Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 06 tháng 9 năm 2021

 


Cánh Cò - Những món quà đầy ý nghĩa

05/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1t-v3yZqrU7kTke81gHTvKgTIAIhy5-rl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm 1 tháng 9 trong cuộc gặp mặt với 70 nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực chống dịch Covid-19 vừa qua, Thủ tướng đã tặng mỗi người một cái hũ sành và việc này ngay lập tức nổi sóng trên không gian mạng. Hầu hết bình luận đều cho rằng trong lúc này mà Thủ tướng tặng hũ cho các nhà khoa học phải chăng là biểu thị của sự bất bình vì các người được gọi là nhà khoa học này đã thất bại hoàn toàn trong công tác chống dịch mà nhà nước giao phó. Mỗi người ôm một chiếc hũ có chiều cao hai gang tay, rất gần với kích thước của một chiếc hũ tro cốt mà hàng ngàn nạn nhân Covid-19 đang nằm bên trong. Món quà này ngoài ý nghĩa đó ra thì còn ẩn nghĩa nào khác?

Cập  nhật tình hình Biển Đông ngày 06 tháng 9 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/15nIwWsAv_1qcHYeGXUKaI5fn0ywxsxja/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, chuyển động hàng Không Mẫu Hạm

Khi giàn xử lý trung tâm Sao Vàng được lắp đặt vào tháng 6.2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 (Haiyang Dizhi 4) đi vào vùng biển Việt Nam ở gần khu vực. Thời điểm đó có một sự kiện đáng chú ý nữa là vào đầu tháng 7.2020, tàu tác chiến cận bờ của Mỹ USS GabrielleGiffords (LCS-10) đã áp sát tàu Hải Dương 4 trong vùng biển Việt Nam.

1. Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt

Cuối tuần qua, hãng McDermott của Mỹ ra thông cáo cho biết họ đã hoàn tất việc vận chuyển và lắp đặt ở mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc lô 05-1b và 05-1c của Việt Nam.

Ngụy Hữu Tâm - Con đường cách mạng dân tộc dân chủ là con đường tráng nhựa!

06/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1iHU7nHUHaed9qJn9xpW1c4ci9VacOH_m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Con đường cách mạng Việt Nam lót bằng xương máu của hàng vạn người yêu đất nước từ mọi giới, mọi thế hệ. Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. 

Trong giây phút lịch sử đó, 13 đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam. Tuyệt nhiên không ai trong số họ kể cả Đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã hô Việt Nam Quốc dân Đảng. Điều này khác hẳn với những lãnh đạo Cộng sản như Nguyễn Thị Minh Khai trước giờ bị xử tử chỉ hô lớn “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” 

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi

06/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1skTHXYruzPIOIVv2HHFEi3RTJXj-_eF-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phong toả, cách ly, giãn cách quá dài khiến cho dân đuối sức, các doanh nghiệp cũng cùng đường phá sản. Ngay những người buôn bán nhỏ bằng những cửa hàng, quán nhỏ cũng cạn vốn, buông xuôi. Những sạp hàng ở các chợ sau thời gian dài không hoạt động, hàng hoá hư hỏng, mốc thiu đành phải đổ bỏ, xem như vốn liếng chẳng còn.

Hôm qua nghe phong phanh sẽ sớm giảm giãn cách từ 15.9, cũng vội mừng. Nhưng rồi cũng ngay chiều hôm qua, ông Đức Hải thông báo đó là tin giả. Và từ 15.8, Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy đã phát biểu hiện nay tình hình dịch bệnh tại thành phố đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm vẫn còn cao, hệ thống điều trị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỉ lệ tử vong chưa giảm. Các tỉnh lân cận có số ca nhiễm tăng nhanh, nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu mất cảnh giác, chủ quan. Do đó, thành phố sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm một tháng để từng bước đưa TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới. Mới đây người dân đặt câu hỏi TP.HCM giãn cách theo kịch bản nào sau ngày 6.9? Thành phố vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho dân yên lòng. Cũng vẫn đang loay hoay, cũng chưa tìm đường ra tốt nhất.

Trần Trung Đạo – Bài học tranh chấp biên giới giữa Trung Cộng và Bắc hàn

06/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1i1cV3PAB2hSiu9tn_wBmAtN0f6O1iKec/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người viết không phân tích hay đối chiếu cách xử sự của lãnh đạo CS Việt Nam và Bắc Hàn bởi vì một người có hiểu biết chính trị căn bản nào cũng biết mục tiêu tối thượng của lãnh đạo CSVN là duy trì quyền cai trị trên đầu trên cổ nhân dân Việt Nam bất chấp đất đai, rừng, biển của tổ tiên để lại bị chiếm đoạt.

Tập Cận Bình biết rõ gan ruột của lãnh đạo CSVN nên rất khinh thường họ. Sự kiện máy bay Trung Cộng vi phạm không phận Việt Nam không chỉ một lần mà mấy chục lần là một ví dụ điển hình. Nếu báo chí quốc tế không lên tiếng trước rồi lãnh đạo CSVN cũng tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” như đã từng chịu nhục suốt 40 năm qua.

Hạn hán, dòng chảy thấp và chánh trị dữ kiện nước 2019-2020

(Drought, Low Flow, and Water Data Politics (2019-2020)

Carl Middleton, Anisa Widyasari, Kanokwan Manotom, David J. Devlaeminck and Apisom Intralawan 

Bình Yên Đông lược dịch

Center for Social Development Studies and Cambodia Development Resources Institute – August 2021

https://docs.google.com/document/d/1GFZuTJiMJ5y_2UecohlR94UndNv5lpFf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dòng chảy thấp trong sông Mekong trong năm 2019 và 2020 đã làm tăng sự chú ý đến việc cai quản nước xuyên biên giới và phạm vi mà dữ kiện nước cho thấy.  Khu vực đã trải qua một đợt hạn hán, được làm cho nặng nề hơn bởi hiện tượng thời tiết El Niño.  Dòng chảy thấp đã tạo rủi ro cho hệ sinh thái, việc đánh cá và canh tác, an ninh lương thực, và nguồn nước uống.  Nhiều câu hỏi đã được nêu lên về dòng chảy thấp có phải do hạn hán vì thiếu mưa, và ảnh hưởng của việc trữ nước trong các hồ chứa?  Sự chú ý hướng đến các dự án thủy điện trên dòng chánh ở Trung Hoa và Lào, một phần do tin tức và dữ kiện không đầy đủ về việc điều hành và trữ nước.  Các cuộc tranh luận cũng xem xét kỷ lưỡng các cơ quan cai quản nước xuyên biên giới, gồm có Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) và Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), và làm thế nào để hợp tác và cạnh tranh xảy ra cùng lúc giữa các quốc gia (Middleton and Devlaeminck, 2020).

Lê Nguyễn – Chuyện chuồng cọp Côn Sơn

Viết năm 2017

Bài cuối về Côn Đảo

Nguyễn Lê / Khóa 1962-1965 Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn

https://docs.google.com/document/d/1gd6i_SK3lZRhlLlVP4-KcaownYf15uP3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lịch sử đòi hỏi sự công bằng, lịch sử thiếu công bằng là một thứ lịch sử què quặt, tựa lưng vào những dối lừa, gạt gẫm. Lịch sử nhà Nguyễn từng là nạn nhân của những trò này, khi người ta quảng bá rùm beng chuyện Nguyễn Ánh trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn mà cố tình giấu kín những hành vi tác tệ không kém của anh em nhà Tây Sơn: quật mồ tổ tiên nhiều đời của họ Nguyễn, phá hủy đình chùa, sát hại dã man những chúa Nguyễn đã đại bại dưới tay mình …

Ở Côn Đảo ngày nay, những trò tra tấn dã man trước 1975 - có thật cũng như không có thật – đang được các thuyết minh viên tại hòn đảo lịch sử đó rao giảng ngày này qua ngày khác, với những du khách lần đầu đến tại “địa ngục trần gian” hình thành từ thời nhà Nguyễn. Không ít du khách ra về với niềm tin tưởng tuyệt đối vào những gì nghe thấy và sự căm thù một chế độ đã sụp đổ cách đây hơn 40 năm có dịp được khoét sâu hơn trong lòng họ. Không ít khán thính giả của những buổi thuyết minh này là con cháu của các giám thị cải huấn, công chức, quân nhân VNCH trước 1975, họ nghĩ sao về cha ông họ? căm thù chăng? khinh bỉ chăng?

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 06 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1_p8pVJKdI-cO3JDUo10LtFUYq_6PA0I6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham: Hoa Kỳ 'sẽ quay trở lại Afghanistan'

BBC News

06/9/2021

https://docs.google.com/document/d/16jE4hJ7cXOvjjb3IxwpZbbchVP1MOWJv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thế nhưng, theo ông Freedman, các nước này "sẽ không có lý do gì bỏ liên minh với Mỹ", vì "không nước nào có khả năng quân sự đủ mạnh như Hoa Kỳ để khiến Bắc Kinh phải nghĩ lại trước khi dùng biện pháp xâm lấn".

Nếu không chọn liên minh với Hoa Kỳ, các nước châu Á sẽ "hoặc là chấp nhận sự thống trị của TQ, hoặc phải bỏ ra ngân khoản rất lớn để xây dựng sức mạnh quân sự".

GS Freedman cũng dự báo dù châu Âu nói về khả năng quân sự tự chủ hơn với Mỹ, họ "sẽ vẫn mong liên minh Nato tồn tại".

Người châu Âu, theo ông "sẽ đành sống với sự nghi ngờ về Hoa Kỳ của họ, hơn là chi tiêu nhiều vào quân sự hoặc xây đắp một cơ chế an ninh mới".

Ông kết luận là các liên minh của Mỹ tại châu Âu và Thái Bình Dương do vậy sẽ có độ bền vững hơn là các dấu hiệu nhất thời bộc lộ ra.

Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?

 Nguồn: “Why Afghan officials have washed up in the United Arab Emirates”, The Economist, 28/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/160BhcgDqrdzmW_wjxLHJWwnZ7dpbHftR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong một số trường hợp, tiền mặt của họ đến trước.

Trong nhiều ngày, thế giới tự hỏi Tổng thống Ashraf Ghani đã đi đâu khi Taliban tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan. Có một chút bất ngờ khi ông xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 18 tháng 8. Ông Ghani đã tham gia vào một danh sách dài các cựu lãnh đạo các nước tìm kiếm nơi trú ẩn ở quốc gia vùng Vịnh đầy nắng này. Pervez Musharraf, cựu tổng thống Pakistan, Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan và Juan Carlos, cựu vương của Tây Ban Nha, đều được cho là đã chuyển đến sinh sống ở UAE.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét