Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 02 tháng 9 năm 2021

 


 Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17 tháng 8 năm 1945

Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân đồng bào 17-4-1945

Trung Hiếu / tài liệu sưu tầm

https://docs.google.com/document/d/1nIzh1xIpkZ6xzxey1V4Cj7C9eo-b9J47/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiện nay đảng CSVN đang tạm thời nắm quyền kiểm soát ở Việt Nam. Như ai đó nói: “Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng“. Tương tự, lịch sử Việt Nam đã và đang bị viết lại bởi các sử gia là đảng viên của đảng CSVN. 

Nội dung Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Vua Bảo Đại được công bố ngày 11-3-1945.

Trích từ sách của Vua Bảo Đại:

…Ngày hôm sau, 12 tháng 3 năm 1945, tôi (tức Bảo Đại – NT chú) cho mời viên Đại sứ Yokoyama và trao cho ông ta bản tuyên ngôn độc lập này:

“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.

“Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên.

“Khâm thử.

“Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại”.

Nguyễn Lương Hải Khôi - Học tập tư duy sử học qua câu chuyện Chính phủ Trần Trọng Kim

01/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1-m3wxCwy-SLxk3bmT8OqLVwlrS_NNs3n/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giáo dục tư duy sử học

Qua những câu chuyện đề cập đến ở trên, bài viết này không nhắm đến kết luận Chính phủ Trần Trọng Kim là “bù nhìn” hay “độc lập” mà muốn gửi một thông điệp về tư duy sử học.

Gần đây, ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương là người lên tiếng một cách kiên trì về vấn đề giáo dục lịch sử trong nhà trường: Theo ông, mục đích của giáo dục lịch sử là xây dựng phương pháp tư duy sử học. Nhưng phát biểu của Nguyễn Quốc Vương có phần đơn độc, vì chưa thấy các nhà giáo dục lịch sử ở Việt Nam lên tiếng.

Hơn nửa thế kỷ trước, giáo dục lịch sử ở Việt Nam Cộng hòa không chỉ dạy học sinh một bức tranh lịch sử do các sử gia hay nhà nước vẽ ra, mà còn dạy học sinh tư duy sử học, tức phương pháp suy nghĩ khoa học để tự mình tư duy về lịch sử, tự mình đánh giá bức tranh lịch sử do người khác vẽ ra, một cách độc lập và có chất lượng.

Âu Dương Thệ - Tầm nhìn ngoại giao của Nguyễn Phú Trọng: Cứ tưởng đỏ là chín, trông gà hóa cuốc!

Thái độ Thái Thú của Đại sứ Trung quốc

76 năm đối ngoại của ĐCSVN theo tầm nhìn thiển cận rất nguy hiểm

https://docs.google.com/document/d/1m0ajmzwtQ0kQ-hVpDFFGryESpqgImkZp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xét về tập quán ngoại giao quốc tế, một nước độc lập và có chủ quyền thực sự thì mời ai hay tiếp ai là quyền của mình, ở đây là chính phủ của nước đó. Các nước khác không có quyền can thiệp hay ngăn cản. Chính quyền hiện nay ở VN bị đặt dưới sự độc quyền của ĐCSVN và trong lãnh vực đối ngoại, Tổng bí thư (TBT) của Đảng này là thống soái. Điều này Nguyễn Phú Trọng đã từng nói rõ nhiều lần.

Nhưng chính quyền hiện nay của ĐCSVN, cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng, có thực sự độc lập và nắm chủ quyền trong việc đối ngoại hay không? Hãy cùng nhau nghiêm túc xét trường hợp chuyến thămVN vừa qua của Phó Tổng thống ( PTT) Hoa kì Kamala Harris từ 24-26.8.2021.[i] Quyết định này đã được tân Tổng thống (TT)  J. Biden và Nguyễn Phú Trọng đồng ý từ vài tháng trước với mục tiêu ngăn cản sự bành trướng tới mức nguy hiểm của Trung quốc (TQ) ở biển Đông.[ii] Về phía ĐCSVN, theo cách tổ chức thì TBT, tức Nguyễn Phú Trọng, là người có thẩm quyền cao nhất quyết định các hoạt động ngoại giao quan trọng. Dưới đây là phân tích các diễn tiến chính và so sánh những tuyên bố chính thức của hai chính quyền CSVN và CSTQ liên quan trực tiếp tới chuyến thăm VN của bà Harris.

Trần Trung Đạo – Cách  mạng Dân tộc Dân chủ trong tình hình mới

01/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1U9aemncf-MwM5htqxT635fYfwhTRVJ5o/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Con đường cách mạng Việt Nam lót bằng xương máu của hàng vạn người yêu đất nước từ mọi giới, mọi thế hệ. Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.”

Trong giây phút lịch sử đó, 13 đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam. Tuyệt nhiên không ai trong số họ kể cả Đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã hô Việt Nam Quốc dân Đảng. Điều này khác hẳn với những lãnh đạo Cộng sản như Nguyễn Thị Minh Khai trước giờ bị xử tử chỉ hô lớn “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” để thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà ta đối với Đảng, cũng như Lê Hồng Phong, trong lời trăn trối cuối cùng ngoài Côn Đảo chỉ nguyện trung thành với Đảng.

Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua sông, trong khi với Đảng Cộng sản, chiếc ghe lại chính là dân tộc.

Trịnh Nhung : Tôi tin chồng mình luôn là một người chính trực, không bao giờ nhượng bộ trước bất công!

02/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1Y3syoYqsrj7x8c1UL4tf5FNSmt-u7i_5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xin kính chào các cô chú, chị em thân hữu gần xa. Cháu/em là Nhung, vợ của anh Bùi Văn Thuận. Người đã bị nhà cầm quyền bắt giữ vào ngày 30 tháng 8 năm 2021.

Những ngày qua là những ngày dài đau thương đối với gia đình. Bởi vì anh Thuận luôn là một người chồng, người cha mẫu mực, yêu thương, bảo vệ vợ con. Anh Thuận ít khi trao đổi về chuyện anh ấy đã làm gì, suy nghĩ gì nhưng với những gì đã biết, cháu/em tin chồng mình luôn là một người chính trực, không bao giờ nhượng bộ trước bất công, dẫu biết rằng anh có thể gặp khó khăn bất cứ lúc nào.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi sáu

02/9/2021

https://docs.google.com/document/d/16r7ZLy_2j7gOv-VZT5dDagXDnByQQXhP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tình hình dịch ở thành phố vẫn còn căng thẳng, theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM khuya 1.9, trong ngày TP.HCM ghi nhận 5.330 ca nhiễm, có 2.699 trường hợp xuất viện và 303 ca tử vong.

Như thế so với con số từ ngày 20.8.2021 có 3375 ca đến ngày 25.8.2021 có 5294 ca và 30.8.2021 có 5889 ca , 1.9.2021 có 5368 ca nhiễm. Con số tử vong vẫn từ 250 đến trên dưới 400 ca một ngày, có ngày lên trên 500 ca. Ngày 31.8 và 1.9 có 658 ca tử vong. Với những con số so sánh sơ lược như thế, chúng ta thấy rằng tuy siết chặt giãn cách, số người nhiễm bệnh và tử vong vẫn không hề giảm, đó là chưa có thống kê F0 khi xét nghiệm mở rộng và số tử vong tại nhà.

Vũ Quý Hạo Nhiên  - Bàn về “bài học cho Hoa Kỳ” từ biến cố Sài Gòn và Kabul

A lesson for America from the fall of Saigon in 1975

Opinion by Hao-Nhien Vu/ Updated 2012 GMT (0412 HKT) August 31, 2021

Tác giả Vũ Quý Hạo Nhiên từ California mới đây có bài có tựa ‘A lesson for America from the fall of Saigon in 1975’ đăng tại phần ý kiến bạn đọc trên trang web của CNN ngày 31/08. BBC Tiếng Việt phỏng vấn ông quanh nội dung bài viết này.

02/9/2021

Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/19uwdUiE568YvvI7p1YsgNor7MV7yJx-F/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đã hơn hai tuần kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thừa nhận rằng sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan và việc Taliban giành lại quyền kiểm soát diễn ra nhanh hơn chính phủ Mỹ dự đoán.

Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ chóng vánh, các nhà quan sát và truyền thông đã nhắc lại những ngày cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975 và điểm tương đồng trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan và Việt Nam.

Bia Dứa  - Chúng ta còn lại gì nếu ngày mai hết dịch?

Ta có thể sẽ được nghe những khúc khải hoàn, nhưng liệu rằng cuộc đời có còn như trước?

01/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1Uu4zTNAjPQ5PDz2zDj0JvWgCG5v7uqZt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu phải xây một tượng đài…

Ta sẽ tạc tượng điều gì, chiến thắng hay những người đã ra đi? Ta sẽ xây một tượng đài chiến thắng, như mọi tượng đài khác, hào hùng và kiêu hãnh? Hay ta sẽ xây một tượng đài cho những nạn nhân, đau buồn và bi thảm, để không bao giờ quên tấn thảm kịch này?

Trong những ngày lịch sử này, những người dân vô danh đã tìm cách giúp nhau từng hạt gạo, từng bó rau, từng hộp sữa, từng chuyến xe, từng chiếc bình oxy cho sự sống, từng chiếc áo tử thi cho người đã mất. Họ cất lên tiếng nói phản biện để chính quyền phải thay đổi chính sách cho phù hợp. Dù rằng chính quyền là chủ thể chính trong công cuộc chống dịch, nhưng nhìn vào những gì đã diễn ra, còn lâu họ mới xứng đáng với những lời khen “kịp thời” và “hiệu quả” mà báo đài vẫn ra rả như những cái loa vô tri.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 02 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ULsFjnLFXJUKvs87ibi28mHKoRCZbfk0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phạm Phú Khải  - Kiến thức là gì?

01/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1ecOgdtTYdRsFugxhJG9jsz54oP4Yxvg0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhìn tỷ lệ rất cao của người Việt, trong lẫn ngoài nước, dễ dàng tin vào những tin giả, bị cuốn hút bởi các tin giật gân, mê tín dị đoan, kể cả những người có học, địa vị trong xã hội, làm tôi thật sự quan tâm. Đây là đề tài làm tôi trăn trở bấy lâu nay. Nạn nhân có thể là bất cứ ai, trong đó người mẹ thương yêu trọn đời của tôi.

Từ Đông sang Tây đều quan niệm kiến thức là một quá trình lĩnh hội, suy tư, lý luận/giải, đặt câu hỏi/vấn đề, 5W1H (who, when, where, what, why and how) v.v... Quá trình này còn gọi là tư duy phản biện, hay suy nghĩ phê phán (critical thinking). Rene Descartes: “I think therefore I am”, tôi suy nghĩ nên tôi là thế/hiện hữu. Không tự suy nghĩ, mà để cho người khác suy nghĩ thay mình, thì tất nhiên người ta quyết định sự sống của mình.



Ghi chú:

 

[i] . Chính phủ điện tử 24.8

[ii] . Lê Quỳnh, 48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài, bbc 26.8.21

Thanh Trúc,Vấn đề ‘đối tác chiến lược’ Việt- Mỹ: thực tế và danh xưng!RFA 27.8.21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét