Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 8
24/9/2021
Mấy hôm nay trên mạng râm ran chuyện Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc. Việt Nam đang thiếu vaccine trầm trọng. Muốn mở cửa, điều kiện quan trọng là phải có tỷ lệ chích vaccine cao trong cộng đồng. Lãnh đạo Việt Nam gần đây đã đi khắp nơi để xin, để mua vaccine. Từ ông Vương Đình Huệ đến ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước. Nhưng hình như chẳng xin được bao nhiêu. Ừ thì xin không được thì mua, nhưng mà mua vaccine Tàu thì dân không khoái lắm. Hơn nữa sở dĩ dân mạng nói nhiều chuyện này là vì trong nghị quyết này cho thấy việc mua bán này ta bị ép quá, mua trả tiền chứ có phải đi xin đâu. Giá cũng đắt chứ không hề rẻ. Thế mà ta bị nằm kèo dưới bị ép đủ điều. Đọc qua văn bản mà tức anh ách. Theo nghị quyết này, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điều 26 của Luật đấu thầu đối với việc mua 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc.
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Vaccine Tàu và trường hợp Cambodia
24/9/2021
Cambodia bắt đầu tiêm chủng vaccine Tàu từ tháng 3/2021. Tính đến đầu tháng 9, khoảng 70% dân số Cambodia (tổng dân số là 16 triệu) đã được tiêm 1 liều, 55% được tiêm 2 liều. Thủ đô Nam Vang được xem là nơi có tỉ lệ tiêm chủng vaccine cao nhứt thế giới. Có thể nói rằng Cambodia đã phần nào đạt được miễn dịch cộng đồng.
Kết quả ra sao? Tính đến nay, Cambodia đã ghi nhận 196619 ca nhiễm, và trong số này có 2176 người tử vong, tức tỉ lệ 2.04%. Tỉ lệ này y chang với tỉ lệ các nước trên thế giới gộp lại, tức 2.05%.
Bs. Võ Xuân Sơn – Ai cứu dân Sài Gòn?
22/9/2021
Tôi biết anh 6 năm trước, khi có người thuê tôi khám cho một bệnh nhân ở Cần Thơ. Anh ấy đại diện cho nhóm từ thiện để đi cùng tôi. Thật tiếc là bệnh nhân ấy không muốn chữa bệnh. Bệnh nhân muốn để tình trạng bệnh tật để còn dễ… xin tiền, nên chỉ chấp nhận cho các bác sĩ điều trị nửa vời.
Thế rồi tôi bắt đầu để ý đến anh ấy. Cứ cuối tuần là anh ấy đi. Hết miền Đông đến Miền Tây, hết Sài gòn đến miền Trung… Anh chuyển tiền, gạo, đồ ăn, thuốc men… mà các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển cho những mảnh đời bất hạnh. Thường thì anh gặp họ, rồi đăng lên, và các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển. Cứ thế, đã 6 năm nay, tuần nào tôi cũng thấy anh đi như vậy.
Tô Văn Trường - Muốn sống đem vôi quét trả đền
24/9/2021
Theo tôi tìm hiểu, việc di dời như vậy không có gì mới. Sau 1975, người ta dời tượng ông Trương Vĩnh Ký ở trường Pétrus Ký vì ác cảm với ông này và ác cảm với cái tên Tây của ngôi trường (bây giờ là trường Lê Hồng Phong). Ông Trương Vĩnh Ký là nhân vật gây tranh cãi, cho nên phe có ác cảm dẹp tượng của ông thì ta đành chịu thôi.
Sau năm 1975, người ta cũng dẹp tượng của ông Lê Văn Đệ, nguyên giám đốc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn dưới chính quyền miền Nam cho đến năm 1966 khi ông mất. Sinh viên nhớ ơn ông nên mới đặt tượng của ông trên sân trường. Thế mà người ta vẫn không tha cho một nhà giáo dục kiêm họa sĩ, chỉ hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật. Có lẽ người ta có ác cảm với ông Lê Văn Đệ, là người nhận công việc trang trí cho lễ đài tại Quảng trường Ba Đình khi Cụ Hồ Chí Minh tuyên cáo độc lập, rồi sau đó ông Đệ vào miền Nam, mang tiếng “phản bội”???
Đăng Nguyễn - Mùa khai trường, nghĩ về chính trị ký ức
Dan Nguyen - September, School, And The Politics Of Memory
Trong đại tự sự vẻ vang của đảng, chỉ một số ký ức được tôn vinh.
24/9/2021
Song ngữ Việt Anh
Năm 19 tuổi, tôi rời Việt Nam để đi học đại học ở nước ngoài. Trong trường, các lớp tôi theo học ở khoa xã hội học và lịch sử bắt đầu cho tôi biết sự lệch lạc của lăng kính nhị phân tối giản để hiểu về thế giới. Tuy nhiên, trải nghiệm “sáng mắt” của tôi thì xảy ra bên ngoài lớp học.
Chiều hôm ấy, khi đang lục lọi kệ sách trong thư viện trường để tìm sách cần cho bài luận sắp nộp, tôi tình cờ bắt gặp một chồng sách mà trên gáy có tiếng Việt. Đó là một tuyển tập các câu chuyện về thuyền nhân Việt Nam sống sót sau biến cố vượt biên cuối thập niên 1970 – đầu 1980. Tôi đọc được những thảm kịch về vợ chồng sinh ly tử biệt, về cha chứng kiến con gái bị cướp biển hãm hiếp và giết ngay trước mắt mình, về những xác người trên các tàu vượt biên bị ném xuống biển, về những con tàu đắm ngoài khơi, và về những cuộc đời vĩnh viễn hư hao dù họ có đến được bến bờ họ hy vọng.
Nguyễn Lê – Mấy ý kiến về một vài chi tiết lịch sử
Tháng 9 năm 2020
Những ngày qua, trên một trang Facebook thân hữu, có người đặt ra và thảo luận về danh xưng Đại Việt của nước ta vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Câu hỏi chủ yếu được đặt ra là vào thời này, đất Đại Việt kéo dài đến đâu, vùng Đàng Trong có được kể là đất Đại Việt không? Mình không tham gia vào cuộc thảo luận vì đó là vấn đề khó đạt đến một sự đồng thuận tuyệt đối, mỗi người có cách suy nghĩ và lập luận của riêng mình, mặt khác các luận điểm nêu ra sẽ vượt quá khuôn khổ của một bình luận trên diễn đàn. Song, có 2 bạn gửi tin nhắn và đề nghị mình trình bày suy nghĩ về chuyện Đàng Ngoài, Đàng Trong và quốc hiệu Đại Việt, vậy xin có vài ý kiến sau:
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 24 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Trần nợ là gì và tại sao nước Mỹ có thể vỡ nợ?
Liệu Hoa Kỳ có bị vỡ nợ do không trả được tiền lời và tiền vốn cho những khoản nợ đã vay hay không?
Bình Phương
23/9/2021
Lãnh đạo khối Cộng Hòa tại Thượng Viện, ông Mitch McConnell, phát biểu tại cuộc họp báo về trần nợ do khối Cộng Hòa tổ chức tại Quốc Hội hôm 22 tháng Chín, để phản đối dự luật nâng trần nợ của đảng Dân Chủ. Ảnh Chen Mengtong/China News Service via Getty Images
Liệu Hoa Kỳ – siêu cường số một thế giới – có phải tuyên bố vỡ nợ do không trả được tiền lời và tiền vốn cho những khoản nợ đã vay để chi dùng hay không?
George Neumayr - Những Ảo Tưởng Nguy Hiểm Của Tướng Mark Milley
The Dangerous Delusions of Gen. Mark Milley
It was Trump Derangement Syndrome, not Trump, that posed the greatest threat to the country.
24/9/2021
Thư viện Việt Nam / Ban Tu Thư
Bush giờ đây thậm chí còn quý mến giai cấp thống trị hơn khi
so sánh những kẻ côn đồ chính trị trong nước với những kẻ thánh chiến Hồi Giáo.
Tuy nhiên, chính sự thiếu phán đoán ở Bush – không có khả năng phân biệt rõ
ràng – đã giải thích cho chính sách đối ngoại tầm thường của ông: Hàng ngàn
lính Mỹ đã chết vì chính sách đó.
Trump là hình ảnh của sự cẩn thận so với Bush.
Phần lớn, nhiệm kỳ tổng thống của Trump được xác định bằng hòa bình và thịnh
vượng. Do đó, các nhà sử học tương lai sẽ thấy mọi biểu hiện quá trớn và bôi
bác về nhiệm kỳ của Trump đều thật khó hiểu và ngớ ngẩn.
Như câu chuyện của Milley minh họa thì những đòn đau đớn nhất mà nước Mỹ tự
chuốc lấy lại không phải do Trump mà là từ những người chống Trump, chỉ trích
ông một cách hoang tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét