bật hình ảnh một em bé gái nhỏ nhoi, mặc phong phanh chỉ độc nhất chiếc áo trên người, nằm trong cái hộp giấy bằng các tông, tay em thò ra bên ngoài như đang nắm lấy tay anh trai của mình, cũng nằm co quắp bên cạnh chiếc hộp ấy, và cái bát ăn xin thì để bên cạnh. Cả hai nằm trên nền gạch của đường phố Sàigòn.

Nhiếp ảnh gia Chick Harrity, người chụp bức ảnh thuật lại:

"Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…

Lê Nguyễn – Những chuyện chỉ có ở Côn Đảo kỳ 1

Thú câu cá của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

2017

https://docs.google.com/document/d/1WWSEJwVBF3xXWefeo-CeFTnNX1bJ-RtC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có một điều mà những người từng sống ở Côn đảo vào nửa sau thập niên 1960, nửa đầu thập niên 1970 biết rõ, đó là Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu rất mê câu cá. Hai nơi ông thường đi câu là Vũng Tàu và Côn Đảo. Vũng Tàu gần hơn, song Côn đảo lại gần như hoàn toàn an ninh nên ông thường ra Côn Đảo nhiều hơn.

Một ngày cuối tháng 12.1970, khi tôi đặt bước chân đầu tiên lên phi trường Cỏ Ống thì nơi đây nhốn nháo lạ thường. Người đầu tiên mà tôi gặp là Thiếu tá Thức, trưởng ban 3 Đặc khu Côn Sơn. Hỏi ra mới biết lúc ấy Tổng thống Thiệu đang câu cá ở vũng biển gần phi trường. Ông Thức dẫn tôi đi tìm và trình diện Trung tá chúa đảo Nguyễn Văn Vệ. Ông Vệ đang bận tíu tít, chỉ kịp nhìn qua tôi một cái rồi lệnh Thiếu tá Thức tìm cho tôi một chiếc xe để về thị xã. Đó là một chiếc Dodge 4 của đại đội địa phương quân (ĐPQ) trú đóng cạnh phi trường, giữa đường phải xé màn mưa mà lao vun vút.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 09 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1jjL225XRBsgHpOYxlhRBZJ8XDPEKC926/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mạnh Kim - 11 Tháng Chín:  Lịch sử bí mật của một thất bại

09/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1qycUsKHmQ5YC9Yd9fY6ynWEZLf0yTSQr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ðỉnh điểm của sự thờ ơ

Trong loạt thờ ơ chết người, sự thờ ơ của Washington đối với FBI là một trong những sai lầm tai hại nhất. Trợ lý giám đốc FBI Barry Mawn khẩn nài nhiều lần việc tuyển dụng thêm nhân viên, chuyên gia ngôn ngữ và nhân viên hành chính nhưng luôn bị hứng gáo nước lạnh. John O’Neill – chỉ huy trưởng Ban an ninh quốc gia thuộc FBI, với hơn 100 nhân viên dưới trướng giàu kinh nghiệm – cũng gặp rối rắm. Văn phòng tại New York City của John O’Neill, nơi chịu trách nhiệm điều tra vụ khủng bố tàu U.S.S. Cole, đã gặp khó khăn ngay từ đầu. Không chỉ bị Chính phủ Yemen từ chối hợp tác, chính đại sứ Mỹ tại Yemen – Barbara Bodine – cũng xua đuổi O’Neill. Cho rằng sự có mặt của nhiều nhân viên FBI khiến tình hình chính trị Yemen bị ảnh hưởng, Bodine thậm chí ngăn O’Neill không trở lại Yemen sau khi ông về Mỹ dự lễ Tạ ơn…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét